Sảnh nhà là gì? Top 9+ Mẫu sảnh nhà 2 tầng đẹp nhất
Để có được không gian sảnh nhà 2 tầng đẹp, gia chủ cần tìm hiểu về kiến trúc này. Dù chỉ là một phần nhỏ trong tổng kết cấu nhưng lại đóng vai trò không hề nhỏ tạo nên giá trị thẩm mỹ chung cũng như dưới góc độ phong thủy.
Nhắc đến không gian nhà đẹp 2 tầng, phần lớn quan điểm đều tập trung vào những yếu tố như phong cách thiết kế, bố cục mái, cách chọn màu sơn, phân bổ không gian,... Đi vào tiểu tiết, gia chủ cũng phần đa quan tâm đến trang trí mặt tiền, bày trí nội - ngoại thất,... Trong khi đó, sảnh nhà, tiền sảnh lại ít khi được nhắc đến mặc dù chúng đóng vai trò như một thành phần không thể thiếu trong kết cấu nhà ở.
Không riêng gì nhà 2 tầng, bất kỳ mẫu nhà nào, từ thấp tầng đến cao tầng, nhà rộng hay hẹp cũng đều có phần sảnh phía trước. Các mẫu nhà 2 tầng đẹp hiện đại, nhà 2 tầng nhỏ đẹp, nhà 2 tầng đẹp đơn giản,... có thiên hướng ưu tiên thiết kế gọn gàng, phổ thông. Trong khi đó, những mẫu nhà bề thế hơn, như nhà 2 tầng biệt thự đẹp, nhà 2 tầng sân vườn đẹp, nhà 2 tầng mặt tiền 10m, mẫu nhà 2 tầng đẹp kiểu Pháp,... người xem sẽ nhìn thấy các thiết kế tiền sảnh vô cùng ấn tượng, độc đáo.
Phần sảnh của ngôi nhà không chỉ đơn thuần xuất hiện để cân đối về mặt thẩm mỹ, nhiều trường hợp, chúng đóng vai trò hỗ trợ công năng cực kỳ hiệu quả, tùy theo quy mô, kích thước và hình dạng. Tuy nhiên, khi thiết kế nhà, không hẳn gia chủ nào cũng đủ quan tâm để nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về yếu tố này. Sảnh nhà 2 tầng đẹp về cơ bản phải dựa trên các nguyên tắc về xây dựng và phong thủy, đảm bảo khuôn viên sống hài hòa, cân đối nhất cho gia chủ.
Sảnh nhà là gì?
Sảnh là một từ tiếng Hán, còn sảnh nhà là từ Hán Việt, dùng để chỉ một căn phòng phục vụ cho các mục đích như tiếp khách, tụ họp đông người, mở tiệc hoặc làm các công việc nhóm khác,... Đi cùng khái niệm này còn có thuật ngữ “đại sảnh”, nhắc tới người ta liên tưởng đến các căn biệt thự lớn, phần này có diện tích rất rộng và kết nối không gian chặt chẽ với các phòng còn lại. Với diện tích thoải mái, đại sảnh còn có thể tận dụng làm nơi trưng bày các món đồ quý giá, đắt tiền hoặc yêu thích của gia chủ.
Đặc trưng của một đại sảnh là căn phòng hình chữ nhật, nằm chính giữa trung tâm của căn nhà/tòa nhà (được tính từ cổng đi vào). Kích thước của sảnh nhà không bị cố định hay bắt buộc theo một “khuôn khổ” nào. Định nghĩa rộng hay hẹp chỉ mang tính tương đối, được đánh giá dựa trên diện tích tổng thể của ngôi nhà. Vì vậy, kích thước của sảnh phải tính toán để đảm bảo sự cân bằng nhất.
Trong cách hiểu của phương Đông và phương Tây, sảnh nhà cũng được nhìn nhận theo những góc độ khác nhau:
- Theo quan niệm của người Việt Nam: sảnh nhà là khu vực phía trước của phòng khách, chính giữa của một ngôi nhà, có thể nằm đối diện với cổng hoặc nằm chếch một phần. Khi này, sảnh nhà là nơi lịch sự, trang trọng để đón tiếp các vị khách quý của gia đình, thực hiện các thủ tục chào hỏi giữa gia chủ và khách; đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tính thẩm mỹ của một ngôi nhà.
- Ở châu Âu: sảnh nhà, đa phần là dạng đại sảnh, có thể thông qua phòng ăn hoặc thông với phòng ngủ của các gia đình quý tộc. Vì diện tích lớn, vị trí thuận tiện nên được tận dụng làm phòng tiếp khách, phòng ăn cho gia đình hoặc thậm chí là mở rộng không gian cho phòng ngủ.
Với định nghĩa này, nhiều người sẽ có thể khó để phân biệt hoặc thường rất hay nhầm lẫn giữa tiền sảnh và đại sảnh. Trong tư duy thiết kế và đặc điểm nhà ở tại Việt Nam thì sảnh nhà vẫn dùng để chỉ chung khi nhắc tới tiền sảnh hoặc đại sảnh, tùy kết cấu công trình.
- Đại sảnh chỉ được sử dụng trong những căn biệt thự hoặc những ngôi nhà có diện tích lớn, nhu cầu sử dụng cho việc ngoại giao là cực cao với các chức năng nổi bật của sảnh nhà nói chung.
- Tiền sảnh chính là phần hiên, phần không gian đệm từ lối đi trước khi bước qua cửa chính để vào phòng khách. Phần này thường không có diện tích quá lớn và chức năng cũng hạn chế hơn.
Phong cách thiết kế nào phù hợp với sảnh nhà?
Sảnh nhà đẹp đa phần xuất hiện trong những thiết kế nhà ở mang phong cách tân cổ điển hoặc cổ điển. Tuy nhiên, trên thực tế, tiền sảnh và đại sảnh có thể phù hợp với rất nhiều phong cách khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp tầng đến cao tầng,...
Những vai trò quan trọng của sảnh nhà
- Tăng giá trị thẩm mỹ: Đây là một trong những vai trò dễ dàng nhận thấy nhất trên thực tế. Việc xuất hiện sảnh nhà, dù ở dạng tiền sảnh hay đại sảnh cũng giúp thẩm mỹ ngôi nhà được tôn lên rất nhiều. Chúng góp phần đưa ngôi nhà trở nên sang trọng, đồ sộ và bề thế, nhất là các mẫu biệt thự cổ điển, tân cổ điển. Gia chủ cũng thường ý thức được điều này và đầu tư khá công phu về phần nhìn. Là nơi đầu tiên bước vào nên sảnh nhà nếu biết cách bài trí sẽ thể hiện được đẳng cấp, tư duy thẩm mỹ, cá tính của chính chủ nhân ngôi nhà đó. Những ngôi nhà có sảnh bao giờ cũng thoáng đãng, mềm mại hơn so với các công trình không có sảnh.
- Tối ưu công năng: Nếu chỉ để đẹp thì có lẽ các kiến trúc sư và gia chủ không phải “đau đầu” để tạo ra bản vẽ nhà ở có sảnh hoàn thiện nhất. Ngoài việc tôn vinh vẻ đẹp công trình, dưới góc nhìn về phong thủy, sảnh nhà như một bức tường vô hình. Bức tường này có nhiệm vụ ngăn cách không gian sống, cản trở sự xâm nhập của âm khí, năng lượng tiêu cực vào bên trong. Vì vậy, ở những công trình có phần sảnh rộng, thoáng thường mang nguồn năng lượng rất tích cực, giúp ai bước vào cũng thấy thoải mái, nhẹ nhàng; công việc - sức khỏe của gia chủ nhờ đó cũng hanh thông hơn.
- Hạn chế các tác động tiêu cực của thời tiết: có thêm phần sảnh, nhất là tiền sảnh sẽ hạn chế được tác động của mưa, nắng vào không gian sinh hoạt bên trọng và cửa chính. Mái che ở tiền sảnh làm nhiệm vụ cản bớt nước mưa và ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Đồng thời, tiền sảnh làm không gian đệm, có bậc tam cấp nên sẽ phân cách khu vực nhà ở với khuôn viên sân vườn xung quanh, tạo cảm giác sạch sẽ hơn.
Thiết kế sảnh nhà cần lưu ý những gì?
Sảnh nhà, dù là tiền sảnh hay đại sảnh, rộng hay hẹp cũng có sự tác động lớn kiến trúc và tính ứng dụng của nhà ở. Chính vì vậy, khi thiết kế, cần đặt chúng trong bối cảnh và sự hòa hợp của tổng thể.
Cách bố trí sảnh nhà phù hợp
- Nếu như tiền sảnh không đặt quá nhiều yêu cầu về thiết kế, chỉ cần sự cân đối, khoa học, thuận tiện cho quá trình di chuyển giữa các không gian thì sảnh nhà ở bên trong lại cần quan sát, tính toán kỹ hơn.
- Sảnh trong nhà có thể quan sát được tổng thể kiến trúc, nội thất và kết cấu ngôi nhà. Vì vậy, thường thì tầng một sẽ được thiết kế thông tầng với tầng hai, từ tầng 2 có thể quan sát toàn bộ hoạt động phía dưới. Đặc biệt, nếu không gian tiếp nối với phòng khách thì phần sảnh lại càng trở nên quan trọng.
Vì vậy, nếu thiết kế quá nhỏ hay quá lớn, sảnh cũng tác động đến tính cân đối, thẩm mỹ và cả phong thủy ngôi nhà. Theo các chuyên gia, sảnh nhà nên quay mặt về hướng sân vườn để đón được nguồn năng lượng tốt nhất cũng như cố gắng để chúng trở thành nhân vật trung tâm, cân bằng với những mảng không gian khác.
Màu sắc cho sảnh nhà
Gia chủ có thể lựa chọn màu sơn phù hợp với phong thủy, gam màu chủ đạo của công trình. Để trang trí và làm nổi bật, kết hợp thêm những màu hỗ trợ, tương sinh cho nội thất, tranh ảnh, họa tiết, vật dụng trang trí,...
Chọn nội thất đặt ở sảnh
Nội thất thường chỉ áp dụng cho những ngôi nhà có sảnh bên trong, là khu vực khá rộng và thoáng. Do đó, những bộ ghế sofa, bàn ghế gỗ rộng, to, sang trọng là lựa chọn thích hợp. Tuy nhiên, cần lưu ý đến vấn đề diện tích thực tế và phong cách kiến trúc. Không nên đặt những bộ bàn ghế quá to khi diện tích phòng nhỏ hoặc nội thất quá cầu kỳ khi lựa chọn phong cách hiện đại, tối giản.
Nội thất bố trí ở sảnh sẽ đóng vai trò quan trọng và có tính quyết định đến ấn tượng của người xem cũng như định hình, thể hiện đặc trưng của tư duy thiết kế, phong cách kiến trúc chủ đạo.
Tuy nhiên, với tiền sảnh, một số thiết kế rộng rãi, gia chủ cũng quan tâm đến phương án bố trí thêm nội thất để tận dụng không gian. Tất nhiên, đó chỉ là những đồ vật nhỏ gọn, đơn giản như bàn trà, ghế tựa, hoặc cây cảnh,...
Thiết kế sảnh nhà hợp phong thủy
Bố trí một khoảng đệm tương xứng
Cùng với cửa là chỗ nạp khí, tiền sảnh, sảnh nhà theo phong thủy phải tương xứng với quy mô của nhà. Đây là yêu cầu cơ bản nhưng phần đa chỉ quan tâm về mặt kỹ thuật mà lại bỏ qua dưới góc độ phong thủy.
- Biệt thự lớn nhưng tiền sảnh không có hoặc chật chội thì dễ bị tán khí.
- Căn hộ nhỏ mà chừa tiền sảnh quá rộng thì vừa lãng phí diện tích, vừa phạm một trong 5 điều kỵ của phong thủy, là bất xứng bất toàn.
- Nhà 2 tầng hoặc các dạng nhà cao tầng, bề thế thì có thể thiết kế làm một tiền phòng, hoặc theo dạng mở dùng mái đón vươn ra, kết hợp bệ ngồi, lan can để giới hạn phạm vi nguồn năng lượng.
- Trường hợp nhà phố nhỏ thì đây sảnh thường là khoảng để xe máy, giày dép, treo mũ nón, tiếp nối khu vực sinh hoạt bên trong…
- Với các khu đất ở thế hẻm cụt đối diện, đường đâm xuyên, nhà tại ngã ba,... thì cần bố trí lối vào có ngăn bằng vách nhẹ hay bình phong che chắn, tránh chạm mặt với các tác động xấu từ bên ngoài,...
Bố trí theo nguyên tắc tương sinh
Sảnh trong nhà, so với tiền sảnh hay dạng hành lang bao quanh nhà ngày trước sẽ có nhiều khác biệt, chúng mang yếu tố phòng nhiều hơn là hiên. Gia chủ cần xác định rõ loại sảnh mà mình thiết kế để tránh những điều cấm kỵ.
- Tiền sảnh nên có hình dáng và màu sắc theo nguyên tắc Ngũ hành tương sinh. Ví dụ:
- Nhà có dáng vuông vức thì mái vào tiền sảnh nên làm hình nhọn hoặc mái hình chỏm cầu tròn.
- Nhà có màu sơn chủ đạo là xanh dương thì sảnh có thể sơn màu trắng.
- Nhà có lối vào bị xung sát bên ngoài như góc nhọn chiếu vào hoặc thế đất méo hình thang, tam giác có thể đặt chậu cây, non bộ có nước
- Lối vào nhà có dạng dài có thể dùng các mảng gạch trang trí thô, điểm nhấn vuông để tạo hành tương khắc, giảm bớt cảm giác hun hút, đưa yếu tố thiên nhiên vào nội thất nhiều hơn.
Ngoài ra, có một số vấn đề nhỏ khác cần lưu ý như sau:
- Cửa chính nên có cánh cửa mở phải lớn hơn cánh cửa đóng, nói chung không gian phải thoáng và sáng sủa.
- Nên treo những chậu cây dây leo, cây có hoa nở được quanh năm dọc tường nhà và cửa để tạo ra nguồn năng lượng tích cực cho căn nhà
- Sử dụng bình phong hoặc chậu cây hoa lá để che phủ những góc bén nhọn, hay những góc khuất không đẹp của sảnh nhà
- Nên lắp đặt gương chiếu ở sảnh nhà bởi theo phong thủy thì điều này có tác dụng hóa giải năng lượng xấu của các góc tường nhưng cần phải đảm bảo gương không chiếu thẳng cửa chính
- Theo phong thủy, khách tới chơi nhà bước qua cổng, lên bậc tam cấp sẽ tới sảnh nhà.
- Thiết kế sảnh phải đảm bảo sự trang trọng, đẹp mắt về bố cục, thanh thoát, nhẹ nhàng về cách bài trí, tuyệt đối không nên tô vẽ cầu kỳ hay trang trí quá rối mắt.
- Chọn hướng cho sảnh nhà theo hướng cửa và hợp mệnh với gia chủ, đây là cách thức để mang lại tiền tài và những điều tốt đẹp cho cả gia đình.
Các mẫu sảnh nhà 2 tầng đẹp
Những mẫu sảnh nhà 2 tầng đẹp dưới đây có thể ứng dụng cho nhiều công trình nhà ở khác nhau, tùy ý để điều chỉnh linh hoạt và phù hợp. Các thiết kế này bao gồm tiền sảnh, đại sảnh, đa dạng trong phong cách, thuận tiện cho gia chủ tham khảo và lựa chọn ý tưởng phù hợp nhất với mình.
Mẫu 1
Một mẫu sảnh nhà 2 tầng đẹp khá đơn giản và nhẹ nhàng, mềm mại. Nhìn vào mẫu thiết kế này có thể nhận ra sự hài hòa trong đường nét kiến trúc và màu sắc. Phần sảnh cùng bậc thang đều được làm dáng vòng cung nhưng phần mái lại là dạng chữ A nhọn khá sắc sảo, tạo sự cân bằng về phong thủy.
Mẫu 2
Tương tự, mẫu sảnh nhà 2 tầng đẹp mái thái khá quen thuộc này cũng là một trong số những lựa chọn đáng cân nhắc. Phần sảnh gắn kết với khuôn viên sân vườn, mở ra độ thoáng đãng cho không gian. Tuy không quá lớn nhưng là bước đệm hoàn hảo để chuyển tiếp không gian.
Mẫu 3
Cũng là phần sảnh đặt trước cửa ra vào, có diện tích rộng rãi nhưng tạo ấn tượng nhờ phần mái che bằng kính hiện đại, độc đáo. Với thiết kế này, sảnh nhà được che chắn, đảm bảo an toàn nhưng lại có được nguồn năng lượng và ánh sáng hiệu quả. Sảnh chính cùng lúc đóng vai trò như giếng trời của ngôi nhà. Thiết kế này rất phù hợp với những công trình nhà ống, nhà phố hoặc biệt thự hiện đại.
Mẫu 4
Sảnh hiên trở nên đầy cuốn hút dưới hình thái kiến trúc vuông vức và khối mái Nhật khỏe khoắn. Khối mái che đua rộng phóng khoáng tạo cảm giác vững chãi và phóng khoáng, rộng rãi hơn cho phần sảnh. Thiết kế này che chắn tốt tác động từ thời tiết cũng như cân đối kiến trúc của công trình.
Mẫu 5
Với những mẫu nhà 2 tầng dạng biệt thự mini thì mẫu sảnh nhà này trở thành ứng cử viên sáng giá. Sảnh nhà với thiết kế cách điệu cùng cột trụ của ngôi nhà mang đến sự thông thoáng và diện tích sử dụng đáng kể cho gia chủ.
Mẫu 6
Đây là gợi ý sảnh nhà 2 tầng đẹp với các thiết kế sảnh trong nhà, nhất là những mẫu biệt thự quy mô. Ở cách bố trí này có thể thấy, sảnh được thiết kế theo đúng những nguyên tắc về xây dựng và phong thủy. Không gian sang trọng mang đẳng cấp hoàn gia, cho thấy vẻ đẳng cấp của công trình.
Mẫu 7
Dành cho biệt thự mini hoặc các căn nhà 2 tầng diện tích lớn, mẫu sảnh gọn gàng, đơn giản, có sự kết nối không gian chặt chẽ nhưng thoáng đãng. Phần sảnh tạo bước đệm để chuyển tiếp vào cầu thang cũng như các phòng sinh hoạt khác.
Mẫu 8
Cách trang trí sảnh nhà trong thiết kế này rất độc đáo, đậm chất hoang dã - tự nhiên nhưng vẫn sang trọng và đẳng cấp. Một vài nội thất, chi tiết trang trí nhỏ đủ để làm nổi bật cá tính, sở thích của gia chủ.
Mẫu 9
Mẫu sảnh nhà 2 tầng đẹp phù hợp cho các thiết kế cổ điển, phong cách quý tộc, hoàng gia. Từ màu sơn, chất liệu gạch đến những đồ nội thất, trang trí đều toát lên vẻ sang trọng, lấp lánh. Trong các bữa tiệc thì đây chính là không gian lý tưởng để số lượng lớn người tham gia, trò chuyện và thưởng thức các món ăn.
Sảnh nhà 2 tầng đẹp và một số bí quyết thiết kế, giúp gia chủ định hình được tầm quan trọng của kiến trúc này cũng như có phương án bố trí chúng hợp lý, khoa học nhất.
Nguồn: Trần Anh Group
Có thể bạn quan tâm: