Ô văng cửa sổ: Tiêu chuẩn thiết kế & mẫu đẹp nhất hiện nay

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Ô văng cửa sổ là món đồ ngoại thất cần thiết trong hầu hết công trình xây dựng từ xưa đến nay. Mang đến nhiều công dụng tuyệt vời như che mưa, che nắng cho các căn phòng, ô văng cửa sổ được ưa chuộng sử dụng bởi nhiều hộ gia đình. Vậy ô văng là gì? Cần được xây dựng theo tiêu chuẩn ra sao? Để hiểu rõ hơn, hãy theo dõi và tìm ra câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.

Ô văng cửa sổ là gì?

Ô văng cửa sổ là phần cấu kiện nằm ở phía trên lanh tô. Nếu bạn chưa rõ lanh tô là gì thì nó là bộ phận dầm tường, được xây dựng bằng các loại vật liệu như gạch, bê tông cốt thép hay gạch cốt thép, gỗ với chức năng đỡ khối tường nằm ở phía trên cửa sổ, cửa đi. Còn ô văng được xây dựng nhô ra ngoài mặt tường dao động từ 40 – 50cm. Tác dụng chính của ô văng chính là để che nắng, che mưa, gió bụi cho cửa sổ.

Tiêu chuẩn thiết kế ô văng cửa sổ hiện nay

Tiêu chuẩn chung của các công trình xây dựng tại Việt Nam hiện nay đều đã nói rõ ràng tại quyết định số 04/200//QĐ-BXD. Nằm tại Điều 2 của bộ luật này có quy định về ô văng cửa sổ như nhau:

  • Phần ô văng phải trùng khít với chỉ giới đường đỏ trong thiết kế, tránh các trường hợp nhô ra ngoài khỏi kết cấu công trình.
  • Đảm bảo có thể đáp ứng được yêu cầu của phòng cháy chữa cháy.
  • Ô văng cửa sổ không đặt quá thấp, chiều cao tính từ mặt đất tối thiểu là 3.5m.

Đây là một số tiêu chuẩn khá cơ bản về việc xây dựng ô văng cửa sổ đã quy định trong luật. Bên cạnh đó, còn kha khá các quy định khác mà tùy vào thiết kế căn nhà sẽ thay đổi linh hoạt cho phù hợp.

Ô văng cửa sổ 1

Quy trình lắp đặt ô văng cửa sổ

Quy trình lắp đặt và thi công ô văng cửa sổ cần tiến hành đúng chuẩn theo quy trình như sau:

Bước 1: Kiểm tra ô văng

Khâu làm việc đầu tiên nhưng lại không hề kém quan trọng. Bạn cần kiểm tra kỹ càng về hình dáng, thiết kế bên ngoài cho thật cân xứng và vuông vức, cùng với đó là đo đạc lại cẩn thận để kích thước ô văng khớp như trong bản vẽ. Tất cả đều để đảm bảo ô văng đủ tiêu chuẩn chất lượng để đưa vào sử dụng.

Bước 2: Vận chuyển ô văng

Việc lựa chọn hình thức cũng như phương tiện vận chuyển phù hợp giúp ô văng cửa sổ tránh tối đa các va đập hoặc sứt mẻ không đáng có. Thông thường, nơi làm dịch vụ thiết kế đều đi kèm với dịch vụ giao hàng tận nơi. Bạn có thể tham khảo để tiết kiệm công sức và yên tâm về chất lượng ô văng.

Bước 3: Kiểm tra độ ổn định của giàn giáo

Một giàn giáo chắc chắn sẽ đảm bảo sự an toàn bảo hộ cho những lao động hay những người thi công trên đó. Có như vậy thì công trình nhà ở mới có thể hoàn thành nhanh chóng. Những ngôi nhà cao tầng nên sử dụng hình thức sử dụng máy cẩu để việc lắp đặt được dễ dàng hơn.

Bước 4: Làm cây chống đà đỡ mép ngoài ô lăng

Ô văng cửa sổ được lắp đặt nhô ra phía ngoài tường 40-50cm hoặc có thể chênh lệch đôi chút tùy vào thiết kế ô văng gia đình chọn. Vậy nên, sự cần thiết của các cây chống đỡ trước khi lắp ô văng là không thể phủ nhận. Hơn nữa, nó còn có thể ngăn chặn các trường hợp lệch, bị chảy thậm chí rơi đổ ô văng khi xi măng chưa khô.

Ô văng cửa sổ 2

Bước 5: Kiểm tra độ cao và độ ngang của mặt bằng sẽ đặt ô văng vào

Hai điểm ở mặt phẳng tiếp xúc với nhau này cũng rất quan trọng. Cả hai đều bắt buộc nhẵn mịn và bằng phẳng tuyệt đối để khi xây dựng xong không bị lệch.

Bước 6: Rải vữa đệm

Trước khi tiến hành lắp ô văng vào, cần trải một lớp dầu, tiếp sau là một lớp vữa đệm mỏng nhằm làm tăng độ kết dính và bền chắc hơn khi đặt ô văng vào.

Bước 7: Đưa ô văng vào vị trí

Tiến hành đưa ô văng vào vị trí đã trải vữa, cần tiến hành thật tỉ mỉ và cẩn thận để lớp vữa không bị xê dịch gây lệch ô văng.

Bước 8: Kiểm tra, điều chỉnh lại và đưa cây chống đỡ vào

Sau khi hoàn thành bước đặt ô văng vào vị trí xong, hãy quan sát lại một lần nữa thật kỹ càng các điểm góc cạnh, hai bên lề để chắc chắn rằng chúng đã thật sự khít với nhau, nếu phát hiện còn kẽ hở dù là rất nhỏ cũng phải lập tức làm đầy bằng cách đẩy thêm xi măng vào. Sau đó, chỉnh lại cho khít và đưa cây chống vào để định hình khuôn.

Ô văng cửa sổ 3

Tổng hợp các mẫu ô văng cửa sổ đẹp nhất cho các căn nhà

Ô văng cửa sổ hình chữ nhật

Mẫu ô văng hình chữ nhật đã xuất hiện từ khá lâu đời. Thiết kế này khá đơn giản nhưng lại mang lại một cách trang trí tinh tế, tối giản cho ngôi nhà. Loại ô văng này thường thấy ở các căn nhà được xây dựng theo phong cách Nhật.

Ô văng cửa sổ 4

Ô văng cửa sổ mái chèo

Mẫu ô văng mái chèo mang lại một thiết kế đậm tính nghệ thuật. Khả năng che mưa nắng của mẫu ô văng này được đánh giá khá cao nên được nhiều người ưa chuộng tin dùng. Điểm nổi bật của ô văng loại này là đồng bộ với mái nhà tạo cả không gian căn nhà được hài hòa khi bên ngoài nhìn vào.

Ô văng cửa sổ 5

Ô văng cửa sổ nửa hình tròn

Ô văng hình tròn là điểm nhấn ấn tượng cho căn nhà của bạn bởi thiết kế nhã nhặn nhưng cũng khá độc đáo. Loại ô văng này thường thấy ở các kiến trúc mang phong cách châu Âu, ở Việt Nam các khu biệt thự thường xây dựng với phong cách này.

Ô văng cửa sổ 6

Ô văng khuôn cửa sổ kín

Với ưu điểm đường nét thiết kế vô cùng sang trọng và tinh tế, loại ô văng cửa sổ này thường được sử dụng trong các khu biệt thự nhà vườn hoặc cũng có thể là nhà phố. Ưu điểm của ô văng kiểu này là khi thiết kế và xây dựng sẽ tạp được không gian thông thoáng cho căn phòng bởi phần diện tích nhô ra có thể sử dụng, đồng thời bền ngoài nhìn vào có cảm giác rộng hơn.

Ô văng cửa sổ 7

Ô văng cửa sổ kiểu hoa văn

Đây là mẫu ô văng cửa sổ nhẹ nhàng, tinh tế, mang lại tính nghệ thuật và trang nhã cho căn nhà gia đình bạn. Thông thường là những tòa nhà mang phong cách kiến trúc Pháp sẽ được thiết kế và xây dựng với những ô văng kiểu này.

Ô văng cửa sổ 8

Ô văng hình chữ L

Kiểu ô văng chữ L sẽ đặc biệt phù hợp với những ngôi nhà có phong cách hiện đại, sang trọng bởi thiết kế của chúng vừa có phần lịch lãm mà lại vẫn pha chút nhẹ nhàng, rất tinh tế và đẳng cấp. Ở mỗi khung cửa ở ban công, ô văng chữ L tạo điểm nhấn bởi được xây như một khối hộp chắc chắn.

Ô văng cửa sổ 9

Ô văng mái chèo có ốp ngói

Đơn giản nhưng lại mang trong mình nét đẹp độc đáo của nghệ thuật là những nhận xét mà các kiến trúc sư dùng để mô tả kiểu ô văng cửa sổ này. Ô văng dạng này thường thấy ở các ngôi nhà mái Thái, với kiến trúc Thái khi nhìn tổng thể căn nhà sẽ nhận thấy được sự đồng bộ, hài hòa của mái nhà với các ô văng mái chèo.

Ô văng cửa sổ 10

Ô văng kính treo

Ô văng treo kính sang trọng và cũng không kém phần mới lạ. Nó không những che được mưa gió mà còn giúp khúc xạ tia nắng vừa có thể hứng sáng cho cả ngôi nhà, giúp tiết kiệm điện năng chiếu sáng, mang lại không gian sáng sủa, thoáng mát.

Ô văng cửa sổ 11

Ngày nay, các công trình xây dựng từ nhà ở đến các khu nhà máy xí nghiệp và cả căn hộ cao cấp, việc xây dựng ô văng cửa sổ ngày càng được chú trọng nhiều hơn. Vậy nên, hy vọng các kiến thức đã chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin để chọn được một kiểu dáng ô văng phù hợp với thiết kế căn nhà của mình.

Xem thêm: