Hướng dẫn cách đốt trầm trong lư hương đúng phong thủy

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Đốt trầm là thói quen của nhiều gia đình hiện nay, mang lại sự thư thái cho không gian. Tuy nhiên, bạn đã biết cách đốt trầm trong lư hương theo đúng phong thủy và an toàn cho sức khỏe?

Xem thêm:

Trầm hương là gì?

Trầm hương là lượng dầu kết tinh trong gỗ của cây Dó Bầu. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, trầm hương là phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó (mọc nhiều ở những cánh rừng già).

Khi cây Dó bị thương, chất dầu trong cây tụ lại để chống sự nhiễm bệnh từ bên ngoài, theo thời gian, chúng đọng lại và dần biến tính thành trầm; mức độ to nhỏ và hình dáng của khối trầm phụ thuộc vào mức độ nhiễm của cây.

Trầm hương

Trầm hương được chia làm 4 loại chính:

  • Kỳ nam: là loại trầm hương đặc biệt quý hiếm, giá có thể lên đến vài tỷ đồng. Đây là loại có lượng dầu lớn nhất trong các loại trầm, mùi hương đầy đủ vị đắng, cay, thơm, ngọt. Trầm Kỳ nam được phân thành 4 loại: Bạch Kỳ, Thanh Kỳ, Huỳnh Kỳ và Hắc Kỳ.
  • Trầm rễ: gần giống trầm Kỳ nam, dù không hoàn hảo bằng; loại trầm này cũng khó khai thác và có giá trị kinh tế cao.
  • Trầm kiến: là loại trầm có lỗ, hang do kiến đục làm tổ trên cây, cũng là một loại trầm khá quý hiếm trong tự nhiên. Trầm kiến cũng được chia thành nhiều loại: Kiến xanh, kiến điệp, kiếm kim, kiếm vách lầu, kiến gai, kiến lỗ, kiến trắng, kiến đen đụp.
  • Trầm tốc: là loại trầm được hình thành trên thân cây Dó, được ưa chuộng và thông dụng trên thị trường hiện nay nhờ tính phổ biến, mức giá phải chăng. Chất lượng của trầm tốc nằm ở mức ổn định nhưng lại có ít lượng dầu. Trầm tốc có rất nhiều loại, điển hình nhất là: Tốc đỉa, tốc dây, tốc hương, tốc pi.

Lợi ích và ý nghĩa của việc đốt trầm

Từ xa xưa, người Việt đã xem việc đốt trầm là phổ biến, bởi lẽ hình thức này không chỉ tốt về mặt tâm linh mà còn mang lại nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe con người.

Trong phong thủy tâm linh, hương thơm toát ra từ trầm giúp mang lại không khí linh thiêng cho các không gian thờ cúng tôn nghiêm. Có lẽ vì vậy mà tại các đình, chùa, chúng ta thường thấy xông hương để tăng thêm sự tĩnh tâm, trang nghiêm.

Đặc biệt, mùi gỗ trầm rất hiệu quả trong việc thanh lọc không khí trong những không gian kín, tạo cảm giác thư thái, dễ chịu hơn cho con người. Hương trầm thoang thoảng, nhẹ nhàng như một liệu pháp tự nhiên xoa dịu cơn căng thẳng, mệt mỏi, điều hòa nội khí, khỏi chóng mặt đau đầu, tăng sức đề kháng. Vì vậy, tại các gia đình, gia chủ thường xông trầm ở phòng khách để tạo không khí dễ chịu, tốt cho sức khỏe của mọi thành viên. Nhiều gia đình còn xem đây là đốt trầm là thói quen mang đậm giá trị văn hóa truyền thống.

Ý nghĩa của việc đốt trầm hương

Đốt trầm hương có thực sự tốt cho sức khỏe và có ý nghĩa tâm linh?

Câu trả lời là hoàn toàn có nếu đốt trầm hương đúng cách. Phương pháp thực hiện đúng, khi đốt trầm trong lư hương, bạn sẽ cảm nhận rất rõ nét những lợi ích tuyệt vời mà hương thơm của trầm mang lại:

  • Trầm hương nguyên chất, nhang trầm hương sạch sẽ cải thiện thể trạng, tinh thần.
  • Hương thơm từ gỗ trầm có thể xoa dịu những cơn đau đầu, giải tỏa áp lực, căng thẳng cân bằng trạng thái tinh thần, tránh được sự nóng giận.
  • Rất hiệu quả với những người cần sự tập trung cao độ và năng lượng để sáng tạo.
  • Đốt trầm cũng là cách thường được sử dụng để diệt trừ nấm mốc, vi khuẩn trong không khí, làm sạch môi trường sống.
  • Hương trầm được ca ngợi là tinh hoa của đất trời, thanh tẩy được tà khí, trấn hưng vượng khí.
  • Hương trầm tẩy uế, hóa giải vận hạn, cân bằng âm dương, duy trì sự phát triển hài hòa; dẫn tài lộc, may mắn đến với gia chủ.
  • Đốt trầm trong lư hương cũng là hình thức thể hiện sự kính trọng, tưởng nhớ công đức của thần linh, người đã khuất,...

Cách đốt trầm trong lư hương đơn giản, hiệu quả

Đốt trầm trong lư hương là một trong những cách phổ biến được ứng dụng hiện nay, bên cạnh việc sử dụng đĩa đốt nhang. Đốt trầm trong lư hương được cho là thuận tiện và chuyên nghiệp nhất.

Cách thức đốt trầm trong lư hương như sau:

Đối với trầm bột và trầm miếng:

  • Cho vào trong lư hương một chút than hồng để trầm cháy trực tiếp, tỏa hương.
  • Nếu trầm miếng quá to thì bạn hãy cắt ra từng khúc nhỏ để thuận tiện hơn trong quá trình đốt.

Đối với trầm nụ:

  • Đốt ở đỉnh nụ trước, khi nụ đã cháy thì tắt lửa hoặc giảm nhiệt độ là được. Dùng bật lửa đốt 1 đầu nụ trầm trong khoảng 5-7s sau đó dùng tay quạt nhẹ để lửa tắt.
  • Đặt nụ trầm lên trên miếng lót chống cháy trong lư hương. Đậy nắp lại và từ từ để hương trầm lan tỏa.

Trầm khoanh hoặc trầm ép hình:

  • Dùng bật lửa hoặc máy khò đốt 1 đầu trầm ép hoặc trầm vòng.
  • Nhẹ nhàng đặt khoanh nhang vào bên trên miếng lót chống cháy ở trong lư.
  • Chờ cho khói trầm lan tỏa.

Các lưu ý khác:

  • Khi đốt trầm, không nên để lửa quá to, sẽ khiến trầm cháy nhanh, mùi hương tỏa ra đậm, nồng nàn có thể gây khó chịu; đốt trầm chỉ cần duy trì ở mức thoang thoảng, nhè nhẹ là được.

Cách đốt trầm trong lư hương

Đốt trầm hương trên bàn thờ có ảnh hưởng gì không?

Việc đốt trầm trong lư hương trên bàn thờ hoàn toàn không ảnh hưởng gì, ngược lại còn rất tốt về mặt tâm linh, đặc biệt là trong các ngày tết, giỗ chạp,.. Tuy nhiên, bạn nên giữ lư hương ở vị trí cố định, tránh động lư hương.

Đốt trầm trong lư hương không chỉ là một nét đẹp mang tính tâm linh, mà còn là liệu pháp rất tốt cho sức khỏe. Nếu có điều kiện, nên thử cách đốt trầm trong lư hương để tận hưởng công dụng mà chúng mang lại.

Nguồn: Trần Anh Group