TOP 9 mẫu nhà có tầng hầm chìm SÁNG TẠO, độc đáo

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Mẫu nhà có tầng hầm chìm là giải pháp để mở rộng không gian sống, thường được ứng dụng tại thành phố nơi “đất chật người đông”.

Tại các công trình nhà ở ở thành phố như nhà phố, nhà ống,... không khó để bắt gặp các thiết kế tầng hầm chìm. Nếu như ở các nước phương Tây, tầng hầm được xây dựng cho mục đích đi dây điện nước ngầm, kho chứa thực phẩm,... thì ở Việt Nam, tầng hầm được xây dựng để làm nhà kho, nơi để xe. Chính vì tầm quan trọng như vậy, tầng hầm ngày càng được chú trọng xây dựng.

Mẫu nhà có tầng hầm chìm-1

Tầng hầm chìm là gì? Đặc điểm của nhà có tầng hầm chìm

Phân biệt các loại tầng hầm

Có 3 loại tầng hầm chính, đó là:

  • Tầng hầm chìm: Là tầng hầm mà có hơn một nửa độ cao thấp hơn so với mặt đất.
  • Tầng bán hầm: Là tầng hầm có một nửa độ cao ngang bằng hoặc cao hơn so với mặt đất.
  • Tầng hầm nổi: Là tầng bán hầm giống định nghĩa nói trên hoặc tầng trệt nhưng được sử dụng giống như tầng hầm.

Tầng hầm chìm là tên gọi của loại tầng được nằm sâu dưới lòng đất, có một nửa độ cao thấp hơn so với mặt đất. Tầng hầm chìm cũng như các loại tầng hầm khác, chúng được sử dụng với mục đích để xe (thường là ô tô) hoặc làm nhà kho.

Nhà có tầng hầm chìm thường là nhà phố, nhà ống hoặc các kiểu nhà ở khác thường là ở đô thị. Các đặc điểm thường thấy của kiểu nhà này đó là:

  • Nhà có thể gồm 1 tầng (cộng thêm tầng hầm) hoặc nhiều tầng tùy nhu cầu sử dụng của từng gia đình.
  • Nhà thường có diện tích khiêm tốn, và việc xây thêm tầng hầm là để mở rộng không gian sống.
  • Nhà thường được xây dựng theo phong cách hiện đại với lối thiết kế đơn giản, khoa học.

Có nên xây nhà có tầng hầm chìm không?

Mẫu nhà có tầng hầm chìm-2

Việc xây thêm tầng hầm chìm giúp mở rộng không gian sống khi mà giải quyết được chỗ để xe hoặc làm nhà kho. Nhờ vậy mặt tiền nhà được thông thoáng hơn (vì không bị xe chiếm chỗ), không gian bên trong nhà cũng được sắp xếp gọn gàng hơn (vì không cần phải chứa đựng những đồ dùng không/chưa dùng đến).

Ngoài ra, xây tầng hầm còn được xem là giải pháp chống ẩm cho tầng trệt. Nhờ vậy, phần không gian sống phía trên sẽ được thoáng đãng, cao ráo và sạch sẽ hơn.

Đó là lý do hiện nay, không chỉ nhà có diện tích nhỏ mới xây thêm tầng hầm mà ngay cả những gia đình có diện tích lớn cũng xây tầng hầm để nới rộng không gian sống và bố trí, sắp xếp nhà ở cho hợp lý, khoa học. Xây tầng hầm cũng được xem là cách để ngôi nhà trông có tính thẩm mỹ hơn, độc đáo và sáng tạo hơn.

Tuy nhiên, xây tầng hầm sẽ tốn khá nhiều chi phí so với nhà ở không có tầng hầm. Theo quy định, tầng hầm sẽ được tính 150% diện tích xây dựng, do đó sẽ kéo theo chi phí xây nhà cao hơn so với thông thường. Nếu có ý định xây nhà có tầng hầm chìm, gia chủ cần lưu ý xem xét đến vấn đề này.

Ngoài ra, không phải mọi nhà ở đều đủ điều kiện để xây tầng hầm chìm. Theo quy định, muốn xây tầng hầm chìm cần đáp ứng yêu cầu:

  • Phần nổi của tầng hầm tối đa 3m so với vỉa hè của khu vực đó
  • Phần ram dốc xuống tầng hầm cách lộ giới tối thiểu 3m
  • Nhà có mặt tiền giáp với lộ giới nhỏ hơn 6m thì không được xây tầng hầm.

Lưu ý khi xây nhà có tầng hầm chìm

Mẫu nhà có tầng hầm chìm-3

Việc xây tầng hầm chìm không đơn giản giống như xây tầng trên mặt đất. Để đảm bảo an toàn, thiết kế đúng chuẩn và tính thẩm mỹ thì gia chủ cần lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Kích thước nhà: Phải đạt tối thiếu từ 3x5m đối với xe 4 chỗ loại nhỏ hoặc 3x5,5m đối với xe 4 chỗ thân dài/xe 7 chỗ.
  • Giao thông trước cửa hầm: Phải đảm bảo thuận lợi, dễ di chuyển, hạn chế uốn lượn, có độ ma sát để chống trơn trượt,...
  • Hệ thống thoát nước: Đảm bảo thiết kế đạt chuẩn để chống ngập úng, đọng nước.
  • Hệ thống chiếu sáng: Tầng hầm vốn bí bách nên cần được thiết kế đủ ánh sáng nhân tạo.
  • Cửa tầng hầm: Nên chọn loại cửa dễ sử dụng, đảm bảo an toàn, có thể điều khiển từ xa (ví dụ như cửa cuốn thủy lực).
  • Số tầng hầm: Chỉ được thiết kế tối đa 5 tầng theo quy định của Bộ Xây dựng.
  • Chiều cao tầng hầm: Đối với nhà phố, chiều cao tối thiểu là 2,2m. Đó cũng là con số về chiều cao đường dốc lên xuống của tầng hầm.
  • Chiều sâu tầng hầm: Cần phải sâu ít nhất 1,5m, chiều sâu đào cho tới đáy móng vào khoảng 3m.
  • Nền, vách hầm: Theo quy định, nền và vách hầm phải đổ bê tông cốt thép dày 20cm. Đồng thời cần tiến hành thi công chống thấm dột để tránh trường hợp dột hay ngấm nước.

Đơn vị thi công tầng hầm chìm chuyên nghiệp. Đội ngũ thợ thi công giỏi, am hiểu chuyên môn và luật xây dựng, cam kết đúng chuẩn, thẩm mỹ, an toàn và chất lượng.

Liên hệ tư vấn: 0833.022.023

Mẫu nhà có tầng hầm chìm thiết kế khoa học, đẹp độc đáo

Mẫu nhà tầng chìm 1 tầng

Nhà 1 tầng có tầng hầm chìm thường được thiết kế theo dạng nhà cấp 4, biệt thự mini hoặc nhà vườn. Gia chủ xây tầng hầm để làm nhà kho hoặc chỗ để xe, giúp không gian sống bên trên thoải mái, gọn gàng và khoa học.

Mẫu nhà có tầng hầm chìm-4

Mẫu nhà có tầng hầm chìm-5

Mẫu nhà 2 tầng có tầng chìm

Nhà 2 tầng có tầng hầm chìm thường là nhà phố hoặc nhà ống. Nhà dành cho những gia đình có từ 2 - 4 thành viên. Nhà được xây dựng theo phong cách hiện đại, nhấn mạnh vào mặt tiền giúp căn nhà thêm độc đáo.

Mẫu nhà có tầng hầm chìm-6

Mẫu nhà có tầng hầm chìm-7

Mẫu nhà tầng chìm 3 tầng

Để mặt tiền nhà được thoáng đãng, gia chủ đã xây thêm tầng hầm chìm cho căn nhà 3 tầng. Nhờ vậy phía trước căn nhà thông thoáng, tạo điều kiện cho sinh khí lưu thông, mang đến vượng khí và phúc lộc cho gia chủ.

Mẫu nhà tầng chìm 3 tầng-8

Mẫu nhà tầng chìm 3 tầng-9

Trên là các mẫu nhà có tầng hầm chìm đẹp sáng tạo để bạn tham khảo và lên ý tưởng. Ngoài giải pháp xây tầng, để nới rộng không gian sống bạn có thể xây thêm gác lửng hoặc tầng tum. Tuy nhiên những cách này chỉ hợp lý nếu bạn muốn có thêm chỗ làm nhà kho. Còn làm nơi đậu xe thì xây tầng hầm vẫn là giải pháp tốt và hiệu quả nhất.

>>> Xem thêm: