Top 06 mẫu cổng chào thôn văn hóa ĐẸP ấn tượng
Cổng chào thôn văn hóa là nét đặc sắc của làng quê Việt Nam. Khám phá những mẫu cổng chào thôn văn hóa đẹp nhất.
Cổng chào là một trong những công trình kiến trúc đẹp, nổi bật được các vùng nông thôn xây dựng. Các mẫu cổng chào khá đa dạng về kích thước, chất liệu, kiểu dáng và màu sắc. Nếu như cổng làng thường áp dụng cho các khu vực phía Bắc thì cổng chào thôn văn hóa được sử dụng rộng rãi hơn trong khu vực phía Nam.
Tương tự như cổng nhà ở cùng cổng hàng rào được xây dựng để đánh dấu lãnh thổ của ngôi nhà thì cổng chào hay cổng làng là công trình kiến trúc nổi bật, đánh dấu ranh giới giữa các làng, các thôn. Cùng chiêm ngưỡng một vài mẫu cổng chào đẹp trong bài viết dưới đây nhé.
Vì sao phải xây dựng cổng chào thôn văn hóa?
Để biết được tại sao nên xây dựng cổng chào thôn văn hóa thì bạn cần hiểu được thôn văn hóa là gì? Và ý nghĩa của cổng chào thôn văn hóa.
Thôn văn hóa là gì?
Thôn văn hóa theo quy định của pháp luật là một thôn đảm bảo được các điều kiện sau:
- Có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển.
- Người dân sinh sống đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú.
- Có môi trường cảnh quan sạch đẹp, các khu dân cư, khu công cộng được quy sạch cụ thể và hợp lý.
- Người dân chấp hành tốt các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Người dân có tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, tương trợ và hỗ trợ nhau trong cộng đồng.
Như vậy có thể thấy được, thôn văn hóa là danh hiệu quan trọng chứng minh thôn đã có những thay đổi tích cực và mọi người sinh sống đều tuân thủ theo pháp luật. Việc xây dựng cổng chào thôn văn hóa một mặt vừa thể hiện được danh hiệu vừa giúp thông báo về khu vực, vị trí thôn. Bên cạnh đó, cổng chào còn được xem là ranh giới mang tính ước lệ giữa thôn này với thôn khác.
Danh hiệu thôn văn hóa vẫn đang là mục tiêu cố gắng của rất nhiều địa phương. Khi đạt được thì việc dựng cổng chào thông báo sẽ có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự tự hào của toàn bộ thôn với các địa phương khác. Đó là lý do cổng chào thôn trở thành công trình kiến trúc quan trọng cần được quan tâm xây dựng.
Đặc điểm cổng chào thôn văn hóa
Cổng chào thôn văn hóa không có một quy định cụ thể nào trong việc xây dựng nhưng nó có các đặc điểm cơ bản sau:
Đặt ở vị trí ngay đầu thôn
Cổng chào thôn luôn được đặt ngay vị trí đầu thôn, nơi con đường chính dẫn vào. Đây vừa là địa điểm ranh giới vừa là vị trí đẹp nhất để đặt cổng chào. Một thôn có thể có 01 hoặc nhiều cổng chào tuy nhiên thông thường hiện nay mỗi thôn chỉ xây dựng 01 cổng chào chính và các cổng chào phụ tại các cửa ngõ khác dẫn vào bên trong.
Luôn cắm cờ tổ quốc hoặc các cờ đơn giản khác
Đặc điểm tiếp theo của cổng chào là luôn thể hiện hình ảnh cờ tổ quốc và cờ đảng. Cờ có thể được in trực tiếp trên bạt hiflex và căng trên khung sắt của cổng hoặc sơn vẽ trực tiếp. Một vài cổng chào có thể thực hiện cắm thêm cờ tổ quốc trên đỉnh cổng và xung quanh là các loại cờ đơn sắc khác được phép sử dụng. Hiện nay không có quy định cụ thể về mẫu mã cũng như việc cắm cờ, do đó mỗi địa phương sẽ có hình thức thể hiện khác nhau, sao cho trang nghiêm và phù hợp nhất.
Sử dụng nhiều chất liệu xây dựng
Cổng chào có thể được xây dựng bằng nhiều chất liệu khác nhau như bê tông, gạch, thép,… Tùy theo khả năng của địa phương và mong muốn của người dân mà cổng chào sẽ được xây dựng với những chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, thông thường để đảm bảo sự chắc chắn và bền đẹp với thời gian thì cổng chào sẽ được xây dựng bằng bê tông, cốt thép và phần đỉnh cổng sử dụng các khung sắt để tạo khung và căng bạt hiflex.
Nhiều mẫu thiết kế
Vì không có một quy định cụ thể nào về việc xây dựng cổng chào thôn văn hóa nên công trình kiến trúc này có rất nhiều mẫu thiết kế. Các mẫu cổng chào thường có bố cục tương tự nhau và được mọi người trong thôn cùng đồng nhất ý kiến. Ngoài ra, chi phí thực hiện thiết kế, thi công cổng chào sẽ do mọi người cùng chung tay góp sức nên tùy vào khả năng mà địa phương xây dựng cổng chào khác nhau.
Cần đơn vị tư vấn, thiết kế, xây dựng cổng chào nông thôn đẹp, giá rẻ?
Liên hệ tư vấn: 0833.022.023
Những mẫu cổng chào thôn văn hóa đẹp, ấn tượng
Trải dài từ Bắc vào Nam có rất nhiều mẫu cổng chào thôn văn hóa đẹp, ấn tượng và vô cùng nổi bật. Cùng khám phá những mẫu cổng chào đặc sắc nhất mà Trần Anh Gruop tổng hợp dưới đây.
Mẫu cổng chào đơn giản
Mẫu cổng chào đơn giản nhưng vẫn uy nghi được tạo nên từ những khung sắt nối với nhau. Thiết kế cổng chào này rất đơn giản, dễ xây dựng và được nhiều địa phương yêu thích. Bên cạnh đó với việc thiết kế vòng cung bên trên sẽ giúp toàn thể cổng chào trở nên thân thiện, mềm mại hơn so với 02 cột trụ sắt chống đỡ.
Mẫu cổng chào cầu kỳ
Đây là mẫu cổng chào được đầu tư cả về thiết kế và câu chữ. Mẫu cổng này được xây dựng bằng hệ cột bê tông và có khung sắt bên trên tạo nên sự chắc chắn, đồ sộ nhưng không quá thô ráp. Bên cạnh đó, với những câu khẩu hiệu được sơn vẽ 02 bên sẽ thể hiện được đặc điểm nổi bật cũng như mục tiêu phát triển của thôn văn hóa.
Mẫu cổng chào thôn văn hóa độc đáo
Mẫu cổng chào được thiết kế đặc biệt với 02 trụ tròn 2 bên và phần chân trụ được xây dựng hình khối hộp ốp đá. Bên trên tên cổng được làm bằng chất liệu tôn đi kèm khung sắt. Xung quanh còn được trang trí nhiều hoa và cờ tạo cảm giác tươi vui, nhiều màu sắc. Cổng chào này tạo cảm giác nổi bật, ấn tượng và rất thu hút mắt người đi đường.
Mẫu cổng chào thôn văn hóa bằng sắt
Cổng chào được làm chủ yếu bằng nguyên liệu sắt tạo thành khung lớn gồm 02 cây cột trụ hình vuông và phần đỉnh cổng. Toàn bộ công trình được làm bằng sắt nên tạo cảm giác chắc chắn, bền vững. Phần đỉnh cổng được làm bo tròn tạo cảm giác mềm mại hơn, giúp công trình bớt đi sự nặng nề, thô ráp mà sắt đem lại. Tuy khá đơn giản nhưng mẫu cổng này khá thu hút mắt người xem.
Mẫu cổng chào thôn văn hóa truyền thống
Đây là mẫu thiết kế cổng chào lấy cảm hứng từ hình ảnh cổng làng của khu vực phía Bắc. Phần cổng được xây dựng chỉn chu, chắc chắn bằng hệ thống bê tông, cốt thép. Phần đỉnh cổng cũng được đổ tấm bê tông lớn để tạo nên sự bền vững. Công trình được sơn màu vàng nhạt nổi bật kết hợp với màu nâu truyền thống. Phần chữ được in nổi màu xanh tạo sự nổi bật và thu hút. Cổng chào vừa tạo cảm giác uy nghi, đồ sộ nhưng cũng vừa gần gũi, thân thuộc.
Mẫu cổng chào thôn văn hóa đồ sộ
Với thiết kế đồ sộ, được xây dựng chỉn chu và tỉ mỉ, cổng chào này đem đến sư uy nghi và cổ kính cho người qua đường. Cổng được thiết kế đặc biệt với 02 cây trụ hình khối hộp lớn và được khắc chữ bên trong. Phần tên làng cũng được thiết kế nổi bật với chữ vàng trên nền đỏ nổi bật. Ngoài ra, phần tên cổng được thiết kế nhỏ hơn, nhẹ hơn giúp tổng thể công trình không quá thô ráp, đồ sộ mà vẫn giữ được vẻ uy nghi.
Đây là mẫu cổng chào thể hiện được giá trị cũng như vị thế của thôn, làng văn hóa. Do đó rất nhiều thôn, làng có điều kiện kinh tế khá giả lựa chọn xây dựng.
Mẫu cổng chào thôn văn hóa là một nét văn hóa đặc sắc và ấn tượng mà các địa phương đều muốn xây dựng. Do đó, việc xây dựng cần được tìm hiểu kỹ càng và thảo luận trước khi đi đến thống nhất. Bên cạnh việc tham khảo mẫu thì người dân nên tìm hiểu thêm về giá nguyên vật liệu, cách thức xây dựng và đơn vị thi công uy tín.
Xem thêm: