Cây hoa giấy và phong thủy: những điều thú vị

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Hoa giấy là loài hoa khá quen thuộc với nhiều gia đình tại Việt Nam, ở khu vực nông thôn lẫn thành thị. Tuy nhiên, có thể không ít người vẫn chưa biết, cây hoa giấy và phong thủy vốn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Trồng cây phong thủy ngày nay đang trở thành thú vui, sở thích của khá đông người. Không chỉ mong muốn mang lại sự đổi mới cho khuôn viên sống, các loại cây phong thủy còn góp phần “tái tạo” lại nguồn năng lượng, thúc đẩy dòng chảy của sự hanh thông và may mắn cho chủ nhân.

Trên thực tế, không hiếm các lựa chọn cây phong thủy đẹp được đưa ra nhưng không phải lựa chọn nào cũng phù hợp với tất cả. Người trồng chọn cây dựa trên nhu cầu, sở thích, điều kiện tài chính và thậm chí là dựa trên tuổi, bản mệnh.

Hoa giấy thuộc nhóm cây xanh phong thủy có tính ứng dụng cao, dễ trồng và tạo tiểu cảnh. Vì kích thước không phù hợp để xếp vào những cây phong thủy trồng trong nhà, cần sự nhỏ gọn nên hoa giấy phần đa được trồng ở cổng, tường rào hoặc tại khuôn viên sân vườn rộng rãi.

Trước đây, các gia đình chọn hoa giấy chỉ đơn thuần vì màu sắc của loài hoa này mang lại cảm giác rực rỡ, tươi mới. Thân cây cũng khá dễ uốn nắn thành nhiều hình dạng khác nhau. Ngoài chức năng tăng tính thẩm mỹ thì hoa giấy cũng là một loài cây phong thủy, mang nhiều tầng ý nghĩa thú vị.

Vẻ đẹp nổi bật của cây hoa giấy

Để biết rõ hơn ý nghĩa, giá trị phong thủy cũng như cách trồng, chăm sóc loài cây này đúng cách, đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu chung về cây hoa giấy

Cây hoa giấy còn được gọi dưới nhiều cái tên khác như cây bông giấy, cây móc diều. Tên gọi này bắt nguồn từ hình ảnh của những bông hoa trên thân chúng, mỏng mảnh nhưng không hề yếu ớt, trông như tờ giấy nhỏ nhắn, xinh xắn được gấp lại. Loài cây này là một trong những lựa chọn phổ biến nhất dùng để làm cảnh, trang trí ở cổng hoặc hiên nhà.

Hoa giấy có tên khoa học là Bougainvillea, thuộc loại dây leo dạng có gai, mọc cao tới 1-12m. Là loài cây ưa sáng, phát triển cực nhanh trong điều kiện thoát nước tốt, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Cây được nhân giống bằng hình thức giâm cành.

  • Cây có dạng thân gỗ lớn, mập, khỏe và mọc nhanh. Cành nhánh nhiều và vươn dài.
  • Lá đơn mọc cách nhau, phiến lá hình trái xoan, thuôn dài ở đỉnh và tròn ở gốc. Gốc cuống lá có gai hơi cong. Lá có màu xanh quanh năm, hiện tượng rụng lá vào mùa đông ở các tỉnh phía Bắc.
  • Hoa giấy có nhiều cánh, nhiều màu nhưng phổ biến nhất là màu hồng và màu đỏ.

Nhìn chung, cây hoa giấy khá dễ trồng nhờ thích hợp với khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam.

Tại Việt Nam có những loại hoa giấy nào?

Nếu không tìm hiểu, sẽ rất khó để phân biệt các loại hoa giấy này. Mỗi loại mang một đặc điểm riêng trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Các loài hoa giấy khác nhau là hoa chính thức của các đảo như Grenada, Guam, các huyện Liên Giang và Bình Đông ở Đài Loan, Ipoh, Malaysia và của các thành phố như Tagbilaran, Philippines; Camarillo, California; Laguna Niguel, California và San Clemente, California.

Tại Việt Nam, có một số loài phổ biến như sau:

  • Hoa giấy Thái Lan: hoa thường có cánh nhỏ hơn, nhưng đặc trưng là màu đỏ rực, ít rụng và ra hoa thường xuyên (tên khoa học là Bougainvillea Spectabilis). Giống hoa giấy Thái Lan rất dễ trồng, giâm cành cũng rất dễ sống. Loại này còn có loại có 2 màu, cùng một nhánh có cả chùm hoa trắng và hồng trông rất đẹp mắt.
  • Hoa giấy Bougainvillea Glabra: có nguồn gốc từ Brazil, cây mọc cao nên thường bò leo trên vách, trên cổng; thân có nhiều gai nhọn, lá màu xanh bóng, mặt dưới màu xanh xám, hình trái xoan, đỉnh hơi nhọn, hoa chùm to, nở đầy cành vào mùa hè. Loại này thường được ứng dụng để trồng leo giàn, kết cổng,...
  • Hoa giấy Vạn Hoa Lầu: đây là giống hoa giấy có màu hồng tím. Cây hơi nhỏ, thường được trồng trong chậu để làm cảnh là chủ yếu.
  • Hoa giấy Cao Bồi: loại này có hoa với ba màu đặc trưng là màu đỏ, màu cam, màu trắng. Hoa giấy Cao Bồi có đặc điểm là lá nhỏ, hơi tròn, giữa xanh, chung quanh màu trắng bạc lạ mắt.
  • Hoa giấy Mỹ: loại hoa giấy này có dáng cây hình nấm như bông cúc; lá và hoa nhỏ. Hoa giấy Mỹ trông rất xinh xắn, phù hợp để trồng ở những không gian sang trọng và không quá rộng.
  • Hoa giấy Cẩm Thạch: loại này có lá màu trắng xanh và đặc biệt là cây có rất nhiều bông.

Thực tế, hoa giấy còn khá nhiều loại khác. Thay vì trồng đơn điệu một loại, nhiều người có xu hướng ghép các loại với nhau. Cách thức khá đơn giản, chỉ cần trồng các loại gần nhau, sau đó lấy dao cạo vỏ, cột chung lại với nhau, chúng sẽ có một bụi lớn ra hoa nhiều màu trong một chậu.

Bên cạnh tác dụng trang trí làm đẹp không gian thì hoa giấy cũng là loài cây có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời. Có thể hiếm người biết rằng, lá cây hoa giấy có khả năng chống viêm và kháng khuẩn cực tốt. Trong khi đó, hoa giấy được cho là có thể trị bệnh tiểu đường, nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Theo một bài thuốc từ hoa giấy ở Ấn Độ, người ta lấy lá để trị tiêu chảy và để làm giảm độ axit trong dạ dày. Còn tại Panama, hoa giấy được sử dụng để điều trị huyết áp thấp, chữa ho và đau họng, viêm gan.Vì vậy, chúng được ứng dụng vào y học để phát triển thành thuốc chữa bệnh.

Ý nghĩa phong thủy của cây hoa giấy

Ngoài ý nghĩa mang lại bầu không khí trong lành, cảnh quan tươi đẹp, chính hình ảnh gắn kết của cành lá, những chùm hoa giấy đã thể hiện thêm một tầng ý nghĩa khác, tượng trưng cho sự sum vầy, hạnh phúc, sự chở che bao bọc, mang đến niềm vui, may mắn, tài lộc hanh thông cho gia đình gia chủ. Ngôi nhà có thể giàn bông giấy luôn tạo cảm giác về sự nhẹ nhàng, bình yên.

Ngoài ra, cây hoa giấy cũng được xem là loài cây có thể đánh đuổi tà ma, mang lại sự tĩnh lặng, bình yên dưới góc độ tâm linh.

Bên cạnh đó, hoa giấy còn có các tầng ý nghĩa khác như:

  • Hình ảnh cánh hoa giấy đơn giản, mộc mạc, không sang trọng, hào nhoáng thường gợi nghĩ đến tình yêu nhẹ nhàng, không toan tính.
  • Thân cây hoa giấy nhiều gai, cành leo nhưng chắc chắn, bao bọc quanh những chùm hoa giấy mỏng manh, đây chính là biểu tượng của sự bảo vệ đối với cái đẹp.
  • Hoa giấy có đặc trưng là dù cánh mỏng nhưng đan xen khăng khít, bền chặt, chúng tượng trưng cho tình cảm anh em trong cùng một gia đình.

Hoa giấy có nhiều loại và mang nhiều ý nghĩa

Cây hoa giấy và phong thủy theo vị trí trồng

Tùy theo loại hoa giấy, màu sắc, kích thước và hình dáng, gia chủ có thể chọn trồng hoặc bài trí ở những không gian khác nhau. Điều này đồng nghĩa với mỗi một vị trí, cây hoa giấy sẽ mang tới những ý nghĩa phong thủy khác nhau.

Cây hoa giấy và phong thủy khi trồng ở cổng chính

Cổng chính là nơi đầu tiên tiếp xúc của khuôn viên sống, cũng chính là bộ mặt và là cửa ngõ đón dòng khí cho toàn bộ không gian bên trọng. Vì vậy, chọn trồng hoa giấy ở cổng chính cần có phương án thiết kế và tính toán kỹ lưỡng.

Nếu phần cổng làm được gỗ thì lời khuyên là không nên chọn hoa giấy, thay vào đó, gia chủ có thể chọn các loại cây cảnh dạng thân cột lớn. Riêng với cổng làm bằng kim loại thì hoa giấy lại phù hợp hơn cả, chúng sẽ giúp hấp thụ các xung sát khí. Trồng hoa giấy ngay từ cổng ra vào không chỉ tạo ấn tượng đẹp mắt ngay từ ban đầu, mà còn có thể đuổi tà mà, ngăn chặn nguồn năng lượng xấu. Những khung cửa vòm thể hiện cho sự sum vầy, gắn kết và sung túc.

Cây hoa giấy và phong thuỷ khi trồng trước sân

Về phong thủy, hoa giấy mang lại may mắn, tài lộc, hàm ý về bao bọc, chở che. Hoa giấy mọc theo cụm dễ tạo nên sự nổi bật, rực rỡ về màu sắc. Tuy nhiên, hoa giấy cũng chỉ nên trồng ở một góc sân và ở góc xấu đối với gia chủ để hóa giải. Đối với những ngôi nhà có khuôn viên sân vườn rộng, các chuyên gia phong thủy khuyên rằng nên chọn những loại cây như trúc, tre, tùng để bày trí sẽ tốt hơn, vì hình dáng các cây này cao ráo, thanh mảnh, mang nét mềm mại, tinh tế nhưng vẫn oai phong, vững chãi giữa mưa gió, có khả năng xua đi rủi ro, “chiêu dụ” thần may mắn cho gia chủ.

Hoa giấy nếu trồng ở diện tích rộng sẽ có ưu điểm tạo ra bóng mát nhưng với đặc điểm của loài cây này, sẽ rất dễ gây cảm giác hơi tối và rậm rạp. Do đó, chúng chỉ thích hợp để trồng ở một diện tích vừa đủ, khắc phục những điểm xấu về phong thủy để tăng cường vận may.

Cây hoa giấy và phong thuỷ khi trồng ở ban công và cửa sổ

Cửa sổ và ban công được xem là nơi trực tiếp đón các luồng khí vào nhà, tác động đến sự thông thoáng bên trong. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hướng ban công hoặc cửa sổ xấu thì nên cân có một số loại cây phong thủy để cản bớt luồng âm khí. Khi này, bạn có thể chọn trồng hoa giấy. Nhưng ngược lại, khi hai vị trí này đã tốt rồi thì nên thay bằng những loại cây khác, có đặc điểm như thân gốc to, vững chắc và mang ý nghĩa tài lộc. Để thoáng đãng hơn, có thể trang trí thêm một số chậu hoa nhỏ treo ở lan can, khung cửa hoặc sát tường, đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất.

Hoa giấy hợp với người tuổi và bản mệnh nào?

Trong 12 con giáp thì những người sinh vào năm Dần được cho là hợp nhất để trồng hoa giấy. Tuy nhiên, những tuổi khác vẫn có thể trồng loại cây này để trang trí và hóa giải sát khí.

Ưu điểm của hoa giấy là có nhiều màu sắc khác nhau, vì vậy mà dễ dàng tượng hợp với nhiều bản mệnh. Người mệnh nào nên chọn màu sắc của hoa phù hợp với mệnh đó để trồng, ví dụ như người mệnh Kim thì nên chọn hoa giấy trắng hoặc vàng, mệnh Hỏa thì hợp hoa giấy màu hồng,...

Cách trồng và chăm sóc hoa giấy đúng cách

Chọn mua hoa giấy

Có 3 cách để nhân giống và phát triển cây hoa giấy, bao gồm giâm cành, chiết và ghép mắt. Vì vậy, chọn mua cây phải chọn dựa trên những tiêu chuẩn để về sau việc nhân giống được tốt nhất. Vì vậy, nên chọn những cây có cành chắc khỏe, không có sâu bệnh.

Địa điểm trồng cây hoa giấy

Hoa giấy thuộc nhóm những cây dễ thích nghi, trồng ngoài trời hay trồng chậu đều được. Tuy nhiên, khí hậu giữa các vùng miền nước ta có sự phân hóa khá rõ nét. Vì vậy, căn cứ vào thời tiết ở từng khu vực sẽ có tác động ít nhiều đến tốc độ sinh trưởng, mật độ hoa của cây. Hoa giấy vốn sẽ phát triển tốt trong thời tiết nóng và khô.

  • Với các gia đình ở khu vực miền Trung và miền Nam Việt Nam thì có thể thoải mái lựa chọn trồng cây trong chậu hoặc ngoài vườn.
  • Với các gia đình ở khu vực miền Bắc, đặc biệt là ở vùng núi phía Bắc, trồng hoa giấy trong chậu sẽ tốt hơn vì có thể dễ dàng mang cây vào nhà khi mùa Đông đến, điều chỉnh nhiệt độ và lượng ánh sáng phù hợp.

Trồng và chăm sóc hoa giấy

Các bước trồng hoa giấy chuẩn kỹ thuật

Chuẩn bị trước khi trồng

  • Chọn cành giâm hoa: chọn những cành đã ra 1-2 năm, không chọn cành quá già. Mỗi cành có thể cắt thành các đoạn 20cm nhưng nên chắc chắn mỗi đoạn có ít nhất 2 mắt cây hoặc hơn.
  • Đất trồng hoa: dù trồng trong điều kiện nào, trong chậu hay bên ngoài thì cũng phải đảm bảo chuẩn bị đất thật tốt. Đất phải là đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng nhưng không quá ẩm ướt. Tốt nhất, nên làm luống tránh úng nước hoặc chọn những loại chậu có khả năng thoát nước tốt. Theo kinh nghiệm, chọn đất màu pha với ít đất cát và trấu, phân chuồng hoai mục là tốt nhất.

Một số mẹo nhỏ để giúp đất thoát hơi nước tốt hơn như:

  • Thêm cát, than bùn rêu, đá trân châu hoặc Vermiculite vào đất.
  • Trồng cây trên sườn dốc hoặc đất có độ thoải.
  • Thêm đá vôi vào đất để tăng độ pH hoặc lưu huỳnh để giảm độ pH khi cần thiết. Cây sẽ phát triển tốt nhất với đất có độ pH từ 5.5 đến 6.0.
  • Nếu bạn trồng cây hoa giấy trong chậu, hãy lựa chọn đất có độ pH thích hợp ngay từ đầu.

Tiến hành trồng hoa

  • Lựa chọn thời điểm trồng: chọn thời điểm trồng vào mùa thu mát mẻ hoặc 2 tháng đầu mùa xuân ấm áp để giúp cây phát triển thuận lợi. Lúc này, thời tiết rất thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây.
  • Cành hoa: Cắt vát đầu gốc và bôi vôi chống nấm bệnh, đầu ngọn buộc ni lông giữ nước cho cành.
  • Giâm cành trong đất sâu 10cm đồng thời nghiêng 15°. Nếu trồng nhiều, cành này phải cách cành kia 20cm để có độ thoáng nhất định cho cây sau này.
  • Khi giâm cần giữ ẩm thường xuyên và che chắn cẩn thận. Khoảng sau 10 ngày, cành nảy chồi và 20 ngày mới có rễ; khoảng 2 tháng là có thể đem trồng.
  • Sau khi giâm cành, tưới nước và luôn giữ cây được thoáng mát.
  • Có thể tưới cho cành 2-3 ngày một lần, khi thấy cành nảy mầm, hãy giúp cây có đủ ánh sáng mặt trời.

Cách chăm sóc hoa giấy khỏe, đẹp

Ánh sáng cho cây

Vốn là loài cây ưa nắng và phát triển tốt nhất ở những vị trí tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời, người trồng cần đảm bảo tắm nắng cho hoa giấy ít nhất 6 giờ mỗi ngày để cây sinh trưởng khỏe mạnh.

Tưới nước như thế nào

Vì không ưa nước nên việc tưới quá nhiều nước và thường xuyên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của cây. Đối với cây phong thủy, đây là điều tối kỵ, khi cây bị chết, úng hoặc tối màu,... là điềm báo những điều không mấy suôn sẻ cho gia đình.

Nếu bị ngập úng, hoa giấy sẽ chết. Ở mức độ thừa nước nhẹ, cây sẽ khó ra hoa vì phần dinh dưỡng tập trung để phát triển lá cây. Tuy nhiên, nếu vì vậy mà không tưới nước sẽ khiến đất quá khô, cây thiếu dinh dưỡng, ít hoa ít lá.

Một số kinh nghiệm cân bằng độ ẩm cho đất và cây trồng như sau:

  • Xác định thời điểm thích hợp để tưới bằng cách quan sát. Nếu bề mặt đất khô ráo và khi xới khoảng 5cm đất lên cảm nhận được đất có độ ẩm là lúc nên tưới nước.
  • Sử dụng vòi xịt để hạn chế lượng nước tập trung một chỗ.

Bón phân định kỳ cho cây hoa giấy đúng cách

Nếu muốn kéo dài thời gian nở hoa cho cây, người trồng nên bón phân với tần suất khoảng 4 tháng 1 lần. Bón phân thường xuyên sẽ kích thích sự phát triển mạnh mẽ ở cây. Tuy nhiên, cũng vì vậy mà khi bạn thấy cây phát triển quá nhanh, không phù hợp với địa hình, thì hãy ngừng bón phân một thời gian.

Một số lưu ý khác về phân bón:

  • Không dùng phân đạm cao, phân hữu cơ hoặc phân chậm tan là phân bón tốt nhất cho cây hoa giấy
  • Đảm bảo bón phân ít nhất một lần trong năm để cây phát triển khỏe mạnh và nhiều hoa.

Cắt tỉa và uốn tạo hình cho cây hoa giấy

Hoa giấy với màu sắc rực rỡ, tươi sáng và phần thân nhiều gai, thích hợp để trang trí lẫn tận dụng làm hàng rào bảo vệ, che chắn cho ngôi nhà mà vẫn giữ được nét đẹp tự nhiên. Có một lưu ý mà người trồng hoa giấy nên biết, rằng nếu chồi của cây được cắt tỉa định kỳ, hoa sẽ nở thường xuyên và nhiều hơn. Tuy nhiên, trong quá trình cắt tỉa, chuyên gia khuyến khích người làm mang găng tay để hạn chế tình trạng phát ban do kích ứng với nhựa cây hoa giấy.

Nếu trồng hoa giấy với mục đích che phủ, cần tạo ra thế đứng chắc chắn bằng cách treo những hàng dây kim loại song song dựa vào bề mặt tường, hàng rào mà bạn muốn cây che phủ.

Ngoài ra, uốn tạo hình hoa giấy cũng là cách thức phổ biến để tăng tính thẩm mỹ cho không gian. Người trồng nên bẻ cong những cành hoa giấy và hướng nó vào phía sau các sợi dây kim loại làm khung. Thường xuyên quan sát sự tăng trưởng và chỉnh sửa khi cần thiết cho đến khi hoa giấy bắt đầu lan ra theo mục đích của người trồng.

Cây hoa giấy và phong thủy có lẽ còn chứa đựng nhiều thú vị mà không hẳn ai cũng biết hết, dù chúng là loài cây khá quen mặt với đời sống thường nhật. Thông qua bài viết này, chúng ta sẽ có thêm nhiều cái nhìn mới về cây hoa giấy cũng như biết cách tận dụng giá trị của chúng hơn.

Nguồn: Trần Anh Group

Xem thêm: