Cách trồng cây hồng môn thủy sinh đúng phong thủy

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Những thông tin tổng quan về đặc điểm hình thái, ý nghĩa phong thủy và cách trồng cây hồng môn thủy sinh hữu ích nhất cho những ai quan tâm.

Hồng môn cũng là một trong những loại cây cảnh phong thủy phổ biến và được ưa thích hiện nay, bên cạnh cây phong thủy vạn lộc, cây lưỡi hổ phong thủy, cây phong thủy kim tiền,... Với kích thước nhỏ gọn và màu sắc nổi bật, hồng môn thích hợp cho những ai đang tìm cây phong thủy đẹp, cây phong thủy đặt trong nhà hoặc cây phong thủy để bàn, cây phong thủy quán cafe,...

Mặc dù gần gũi và thân thuộc nhưng những ý nghĩa từ cây hồng môn cũng như cách trồng, chăm sóc chúng không được quá nhiều người biết đến. Khi trồng loài cây này với mục đích cải thiện năng lượng, phát huy thế mạnh về phong thủy, người trồng cần tìm hiểu kỹ để thực sự hiểu rõ về đặc tính của chúng.

Đặc điểm hình thái, sinh trưởng của cây hồng môn

Cây hồng môn còn có những tên gọi khác như cây buồm đỏ, cây hồng môn đỏ, cây vĩ hoa tròn,... là loài cây có nguồn gốc từ Colombia và Ecuador, có tên khoa học là Anthurium Andraeanum.

Đặc điểm của hồng môn

So với các loài cây cảnh khác, cây hồng môn có tuổi thọ khá cao mặc dù kích thước, hình dáng bên ngoài trông rất nhỏ nhắn. Hồng môn thường mọc thành bụi, lá cây có dáng hình trái tim dài từ 18 - 30cm, màu xanh (lá non có màu nhạt và đậm dần khi trưởng thành). Cuống lá cây có độ dài khoảng 30 - 40cm và hình ống trụ.

Hoa hồng môn có màu đỏ ngọc, hồng hoặc cam, trắng,... dạng phiến mở hình tim - loài hoa này rất được ưa thích bởi vẻ đẹp tươi mới và nổi bật. Nhụy hoa màu vàng và đính ở trên mo hoa.

Hiện nay có 3 loại hồng môn chính, tùy thuộc vào kích thước, mục đích sử dụng để người trồng lựa chọn, gồm: cây đại hồng môn, trung hồng môn và tiểu hồng môn

Hồng môn là loại cây ưa mát, thích hợp trồng trong nhà, chúng có thể trồng trên đất hoặc bằng hình thức thủy sinh.

Cây hồng môn có độc không?

Đối với những loài cây cảnh trồng trong nhà thì đây là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu. Cây ngoài mục đích cải thiện cảnh quan còn phải đảm bảo an toàn trong quá trình sinh hoạt hàng ngày.

Các nghiên cứu về loài cây này đã chỉ ra, hồng môn tuy đẹp nhưng hầu hết các bộ phận của cây này đều có độc, chứa tinh thể oxalat canxi và saponin. Nếu vô tình nhau bất kỳ phần nào cũng có thể gây ra các triệu chứng đau rát ở miệng, môi, lưỡi và cổ họng. Đôi khi sẽ kèm theo các phản ứng viêm cấp tính như sưng, phồng rộp các mô. Tuy nhiên, đáng mừng là lượng chất này không đủ để gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, nếu gia đình có trẻ nhỏ thì nên cân nhắc việc trồng hồng môn hoặc phải có các biện pháp đảm bảo an toàn, tránh xa tầm với của trẻ.

Công dụng của cây hồng môn

Hồng môn phù hợp với những không gian như nhà ở, phong làm việc bởi khả năng thanh lọc không khí khá tốt. Không chỉ là hấp thụ khí CO2 cung cấp O2, hồng môn còn hấp thụ được những chất độc có trong không khí như benzen, xylen,… Đây đều là những chất được thải ra trong quá trình sử dụng và hoạt động của các thiết bị điện tử như máy tính, máy in, máy fax,...

Cây có màu xanh kết hợp hài hòa với sự rực rỡ của màu hoa, phù hợp cho những thiết kế hiện đại, đồng thời góp phần tạo ra sắc xanh tươi mát, giảm stress hiệu quả sau những ngày làm việc căng thẳng.

Ý nghĩa phong thủy của cây hồng môn

Theo tên gọi của loài cây này, “Hồng” tượng trưng cho “sắc hồng may mắn”, “Môn” tượng trưng cho “gia môn phú quý”. Vì vậy, kết hợp lại, hồng môn được xem là loài cây biểu tượng cho phú quý đầy gia, may mắn ngập tràn. Cây cũng có tác dụng cần bằng trường khí, hấp thụ nguồn năng lượng xấu và điều hòa không khí, giúp gia chủ có không gian sống yên bình, cân bằng hơn.

Hồng môn cũng là một trong những cây phong thủy giúp gia chủ hút tài lộc, đem lại vận may về tài lộc, tiền bạc, hỗ trợ đường công danh sự nghiệp. Các cửa hàng kinh doanh nếu đặt hồng môn sẽ hứa hẹn làm ăn phát đạt, đông khách.

Ý nghĩa phong thủy hồng môn thủy sinh

Lá cây hồng môn có hình trái tim với màu xanh đậm, tượng trưng cho một tình yêu trường tồn và chân thành. Ngoài ra, màu sắc của hoa hồng môn cũng tượng trưng cho những tầng ý nghĩa khác nhau:

  • Ý nghĩa hoa hồng môn đỏ: mang thông điệp về tình yêu, tình bạn bè, lòng biết ơn chân thành nhất. Màu đỏ của hoa tượng trưng cho những điều may mắn, mang lại tài lộc và bình an cho gia chủ. Đây sẽ là món quà ý nghĩa để thể hiện sự chung thủy và lời chúc may mắn trong những dịp kỷ niệm, khai trương, lễ cưới hỏi,...
  • Ý nghĩa hoa hồng môn trắng: vẻ đẹp trang nhã, thể hiện tình cảm trong sáng, thuần khiết, tượng trưng cho khởi đầu mới thuận lợi và thành công. Hồng môn trắng có khả năng lọc không khí và hút các chất độc rất tốt. Vì vậy, đây là màu hoa mang lại cảm giác vui tươi, nhẹ nhàng, đầy sức sống cho không gian; thích hợp để trồng làm cảnh tại bệnh viện, trường học, công ty,...
  • Ý nghĩa hoa hồng môn cam: thể hiện sự sáng tạo, quyết đoán trong công việc và cuộc sống, tượng trưng cho sức mạnh, sự đổi mới không ngừng, ý chí vươn lên mạnh mẽ để đạt được thành công trong cuộc sống.
  • Ý nghĩa loài hoa hồng môn xanh: mang ý nghĩa khát vọng sống, tính cống hiến và ý chí. Màu xanh của hoa mang đến luồng sinh khí, đưa đến những điều may mắn và tốt lành.
  • Ý nghĩa hoa hồng môn hồng: thể hiện cho tình yêu nhẹ nhàng cao cả, tình mẫu tử thiêng liêng; biểu trưng cho hạnh phúc trọn vẹn trong tình yêu đôi lứa, 1 tình bạn gắn bó.

Hồng môn hợp người mệnh nào?

Trong phong thủy, cây hồng môn được cho là hợp nhất với người mệnh hỏa và mệnh mộc. Lá cây màu xanh, hoa màu đỏ là hai màu tương sinh tương hợp. Những người mang mệnh Mộc và Hỏa khi trồng cây này sẽ thuận lợi và gặp nhiều may mắn hơn trong cuộc sống. Những người mệnh khác vẫn có thể trồng cây hồng môn nhưng hiệu quả sẽ không bằng 2 mệnh này.

Tương ứng, có thể tham khảo một số tuổi hợp để trồng cây hồng môn phong thủy dưới đây

  • Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987): mệnh Lư Trung Hỏa
  • Giáp Tuất (1934, 1994), Ất Hợi (1935, 1995): Sơn Đầu Hỏa
  • Mậu Tý (1948, 2008), Kỷ Sửu (1949, 2009): Tích Lịch Hỏa
  • Bính Thân (1956, 2016), Đinh Dậu (1957, 2017): Sơn Hạ Hỏa
  • Giáp Thìn (1964), Ất Tỵ (1965): Phú Đăng Hỏa
  • Mậu Ngọ (1978), Kỷ Mùi (1979): Thiên Thượng Hỏa

Cây hồng môn đặt ở đâu tốt nhất?

  • Ban công, cửa sổ: là cây thuộc nhóm ưa sáng nên đây là những vị trí giúp cây phát triển tốt nhất. Người trồng có thể đặt cây ở ban công, dậu cửa sổ để đón trực tiếp ánh sáng từ bên ngoài chiếu vào.
  • Trên bàn làm việc: kích thước nhỏ gọn của hồng môn phù hợp để đặt ở bàn làm việc, nơi có nhiều máy móc, thiết bị điện tử. Với công dụng giúp hút các tia điện từ độc hại, người dùng sẽ hạn chế sự gây hại cho mắt và da, cũng như duy trì tinh thần thoải mái, thư thái hơn.
  • Quầy thu ngân: với ý nghĩa là thần tài cho các cửa hàng, cửa tiệm, mang đến thì đặt ở quầy thu ngân chính là cách tốt nhất để thu hút tài lộc, hỗ trợ công việc kinh doanh hiệu quả.

Cách trồng và chăm sóc cây hồng môn

Cách trồng cây hồng môn thủy sinh

Lựa chọn thời điểm và giống để trồng

  • Điều kiện để hồng môn thủy sinh phát triển là ở nơi thoáng mát nên loài này có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, để cây nhanh lên, nhiều nhánh con nhất thì mùa xuân và mùa thu là tốt nhất để thực hiện.
  • Hiện nay, trên thị trường, rất nhiều loại hồng môn được cung cấp để phục vụ cho nhu cầu, sở thích của nhiều đối tượng khách hàng. Để cây khỏe mạnh, phát triển tốt sau khi trồng thì cần lưu ý mua cây tại đơn vị uy tín hoặc có thể sử dụng giống nuôi cấy mô, cây con tách từ cây mẹ sau trồng từ 2 – 3 năm để nhân giống.

trồng và chăm sóc cây hồng môn thủy sinh

Chuẩn bị dung dịch trồng hồng môn thủy sinh

  • Với hồng môn thủy sinh, quan trọng nhất là một bộ rễ tốt. Để làm được điều này, dung dịch trồng cần đảm bảo chất dinh dưỡng và đảm bảo một số điều kiện nhất định:
  • Nước trồng phải là nước sạch, không nhiễm phèn, không vôi, không có clo, nếu sử dụng nước máy cần lấy nước để qua đêm, phơi nắng để clo bay hết mới dùng để trồng cây.
  • Có thể sử dụng dung dịch thủy sinh chuyên trồng cây cảnh để bổ sung dinh dưỡng cho cây.

Chọn chậu trồng hồng môn thủy sinh

  • Với các loài thủy sinh nói chung, đặc biệt là hồng môn, bộ rễ chính là điểm nhấn. Chính vì vậy, nên chọn những chậu thủy tinh trong suốt, nhựa trong gọn nhẹ để có thể ngắm nhìn bộ rễ, xét về cả thẩm mỹ lẫn quá trình chăm sóc sau này.
  • Chậu cần có thân và đáy bầu lớn hơn để chứa đủ bộ rễ, miệng chậu nhỏ để giúp cây đứng vững.
  • Nếu miệng chậu quá lớn thì có thể sử dụng mút xốp, rọ nhựa để cố định.

Kỹ thuật trồng hồng môn thủy sinh

  • Tách bầu rễ cây khỏi chậu đất cũ, dùng tay nhẹ nhàng lấy hết lớp giá thể bao bọc rễ cây.
  • Đưa bộ rễ vào vòi nước rửa sạch, cắt bỏ lớp rễ giá, rễ hư tổn, tỉa bớt lá cành cây.
  • Đổ dung dịch trồng vào chậu, cho cây vào, đảm bảo nước ngập rễ đến cổ rễ cây, không trồng ngập thân tránh cây bị thối thân gây chết cây.
  • Cố định cây đứng vững để hoàn tất quá trình trồng.

Cách chăm sóc hồng môn thủy sinh

  • Thay dung dịch trồng cây theo định kỳ: định kỳ 5 – 7 ngày/lần, đổ sạch nước cũ, rửa sạch bình và bộ rễ. Việc này sẽ giúp cho tế bào lông hút của rễ dễ hấp thụ dinh dưỡng sau khi trồng lại. Đổ nước sao cho ngập 1/3 bộ rễ.
  • Thay nước thường cho cây: không sử dụng trực tiếp nước máy để thay cho cây. Vệ sinh thân và lá cây bằng nước thường bằng cách sử dụng bình xịt phun sương.
  • Cắt tỉa cây đúng cách:
    • Dùng kéo cắt hết những rễ hư thối.
    • Rửa lá cây nhẹ nhàng, hạn chế làm rách, dập lá, gãy cây, cắt tỉa những lá vàng úa.
  • Lưu ý khác:
    • Không đổ nước chè, cà phê vào trong chậu cây.
    • Phơi nắng cho cây nếu đặt cây đa phần trong phòng kín
    • Thường xuyên theo dõi, cắt bỏ ngay những lá vàng, nhiễm bệnh, rụng lá, nhũn lá,...

Cách trồng cây hồng môn thủy sinh không quá phức tạp hay đòi hỏi kỹ thuật cao. Với loài cây này, gia chủ có thể thay đổi không gian sống cũng như thu hút nguồn năng lượng tích cực một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Nguồn: Trần Anh Group

Xem thêm: