Nhà ở quê miền Tây & những đặc trưng ít người biết

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Nhà ở quê miền Tây mang vẻ đẹp bình dị của vùng sông nước, đồng thời cũng có những thiết kế tương thích với điều kiện tự nhiên nơi đây.

Có thể nói, nhà ở là một trong số các kiến trúc đa dạng nhất hiện nay khi chịu sự ảnh hưởng của văn hóa, vùng miền và cả tư duy về thẩm mỹ. Khám phá nhà ở, từ nhà truyền thống Việt Nam (nhà sàn, nhà 3 gian, nhà 5 gian,...) đến nhà kiểu Hàn Quốc, nhà kiểu Thái,... đều cho thấy nhiều sự thú vị đằng sau mỗi ý tưởng xây dựng.

Nhà miền Tây cũng là một nét đặc trưng về văn hóa và có nhiều điểm đặc trưng mà không phải ai cũng biết. Mặc dù nhà ở ngày nay đã có nhiều thay đổi nhưng các đặc điểm nổi bật dường như vẫn còn được duy trì, như một thói quen trong nếp nghĩ, nếp sinh hoạt.

nhà ở quê miền tây-1

Cùng bài viết khám phá về nhà ở quê miền Tây, xem kiểu nhà này có điều gì thú vị.

Các đặc điểm thường thấy của nhà miền Tây

Kiểu nhà không có cửa

Nghe thật lạ vì nhà nhưng lại không có cửa ra vào. Không phải nhà ở nào ở miền Tây cũng vậy nhưng đây chính là đặc trưng không nơi nào có. Kiến trúc nhà không cửa tạo cảm giác thoáng đãng và có sự kết nối, cũng giống như tấm lòng hào phóng của người dân nơi đây vậy.

Nhà không cửa vốn xuất phát từ thói quen rằng trước đây vốn nhiều tôm cá, ai cũng lo làm ăn, không có hiện tượng trộm cắp nên người dân khá thoải mái, không đề phòng.

Trước nhà đặt bàn thờ ông Thiên

Thờ cúng ông Thiên là tín ngưỡng phổ biến ở miền Tây, nên hầu như nhà nào cũng có bàn thờ phía trước. Bàn thờ có thể làm bằng gỗ hoặc bê tông, không quá to; trên bàn luôn đặt lư hương và vài ly nước nhỏ. Đây là đặc trưng rất dễ nhìn thấy khi đến các ngôi nhà ở quê miền Tây.

Nhà ở quê miền Tây-2

Nhà theo địa vị xã hội

Không riêng gì miền Tây mà ở các vùng, địa phương khác, sự giàu nghèo trước đây được phân hóa khá rõ nét thông qua nhà ở. Tại miền Tây, người giàu, có chức quyền sống trong những căn nhà rộng rãi, bề thế, hay còn gọi là nhà cổ của giới điền chủ. Nhà được làm từ gỗ quý hiếm, chạm khắc hoa văn tinh xảo, cấu trúc cũng thường là kiểu nhà truyền thống 3 gian 2 chái chữ Đinh.

Trong khi đó, người dân lại sống chủ yếu trong các căn nhà lá, nhà tranh đơn sơ,... Tất cả đều hình thành nên các mẫu nhà đặc trưng của nhà miền Tây mà chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn dưới đây.

Các dạng nhà ở miền Tây

Nhà lá ở miền Tây

Nếu xem các bộ phim xưa thì nhà lá chính là hình ảnh quen thuộc nhất - mộc mạc, bình dị như chính con người. Mặc cho bao nhiêu kiến trúc hiện đại mọc lên, con người vẫn dành tình cảm nhất định cho ngôi nhà lá, còn ví von như một món “đặc sản”.

Nhà ở quê miền Tây-3

Vật liệu chính là lá dừa nước, vừa cách nhiệt tốt, vừa phù hợp với khí hậu, thời tiết. Tuy nhiên, vì là tự nhiên nên vài năm người ta lại phải thay lá một lần. Có thể nói, nhà lá chính là kết tinh của văn hóa người dân miền Tây Nam Bộ.

Nhà sàn miền Tây

Chống nước, chống lũ, người dân miền Tây cũng có cho mình những căn nhà sàn. Tuy nhiên, nhà sàn miền Tây lại khác so với nhà sàn ở vùng núi. Nhà được làm khá đơn giản nhưng vẫn có nét đặc sắc riêng, được dựng nổi ngay bên những dòng kênh, bờ ruộng,...

Nhà sàn miền Tây dựng bằng cọc gỗ, cọc bê tông, khá cao, rộng rãi và thoáng mát. Gian chính ngôi nhà đặt bàn bàn thờ gia tiên rồi mới đến các gian phụ. Tường có thể làm bằng gỗ, gạch hoặc mái tôn,... Ở nhiều nơi, những vùng hay xảy ra lũ, người ta có thể bắt gặp những ngôi nhà sàn với chi chít cọc lớn nhỏ chống đỡ phía dưới. Đây cũng là một nét đặc trưng riêng.

Ngày nay, nhà sàn đã được làm theo hướng hiện đại, kiên cố hơn so với trước, nhiều thiết kế đẹp, độc đáo.

Nhà ở quê miền Tây-4

Nhà bè trên sông

Là vùng sông nước nên nhiều gia đình an cư, sinh sống ngay trên mặt nước. Cũng chính vì vậy mà nhà bè ra đời, như một cách thích nghi. Nhà bè được chia làm 02 phần:

Phía trên là nơi để ở, gia đình sinh hoạt, buôn bán,...
Phía dưới được quây lại để làm chuồng nuôi cá.

Mỗi căn nhà bè được chọn làm từ các loại gỗ tốt nhất, có độ bền từ 40 - 50 năm hoặc cũng có những ngôi nhà bè tạm bợ. Nhà bè san sát nhau trên mặt nước nhìn từ xa như một thành phố trên sông.

Nhà ở quê miền Tây-5

Nhà cấp 4 miền Tây

Theo nhịp phát triển, người dân miền Tây có tài chính cũng đã bắt đầu thay đổi sang những mẫu nhà hiện đại. Nhà cấp 4 là một trong các lựa chọn phổ biến. Nhìn chung, nhà cấp 4 ở miền Tây cũng tương tự như những nơi khác nhưng người dân có xu hướng chọn các màu sơn xanh, trắng,...; hoặc xây cao ráo với bậc thang di chuyển lên nhà, hoặc xây dạng nhà sàn bê tông nếu ở gần khu vực nước lên,...

Nhà ở quê miền Tây, không chỉ là công trình nhà ở mà còn là sự tái hiện lại đời sống, văn hóa, tín ngưỡng của người dân. Nếu có dịp ghé thăm vùng đất này, đừng quên khám phá thực tế các kiến trúc độc đáo và đặc trưng.

Xem thêm: