Bí quyết hút may mắn từ cây cọ cảnh phong thủy
Cây cọ cảnh phong thủy chắc chắn không phải là loại cây cảnh xa lạ với số đông người. Tuy nhiên, bạn đã biết cách để thu hút may mắn, tài lộc từ loài cây này đúng cách?
Trong trồng cây phong thủy hoặc chọn cây phong thủy đẹp, các yếu tố về tuổi, mệnh, vị trí đặt đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, việc hiểu về đặc tính sinh trưởng của cây cũng như cách chăm sóc để cây luôn tươi tốt, khỏe mạnh cũng đóng vai trò quan trọng không kém.
Cây phong thủy kim tiền, cây phong thủy vạn lộc, cây phong thủy lưỡi hổ,... đều là những loại cây phong thủy đặt trong nhà, cây phong thủy giúp gia chủ hút tài lộc nhưng điều kiện sống và nhu cầu về sự chăm sóc của chúng là hoàn toàn khác nhau. Đối với cây cảnh phong thủy, quan trọng nhất là tổng hòa mọi yếu tố để duy trì nguồn năng lượng tích cực, phù hợp với không gian sống một cách ổn định.
Cây cọ hay cọ cảnh, cọ cảnh phong thủy được rất nhiều gia đình lựa chọn hiện nay, từ những khuôn viên sống rộng lớn đến các ngôi nhà, văn phòng có kích thước vừa phải. Chúng cũng thuộc dạng dễ sống, dễ chăm sóc nhưng không hẳn tất cả mọi người đều có thể khai thác hết được ý nghĩa mà loài cây này mang lại.
Trong bài viết này sẽ là những kiến thức và kỹ thuật cần biết dành cho người có ý định trồng/trưng bày cây cọ cảnh phong thủy.
Đặc điểm hình thái của cây cọ cảnh phong thủy
Cây cọ có tên khoa học trong tiếng anh là Rhapis Excelsa, thuộc họ cau. Trong tự nhiên, loài cây này thường phát triển khỏe mạnh, đạt được chiều cao tối đa ở những vùng nhiệt đới và cũng sống tốt ở cả vùng sông nước.
Những loại cọ thông thường có kích thước khá lớn, tán cây rộng. và chủ yếu là trồng tại sân vườn, công viên để lấy bóng mát. Riêng cọ cảnh lại có kích thước nhỏ gọn hơn, chỉ cao từ 0.5 - 2m. Thân cây cọ cảnh thuộc loại thân gỗ nhỏ, dáng cột.
Lá cây cọ cảnh có màu xanh hoặc xanh sẫm, mọc tập trung ở ngọn cây và có hình dáng xòe rộng gần tròn, bóng bẩy nhìn rất bắt mắt. Mép lá cọ cảnh có hình răng cưa, bề mặt xếp thành nếp và có gân hình chân vịt. Phần cuống lá thon dài, có gai nhọn mọc dọc.
Đặc điểm sinh trưởng của loài cọ cảnh là thay đổi từ thực vật ưa bóng râm khi còn nhỏ sang cây ưa sáng lúc trưởng thành. Cây cũng có tốc độ phát triển không quá nhanh, nhưng có nhu cầu nước khá cao, ưa ẩm.
Hoa cọ mang đặc điểm của hoa đơn tính, mọc ở nách lá thành chùm hoặc nhiều chùm. Hoa cọ đực nằm phía trên, hình trụ dài có màu nâu đỏ; hoa cái nằm dưới, màu xanh và có hình cầu. Quả của cây cọ cảnh có hình cầu, màu xanh lục. Lúc còn non có màu xanh, chuyển dần thành tím đen với phần ruột cứng khi đã chín.
Các loại cọ cảnh phổ biến hiện nay
- Cây cọ ta: là lại phổ biến nhất hiện nay, còn có tên gọi khác là cọ lùn. Loại này cực kỳ dễ sống, thích nghi tốt với nhiều điều kiện thời tiết, khí hậu. Với những ai ưa thích vẻ đẹp hoài cổ, truyền thống thì cọ ta là một lựa chọn hợp lý, chúng dễ dàng kết hợp với nhiều lối kiến trúc khác nhau.
- Cây cọ mỹ: trong tự nhiên, cọ mỹ có thể cao lên đến 30m, quanh thân có nhiều gai sắc và nhỏ. Ưu điểm của cây cọ mỹ không cần quá nhiều sự chăm sóc nhưng dáng cây thẳng, đẹp tự nhiên mà không cần cắt tỉa. Đặc điểm này giúp loại cây này được tin tưởng rằng sẽ mang lại khả năng sinh tài, giữ lộc cực tốt cho gia chủ.
- Cây cọ lá tre: đây là loại có kích thước nhỏ nhất so với 2 loại còn lại, thân cây cao chưa tới 30cm. Giống như tên gọi, phần lá cây nhìn rất giống với lá tre. Nhờ hình dáng nhỏ gọn, thanh mảnh nên cọ lá tre được đặt ở nhiều vị trí trong nhà, chúng cũng có khả năng hấp thụ độc tố rất tốt. Nếu đặt cọ lá tre gần các đồ nội thất sơn mài sẽ giúp đồ vật bay hơi tốt hơn.
Tác dụng của cây cọ cảnh phong thủy
Tăng tính thẩm mỹ cho không gian
Cọ cảnh thường được trồng các chậu lớn, trang trí ở sảnh, hành lang, trong văn phòng hoặc nhà ở,... Những cây có kích thước nhỏ gọn còn trồng thủy sinh, dùng để bày trí ở bàn làm việc, bàn khách, bàn ăn hay bệ cửa sổ, ban công,... Ở những khuôn viên rộng rãi hơn, cọ cảnh rất thích hợp để trang trí tiểu cảnh, mang lại màu sắc tươi mát.
Cây cọ mang hình ảnh pha trộn giữa sự mới mẻ và hoài niệm, chứa đựng hơi thở của những làng quê yên bình, êm ả. Vẻ đẹp vừa nhẹ nhàng, vừa hoang dại, mạnh mẽ của loài cây này đem đến cho không gian sự gần gũi, hòa mình với thiên nhiên.
Các tán cọ to, xòe ra xung quanh rất khi kết hợp với những ngôi nhà mang kiến trúc hiện đại tỏ ra khá vượt trội về tính thẩm mỹ. Chúng cũng đặc biệt phù hợp khi đặt trong phòng có tông màu trắng và sáng.
Chiếc máy thanh lọc không khí hiệu quả
Không chỉ mang lại vẻ tươi mới cho không gian, theo các nghiên cứu của nhà khoa học tại NASA, trong bảng xếp hạng những loại cây lọc không khí trong nhà, cây cọ cảnh đứng top 3. Lá cọ có khả năng hấp thụ khí benzen và formaldehyde, CO2, vốn là những loại khí được sinh ra từ những vật phổ biến trong nhà, từ khói thuốc và các tấm cách nhiệt, có thể gây nguy cơ ung thư cho con người. Do đó, cọ cảnh được xem là loại cây ưu tiên hàng đầu ở những không gian kín, ít cửa sổ.
Ngoài ra, cây cọ cảnh còn được biết đến nhiều với khả năng xua đuổi ruồi muỗi, côn trùng, nhất là khi trồng gần các vị trí cửa sổ, cửa ra vào,... giúp không khí trong lành, sạch sẽ hơn.
Ý nghĩa của cây cọ cảnh phong thủy
Đặc trưng của cọ cảnh là sức sống bền bỉ, có thể phát triển tốt ở những nơi điều kiện khắc nghiệt, tồn tại bền bỉ với thời gian trước mọi tác động từ thiên nhiên. Hình ảnh chiếc lá cọ luôn xòe rộng, mang một màu xanh bóng tràn đầy năng lượng, tượng trưng rõ nét cho sự sống khỏe mạnh, dẻo dai.
Ngoài ra, lá cọ cũng là hình ảnh của bàn tay giữ của, thu hút tài lộc, khơi thông vận may về tài chính cho gia chủ.Một chậu cọ cảnh nhỏ xinh sẽ là một món quà tặng mộc mạc nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa, lời chúc may mắn dành cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp,...
Cây cọ cảnh phong thủy hợp mệnh gì, tuổi nào?
Màu sắc của cọ cảnh là sự kết hợp của nâu ở thân và xanh của lá, đều là những màu phù hợp cho người mệnh Thổ, mệnh Kim. Tuy nhiên, nhìn chung, cọ cảnh phù hợp với hầu hết các mệnh và tuổi.
Hình ảnh cây cọ cảnh giúp những người mệnh Thổ, Kim và các mệnh khác luôn được che chở, bình an, cuộc sống gặp nhiều may mắn, thuận lợi, tránh được các tình huống hao hụt về tài chính hay “vung tay quá trán” khi dùng tiền.
Cọ cảnh phong thủy nên đặt ở vị trí nào?
- Với những chậu cây cọ ta có kích thước nhỏ, bạn có thể dùng để trang trí bàn học, bàn làm việc, khu vực ban công, cửa sổ.
- Những chậu có kích thước khoảng 80-100cm nên đặt trước lối hành lang để tăng thêm điểm nhấn cho công trình hoặc khu vực tiền sảnh.
- Cọ cảnh trồng dạng thủy sinh cũng rất thích hợp để đặt ở quầy lễ tân, thu ngân, bàn học, bàn làm việc, phòng khách, phòng ăn… nhờ khả năng thích nghi tốt trong môi trường nhiệt độ thấp và thiếu sáng.
- Nếu đặt ở những nơi có nhiều người qua lại sẽ rất tốt, thể hiện được vẻ đẹp khoáng đạt vừa đem đến không gian trong lành, tươi trẻ.
- Cây cọ cảnh trồng trong các chậu to, có hình dáng bề thế, lạ mắt sẽ thích hợp trang trí cho những không gian lớn, sang trọng, như các showroom, hội trường, vị trí trung tâm, nhà hàng, khách sạn rộng rãi.
- Cọ cảnh chịu được nắng nên nếu muốn vẫn có thể trồng ở không gian ngoại thất: công viên, đường phố, sân vườn,...
Cách trồng và chăm sóc cây cọ cảnh phong thủy
Mặc dù được đánh giá là loài dễ sống, ít tốn công chăm sóc nhưng cũng không thể “bỏ mặc” nếu muốn cọ cảnh phát triển khỏe mạnh, duy trì màu sắc tươi mới, năng lượng tích cực.
- Ánh sáng: nếu trồng cọ cảnh trong nhà, nên đặt ở nơi có ánh sáng khuếch tán khoảng 40-50%, không nên để ở nơi quá tối, khuất bóng. Tốt nhất là đặt ở những vị trí gần cửa sổ, cửa kính, lối ra vào hoặc có đèn để hỗ trợ cây quang hợp và phát triển lâu bền. Trường hợp khác, nên dịch chuyển vị trí để đặt cây ở nơi có ánh sáng từ 2 - 3 giờ mỗi ngày.
- Nhiệt độ: vì cọ cảnh ưa mát, chịu nóng và rét kém, sống được ngay trong môi trường điều hòa nên nhiệt độ ưa thích của loài cây này khoảng từ 18 - 28 độ C.
- Lựa chọn kích thước chậu trồng: với hình dáng khá đặc biệt, độc đáo, người trồng nên chọn chậu phù hợp với kích thước, độ lớn của cây cũng như thời gian phát triển về sau; muốn có tính thẩm mỹ cao thì cần phù hợp với kiểu dáng cây, sử dụng chất liệu thông thoáng, khả năng tỏa nhiệt và thoát nước tốt.
- Đất trồng cọ cảnh trong nhà: điều kiện sinh trường tốt nhất cho cọ cảnh là phần đất trồng nên là đất thịt, giàu mùn, hữu cơ, và thoát nước tốt. Nên thay 1/3 lượng đất để cải tạo kết cấu và thay chậu từ 3-4 năm/ lần theo tốc độ phát triển của cây.
- Tưới nước: cọ cảnh có nhu cầu nước lớn hơn một số cây trồng trong nhà khác, nhưng không hẳn là ở mức quá nhiều. Tốt nhất là tưới nước cho cây trung bình khoảng 3 lần/tuần tùy thời tiết. Lưu ý, chỉ tưới khi đất trên mặt đất chậu đã se khô, tưới nhiều vẫn dễ khiến cây bị ngập úng, thối rễ. Nếu trong trường hợp trời quá nắng nóng thì có thể đặt cả chậu cây vào trong chậu nước to, khi thấy hết sôi bọt thì bỏ ra.
- Vệ sinh cho cây: nên lau lá cây hàng tuần, khoảng 2 lần/tuần để lá sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn, hỗ trợ quá trình trao đổi chất.
- Bón phân: có thể bón phân nhả chậm, chọc mỗi lỗ giữa chậu và gốc, mỗi lỗ cách nhau khoảng 5-7 cm, độ sâu khoảng 1cm, cho mỗi lỗ 5-7 hạt. Cách vài tháng lại thay đổi loại phân để bổ sung dinh dưỡng cho cây.
- Phòng trị bệnh cho cọ cảnh: bệnh thường gặp ở cây là phấn trắng. Trường hợp này nên dùng khăn chấm cồn để lau sạch. Nếu cây bị sâu thì dùng thuốc diệt muỗi. Nhưng khi cây có dấu hiệu mắc bệnh quá nặng thì phải mang cây ra ngoài trời để trị, sử dụng loại thuốc sinh học phù hợp.
Cây cọ cảnh phong thủy là sự giao hòa của hoài niệm và hiện đại, truyền thống và những giá trị sống mới mẻ. Đây chắc chắn sẽ là loại cây cảnh được ưa thích và phát triển trong thời gian tới.
Nguồn: Trần Anh Group
Xem thêm: