Khám phá kiến trúc mái chùa Việt Nam (10+ mẫu đặc sắc)

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Mái chùa có sự đặc sắc trong thiết kế và mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử. Khám phá mẫu mái chùa đẹp cùng kiến trúc mái chùa độc đáo của Việt Nam!

Chùa là một công trình kiến trúc ra đời nhằm phục vụ cho mục đích tín ngưỡng, chủ yếu thờ đạo Phật. Các công trình chùa thường được xây dựng chủ yếu ở Nam Á (như Ấn Độ, Nepal, Bhutan,...) và Đông Nam Á (Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam). Trước đây, chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo. Tuy nhiên ngày nay, chùa trở thành điểm đến tâm linh mà nhiều người lựa chọn để đi tìm cảm giác bình an, tốt lành giữa trần thế.

Chùa được làm từ nhiều vật liệu khác nhau (như tre, tranh, gỗ, gạch, ngói,...). Thường thì người ta sẽ chọn vật liệu tốt nhất để làm chùa, bởi vì con người tin rằng dâng lên thần phật điều tốt đẹp thì cũng được “trả” về điều tốt đẹp tương tự.

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Trần Anh Group khám phá kiến trúc mái chùa Việt Nam từ xưa đến nay, cùng với đó là các mẫu mái chùa đẹp nhất mọi thời đại.

Khám phá kiến trúc mái chùa ở Việt Nam

Cấu tạo của mái chùa

Mái chùa ở Việt Nam được tạo thành bởi 5 yếu tố chính sau:

  • Mái lớn: Chiếm ⅔ chiều cao công trình, có công dụng che mưa che nắng.
  • Triền mái: Thiết kế thẳng, có độ hếch lên nhẹ ở phần góc để tạo ra sự thanh thoát.
  • Góc mái: Được làm cong, uốn ngược và trang trí khá cầu kỳ, bắt mắt.
  • Diềm mái: Là sự liên kết của các ngói âm với nhau, giúp mái thoát nước nhanh chóng.
  • Hệ thống mái đỡ: Gồm hệ dầm, xà, bẩy giúp nâng đỡ mái và mang đến sự vững chắc, an toàn cho mái và toàn bộ công trình.

Tại sao mái chùa lại cong?

Ở các ngôi chùa ở Việt Nam và Trung Quốc, mái chùa thường được thiết kế uốn cong mềm mại ở 4 góc. Người xưa cho rằng, đây là cách tốt nhất để đạt được 3 mục đích sau đây:

  • Thứ nhất, giúp bảo vệ các bức tường một cách tốt nhất.
  • Thứ hai, giúp việc thoát nước mưa diễn ra nhanh chóng.
  • Thứ ba, đảm bảo ánh sáng tự nhiên đi vào bên trong chùa một cách dễ dàng.

Muốn vậy, không chỉ mái chùa được uốn cong mà tổng thể mái nhà sẽ được thiết kế như sau: Phần trên mái dốc nhiều, phầ dưới tương đối bằng phẳng và phần giữa hơi võng xuống.

Mái chùa 1

Vật liệu làm mái chùa

Không giống như các kiểu nhà ở có sự đa dạng về các loại mái nhà (mái thái, mái bằng, mái Nhật, mái kiểu Pháp,...). Ở mái chùa chỉ sử dụng duy nhất một loại mái chính là mái ngói.

Ngói là vật liệu truyền thống trong xây dựng của người Việt, hiện nay vẫn còn được tiếp tục sử dụng trong mọi công trình xây dựng. Ngói có ưu điểm độ bền cao, phù hợp với khí hậu Việt, tuổi thọ lớn, hạn chế hấp thụ nhiệt và đa dạng về mẫu mã. Có nhiều loại ngói lợp nhà, tuy nhiên đối với mái chùa thì ngói âm dương và ngói hài được sử dụng phổ biến nhất.

ngói âm dương
Ngói âm dương: Có tên gọi khác là gnói trúc, ngói tre, ngói lưu ly, ngói ống,... Chỉ cần lợp xen kẽ nhau mà không cần chất kết dính, độ bền cao, không gây bí bách và không đọng nước. Loại ngói này còn được đánh giá cao về mặt phong thủy. Ngói thường được sử dụng cho các công trình mang tính cổ kính như chùa đền, miếu mộ, hoa viên hoặc các công trình hiện đại như resort, khu du lịch, biệt thự,...
ngói hài
Ngói hài: Hay còn gọi là ngói cánh sen, là ngói đất nung có hoa văn giống như mùi hài. Loại ngói này không hấp thụ nhiệt, có khả năng chịu được sự thay đổi của thời tiết và đồng thời mẫu mã đẹp, đa dạng nên được sử dụng nhiều cho các công trình cổ kính như đình, chùa, miếu.

Trang trí mái chùa

Nếu như mái nhà ở khá đơn giản thì mái chùa được chú trọng về mặt trang trí. Bên cạnh việc uốn cong tạo điểm nhấn đặc sắc thì mái chùa còn trang trí các con vật/đồ vật mang tính biểu tượng cao, ví dụ như:

  • Con giống trên đầu đao, thường là linh thú: thể hiện quan niệm, tín ngưỡng của người Việt qua từng giai đoạn lịch sử, văn hóa.
  • Kìm nóc: xuất hiện từ thế kỷ 17 - 18, thường được đặt 2 đầu bờ nóc, người xưa cho rằng con vật này giúp phòng ngừa hỏa hoạn.
  • Gạch hoa chanh: loại gạch này có công dụng giúp bờ nóc thêm tinh xảo, bớt đơn điệu và tạo sự gần gũi với người nhìn.
  • Rồng chầu vào nhau: biểu tượng cho 2 cực âm - dương, mang đến sự hài hòa, tượng trưng cho hưng thịnh và sức sống mạnh mẽ.

Các kiểu kiến trúc mái chùa phổ biến

Có 2 kiểu mái chùa phổ biến là chùa 4 mái hoặc chùa 8 mái.

Chùa 4 mái: Là chùa 1 tầng gồm 1 mái chùa có 4 mặt với 2 mặt mái chữ A tại 2 bên đầu hồi cùng 1 mặt mái trước. Loại mái này có tính thẩm mỹ, cân đối cao, vừa mang đậm nét truyền thống cổ kính lại vừa trang trọng, bề thế. Mái thường được sử dụng cho những ngôi chùa có quy mô vừa phải.

Chùa 4 mái

Chùa 8 mái: Là chùa có 2 tầng với 2 lớp mái chồng lên nhau. Thiết kế này giúp cho công trình thêm thanh thoát và thông thoáng, ánh sáng và không khí dễ dàng lưu thông vào bên trong. Loại mái này thường sử dụng cho các công trình chùa có quy mô lớn.

Chùa 8 mái

Bộ sưu tập mẫu mái chùa đẹp nhất từ xưa đến nay

Theo thống kê từ Wikipedia, Việt Nam có 18.491 ngôi chùa, chiếm 36% tổng số di tích Việt Nam. Nếu xét về tổng thể thì ở Việt Nam có rất nhiều ngôi chùa được xếp vào danh sách những ngôi chùa đẹp nhất, ví dụ như: chùa Bái Đính, chùa Đồng Yên Tử, chùa Tam Chúc, chùa Bà Vàng, chùa Một Cột, chùa Thiên Mụ, chùa Linh Ứng Sơn Trà, chùa Bửu Long,... Tuy nhiên, nếu xét về mái chùa đẹp thì dưới đây là hàng loạt những mẫu đẹp nhất mà Trần Anh Group tổng hợp lại.

Mái chùa 2

Mái chùa 3

Mái chùa 4

Mái chùa 5

Mái chùa 6

Mái chùa 7

mái chùa 8

Lưu ý khi thiết kế, thi công mái chùa

Mái chùa chính là điểm nhấn của toàn bộ công trình chùa. Do vậy, bên cạnh việc thi công đúng kỹ thuật để đảm bảo độ bền, sự an toàn và hiệu quả sử dụng thì còn phải quan tâm đến sự hài hòa tính thẩm mỹ. Dưới đây là những lưu ý khi thiết kế, thi công mái chùa bạn nên biết:

  • Hợp phong thủy: Mái chùa nói riêng và toàn bộ công trình chùa nói chung phải được thiết kế hợp phong thủy để mang lại vận khí tốt đẹp.
  • Hài hòa với không gian: Một mái chùa được gọi là đẹp khi nó được nằm trong tổng thể không gian đẹp, bố trí hài hòa, vì vậy không thể bỏ qua kiến trúc cột, tường, sân vườn, khu vực thờ cúng,...
  • Chất liệu lợp mái: Cần đảm bảo tiêu chí đẹp, bền, chịu được sự tác động của thời tiết, tuổi thọ lâu dài.
  • Thiết kế mái: Phải độc đáo, thể hiện được văn hóa truyền thống tốt đẹp, đồng thời toát lên được vẻ uy nghiêm, bề thế cho công trình.

Khi xây chùa cần tìm đơn vị thiết kế, thi công có kinh nghiệm để đảm bảo công trình đạt được các tiêu chí nói trên.

Hi vọng với các thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về kiến trúc mái chùa, đồng thời có thêm nhiều ý tưởng thiết kế mái chùa sao cho phù hợp. Đừng quên truy cập mục Nội - Ngoại thất của website tapdoantrananh.com.vn để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!

Xem thêm: