Nhà cấp 5: Đặc điểm, mẫu nhà & các QĐ về xây dựng

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Nhà cấp 5 hay còn gọi là nhà tạm bợ. Kiểu nhà này được xây dựng đơn giản, thường chỉ được sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn.

Nếu như nhà phố, nhà ống, biệt thự hay nhà cấp 4 khá phổ biến thì nhà cấp 5 là kiểu nhà khá lạ lẫm đối với nhiều người. Nếu phân theo cấp thì nhà ở Việt Nam gồm có nhà cấp 1, nhà cấp 2, nhà cấp 3, nhà cấp 4 và nhà cấp 5. Ở bài viết này, hãy cũng Trần Anh Group tìm hiểu về nhà cấp 5 - về khái niệm, đặc điểm, mẫu nhà và các thông tin liên quan đến pháp lý.

Nhà cấp 5 là gì?

Nhà cấp 5-1

Nhà cấp 5 hay còn được gọi là nhà tạm. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 62 Luật Xây dựng quy định thì nhà tạm được định nghĩa như sau:

“Việc xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trong vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện thì chỉ được cấp giấy phép xây dựng tạm có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch”.

> Vậy nhà cấp 5 (hay nhà tạm) là kiểu nhà ở mang tính chất tạm thời, không được đầu tư về vật liệu xây dựng và thiết kế.

Nhà tạm thường được dùng để làm nhà ở dân dụng, công trường, nhà cho công nhân, nhà xưởng, nhà trọ hoặc làm nhà kho chứa hàng.

Nhận xây nhà cấp 5 trọn gói 5,2 triệu/m2. Cam kết thi công nhanh chóng, không phát sinh chi phí. Sử dụng vật liệu tốt nhất trên thị trường.

Liên hệ tư vấn: 0833.022.023

Đặc điểm của nhà cấp 5

Đặc điểm của nhà cấp 5 đã có sự thay đổi theo thời gian. Nếu như trước đây nhà cấp 5 là những căn nhà:

  • Được tạo thành từ gỗ, tre, vẩu.
  • Tường nhà được làm bằng đất hoặc toocxi bao quanh.
  • Mái nhà được làm bằng rạ hoặc lá.
  • Không có tầng.

Thì ngày nay, nhà cấp 5 là những căn nhà lắp ghép có đặc điểm như sau:

  • Được lắp ghép từ các tấm panel.
  • Mái nhà sử dụng tôn.
  • Quy mô không quá 4 tầng (tính cả tum)
  • Chiều cao từ mặt đất đến phần cao nhất của nhà không quá 15m.
  • Nhà không được xây tầng hầm, bán hầm.
  • Tiện nghi thấp.

Nhà cấp 5-2

Một số mẫu nhà cấp 5 phổ biến

Nếu có ý định xây nhà cấp 5, dưới đây là một số mẫu để bạn tham khảo:

Mẫu nhà cấp 5 đơn giản

Là những căn nhà được làm từ vật liệu đơn giản như đất, tre, nứa, lá,... Nhà thường được xây dựng ở vườn trại, dùng làm nhà ở tạm thời. Nhà không có tiện nghi, điều kiện sinh hoạt thấp.

Nhà cấp 5-3

Nhà cấp 5-4

Nhà cấp 5-5

Mẫu nhà cấp 5 lắp ghép

Nhà được làm từ các tấm panel và tôn. Nhà thường được dùng làm nhà ở cho công nhân hoặc kho chứa đồ. Nhà được thi công nhanh chóng, có tính an toàn và thẩm mỹ hơn so với các mẫu nhà làm từ tre nứa, bùn đất.

Nhà cấp 5-6

Nhà cấp 5-8

Nhà cấp 5-9

Những quy định về nhà cấp 5 cần biết

Quy định về xây dựng

Luật Xây dựng 2014 quy định về việc xây nhà tạm như sau:

  • Việc xây nhà tạm phải phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch của Nhà nước phê duyệt.
  • Phù hợp với quy định về quy mô công trình do UBND cấp tỉnh ban hành cho từng khu vực.
  • Đảm bảo an toàn cho công trình nội khu và công trình xung quanh.
  • Đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn hạ tầng kỹ thuật,...
  • Thiế kế xây dựng nhà tạm phải theo quy định của Luật Xây dựng 2014 về nhà ở riêng lẻ.
  • Thời hạn hiện hữu của nhà tạm dựa vào tiến trình thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt.
  • Sau khi hết hạn sử dụng, chủ sở hữu phải tự phá dỡ nhà tạm, nếu không sẽ bị cưỡng chế và chịu trách nhiệm cho việc phá dỡ.

Nhà cấp 5-10

Thủ tục cấp giấy phép xây dựng

Mặc dù là nhà tạm nhưng muốn xây dựng nhà cấp 5, người xây dựng phải xin phép và được cơ quan chức năng chấp thuận.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng bao gồm:

  • Giấy đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở có thời hạn
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng đất theo quy định
  • Giấy đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề của đơn vị thiết kế
  • Bản thiết kế nhà ở, gồm: bản vẽ mặt bằng ranh giới lô đất; bản vẽ mặt bằng vị trí nhà tạm trên lô đất; bản vẽ mặt cắt móng xây nhà tạm; bản vẽ mặt bằng, mặt cắt và mặt đứng của nhà tạm; bản vẽ mặt bằng móng nhà tạm; sơ đồ đấu nối hệ thống xử lý chất thải, cấp thoát nước, điện, viễn thông.

Ủy ban nhân dân quận/huyện là nơi có thẩm quyền tiếp nhận và cấp giấy phép xây dựng nhà tạm.

Hi vọng các thông tin nói trên đã giúp bạn hiểu về nhà cấp 5, từ đó đưa ra quyết định có nên xây dựng kiểu nhà này không và nếu có thì nên xây dựng như thế nào. Để biết thêm về các kiểu nhà ở khác cũng như tìm hiểu kiến thức về xây dựng, hãy truy cập vào mục Tin tức của website Tập đoàn Trần Anh!

>>> Xem thêm: