#6 mẫu thiết kế phòng bếp đẹp cho nhà ống HOT nhất
Thiết kế phòng bếp đẹp cho nhà ống ngày nay được rất nhiều gia chủ quan tâm vì bếp là không gian không thể thiếu trong mỗi bữa ăn và là nơi kết nối tình cảm của các thành viên.
Bài viết dưới đây giới thiệu đến bạn một số mẫu thiết kế phòng bếp cho nhà ống đang rất được ưa chuộng hiện nay, cùng với đó là các lưu ý khi bố trí phòng bếp. Hãy cùng theo dõi nhé!
Đặc điểm chung của phòng bếp nhà ống
Thiết kế của nhà ống có chiều ngang hẹp nên các căn bếp nhà ống có diện tích không được ưu ái. Chính vì thế, việc tối ưu hóa diện tích để căn bếp nhà ống trở nên tiện nghi là điều vô cùng cần thiết.
Theo đó, nội thất phòng bếp nhà ống thường được ưu tiên lựa chọn màu sắc nhẹ nhàng, các gam màu đi kèm trung tính. Đối với các họa tiết trang trí thì đa số không quá rườm rà, thường được thiết kế đơn giản, thanh mảnh để căn bếp nhìn rộng rãi hơn.
Phòng bếp nhà ống thường có các đặc điểm như: diện tích nhỏ, hẹp ngang, mở rộng về chiều sâu, ánh sáng tự nhiên bị hạn chế. Khi thiết kế, kiến trúc sư cần tận dụng không gian thông minh nhằm giúp căn bếp tiện nghi cho gia chủ.
Cách bố trí nội thất phòng bếp nhà ống một cách hợp lý
Nhà ống thường được xây dựng và thiết kế chủ yếu tại những khu liền kề. Thế nên bạn cần có cách bố trí nội thất một cách hợp lý, để mọi không gian trong nhà trở nên thoáng mát, rộng rãi hơn, đặc biệt đối với khu vực nhà bếp. Để phòng bếp nhà ống vừa đáp ứng về thẩm mỹ, vừa đáp ứng về công năng; hãy tham khảo ngay một số cách bố trí nội thất sau:
- Tận dụng các món đồ nội thất thông minh như bộ tủ kho, tủ bếp, các mẫu kệ nhà bếp để tiết kiệm diện tích.
- Sử dụng màu sắc hợp lý để khiến không gian được “nới rộng “ thêm. Màu sắc phù hợp với phòng bếp nhà ống là màu trắng, màu xanh lá cây hoặc vàng nhẹ.
- Đảm bảo sự di chuyển tự do bằng cách đặt các vật dụng ở khu vực dễ lấy.
- Cần đảm bảo đủ ánh sáng cho phòng bếp bằng việc sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng hợp lý. Cũng có thể xây dựng giếng trời để lấy ánh sáng tự nhiên.
- Dành lối đi tối thiểu 1m giữa quầy bếp và 1,5m giữa mặt bếp với khu vực khác để tạo sự thông thoáng.
- Có thể bố trí thêm cây xanh hoặc trang trí bằng lọ hoa đơn giản để bếp trở nên thông thoáng hơn.
Những yếu tố phong thủy không nên bỏ qua khi thiết kế nội thất phòng bếp cho nhà ống
Phong thủy là một trong những vấn đề không thể thiếu khi thiết kế nhà ở của người phương Đông, trong đó có Việt Nam. Những căn phòng bếp nhà ống luôn được nhiều gia chủ quan tâm đến yếu tố phong thủy, không những mang đến một căn bếp hài hòa mà còn mang lại tài lộc. Hãy lưu ý ngay để có căn bếp gọn gàng, ngăn nắp nhé!
Hướng
Đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc quyết định căn nhà ống của bạn có hợp phong thủy hay không. Đối với phòng bếp nhà ống, bạn không nên thiết kế khu nấu nhìn thẳng ra cửa chính. Bếp thuộc hành Hỏa, theo quan niệm phong thủy; cách thiết kế bếp hướng trực diện ra cửa chính sẽ khiến chủ nhân nóng nảy và ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Bạn cũng nên lưu ý tránh đặt bếp nấu ngược với hướng nhà. Bếp quay lưng ngược với hướng nhà được biết là rất không thuận; khiến dòng khí nóng bay ngược ra phòng khách gây cản trở sinh khí toàn bộ ngôi nhà. Hướng đặt bếp cũng cần tránh đối diện nhà vệ sinh hoặc tiếp giáp phòng ngủ.
Xem thêm: Cửa nhà vệ sinh đối diện bếp tốt hay xấu? Cách hóa giải
Màu sắc
Theo ngũ hành thì Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ. Chính vì thế, khi thiết kế phòng bếp nhà ống nên ưu tiên lựa chọn các gam màu như: xanh; vàng, đỏ, cam… Các gam màu nên được kết hợp với nhau một cách hài hòa để căn bếp của bạn thêm đẹp mắt; đồng thời gia chủ cũng gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong công việc, đời sống.
Nội thất phòng bếp
Nội thất phòng bếp nhà ống thường không ưu ái về diện tích. Thế nên các món đồ nội thất được bày trong căn phòng cũng cần được chọn lựa một cách cẩn thận. Bạn nên sử dụng các hệ tủ hình chữ I hoặc hình chữ L để không gian rộng rãi, thoáng đãng hơn. Bàn ăn thì cần đặt ở vị trí thuận tiện cho việc sử dụng và đi lại. Ngoài ra cũng cần tránh đặt bàn ăn ở đối diện cửa ra vào, bàn thờ, nhà vệ sinh hay dầm nhà. Không gian nội thất bếp nhà ống rất phù hợp cho kiểu bàn ăn có hình tròn hay hình elip. Nội thất có góc nhọn sẽ không tốt cho gia chủ.
Đơn vị thiết kế, thi công nhà bếp chuyên nghiệp, đáp ứng các tiêu chí hợp thời, hợp phong thủy và tiết kiệm cho gia chủ.
Liên hệ tư vấn: 0833.022.023
Một số mẫu thiết kế phòng bếp đẹp cho nhà ống được ưa chuộng hiện nay
Phòng bếp nhà ống phong cách hiện đại
Mẫu phòng bếp hiện đại cho nhà ống thường ưu tiên sử dụng các họa tiết trang trí đơn giản; không quá cầu kỳ và phức tạp như hình vuông tròn, hay đường thẳng. Thiết kế liên thông theo không gian mở cũng là một trong những đặc trưng cơ bản của các mẫu bếp nhà ống này.
Phòng bếp đẹp cho nhà ống phong cách tân cổ điển
Đối với thiết kế phòng bếp mang phong cách tân cổ điển, các KTS ưu tiên dùng chi tiết đường nét trau chuốt; hoặc các họa tiết trang trí nhẹ nhàng để tô điểm thêm sự sang trọng cho không gian.
Đối với hệ thống đèn chiếu sáng, phong cách tân cổ điển ưa chuộng dùng đèn pha lê hoặc đèn chùm. Một số gam màu quen thuộc được dùng cho thiết kế nội thất phòng bếp tân cổ điển không thể bỏ qua như màu be, màu trắng hoặc vàng.
Thiết kế phòng bếp đẹp cho nhà ống phong cách tối giản
Với thiết kế không gian nhà ống nhỏ có diện tích hạn chế, eo hẹp thì căn bếp không cho phép bạn trưng bày quá nhiều đồ dùng. Tối giản là phương án tối ưu giúp căn bếp trở nên hoàn hảo hơn.
Phòng bếp nhà ống nối liền phòng khách
Thiết kế nhà ống phòng khách liền phòng bếp là một phương án hữu hiệu được sử dụng phổ biến hiện nay. Với kiểu thiết kế này, gia chủ có thể kết hợp bàn ăn chung với bàn phòng khách để tiết kiệm không gian.
Phòng bếp nhà ống kết nối không gian giếng trời ở sân sau
Các căn nhà ống thường bị hạn chế ánh sáng tự nhiên. Do đó việc thiết kế giếng trời trong nhà là một phương pháp lấy sáng tự nhiên rất hiệu quả.
Nội thất phòng bếp nhà ống đẹp với thiết kế mở
Thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống với thiết kế mở đang là xu hướng được ưu tiên sử dụng ngày nay. Với cách thiết kế mở, căn bếp của bạn sẽ trở nên gọn gàng, rộng rãi và ngăn nắp hơn. Không gian mở trong các thiết kế phòng bếp nhà ống thường ưu tiên dùng gam màu trắng; nhằm tạo nên sự sạch sẽ và vẻ đẹp nhẹ nhàng tinh tế.
Hy vọng với 6 mẫu phòng bếp đẹp cho nhà ống nói trên cùng các lưu ý khi thiết kế phòng bếp đã giúp bạn có thêm được nhiều ý tưởng cho không gian bếp của gia đình. Ngoài ra, để biết thêm cách thiết kế bếp đẹp, đừng bỏ lỡ các bài viết tại mục Nội - Ngoại thất của website tapdoantrananh.com.vn nhé!
Xem thêm: