Khám phá kiến trúc Roman: đặc điểm & TOP công trình nổi bật

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Là phong cách kiến trúc tiêu biểu của vùng Trung và Tây Âu, kiến trúc Roman có gì đặc biệt? Tìm hiểu đặc điểm và top các công trình kiến trúc Roma nổi bật nhất trong bài viết này!

Kiến trúc Roman hay còn được gọi là kiến trúc Romanesque, kiến trúc Norman. Phong cách kiến trúc này ra đời vào khoảng thế kỉ 6 đến thế kỉ 11, chủ yếu tại các nước Tây Âu và Trung Âu như là: Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha,... Thực chất của phong cách này là sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc La Mã cổ đại, Byzantine cùng với truyền thống địa phương. Đến thế kỉ 12, kiến trúc Roman phát triển thành kiến trúc Gothic, thay vì sử dụng kiểu vòm cong tròn thì sẽ sử dụng kiểu vòm nhọn.

Đặc điểm kiến trúc Roman

Đặc điểm chung

Kiến trúc Roman - 1

Thế giới có rất nhiều các phong cách kiến trúc khác nhau. Để phân biệt một công trình kiến trúc bất kỳ thuộc phong cách nào, chúng ta sẽ phải dựa vào đặc điểm của kiến trúc đó để nhận định. Đối với công trình kiến trúc Roman, thì dưới đây là các đặc điểm để nhận dạng:

  • Chịu sự ảnh hưởng của kiến trúc Byzantine và kiến trúc La Mã cổ đại.
  • Số lượng công trinh kiến trúc Roman không nhiều, thường nằm rải rác ở các địa phương.
  • Kiến trúc Roman thường được thể hiện ở các công trình như: nhà thờ, tu viện hoặc các công trình có tính chất phòng thủ.
  • Quy mô không lớn, đường nét kiến trúc không đa dạng và không cầu kỳ, nhìn chung mặt ngoài kiến trúc thô ráp, trang trí đơn giản, cửa đi và cửa sổ có diện tích nhỏ.
  • Kết cấu sử dụng vòm bán cầu, vòm nôi và cuốn cửa trụ.
  • Tường đá dày, sử dụng đại trà tường và vách ngăn, lớp vữa dày; mỗi tầng có một cuốn, tầng dưới cuốn to, tầng trên hẹp dần, cuốn có sống và cột.

Đặc điểm kiến trúc nhà thờ Roman

Nhà thờ Roman không chỉ là nơi làm chợ, tòa án, giao dịch mà còn là nơi tiến hành các nghi lễ tôn giáo như cầu kinh, rửa tội.

Đặc điểm của nhà thờ kiến trúc Roman như sau:

  • Mặt bằng hình chữ nhật tương đối ngắn, ít gian, mặt ngang nhà 3 nhịp có một phần cao ở giữa, hai bên thấp hơn.
  • Phần sảnh được biến hóa phức tạp.
  • Kết thúc bằng một không gian 3 nhánh rộng rãi.
  • Mái lợp bằng 4 vòm, vòm giữa lớn, vòm ở 3 phía nhỏ hơn.
  • Cửa sổ hẹp, ánh sáng lọt vào ít. Cửa sổ có vành tròn, đổ bằng đá nổi trên nền kính màu.
  • Chiều cao hạn chế, thường dưới 20m.
  • Mặt nhà được trang trí bằng phù điêu.

Kiến trúc Roman - 2

Đặc điểm kiến trúc tu viện Roman

Tu viện là nơi ở, học hành của các nhà tu hành và thường gắn với nhà thờ. Tu viện thường có nhiều loại nhà, bao gồm cả bệnh xá, xưởng sản xuất, vườn cây thuốc,... vì vậy đặc điểm kiến trúc tu viện phong cách Roman cũng có sự đa dạng.

Nhìn chung, kiến trúc tu viện Roman có các đặc điểm sau:

  • Thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên.
  • Các sân trong được vây 4 mặt bằng hành lang có hệ vòm 1 cột hoặc vòm 2 cột.
  • Vòm được làm nặng và thô, về sau thanh thoát dần.
  • Hành lang thiết kế cao hơn so với sân.
  • Giữa sân có vòi phun nước hoặc tượng chúa.

Kiến trúc Ronam - 3

Đặc điểm kiến trúc lâu đài Roman

Lâu đài là nơi cố thủ của các lãnh chúa, xuất hiện từ thế kỉ 11 đến 13, tức là từ khi kiến trúc Roman chuyển thành kiến trúc Gothic. Đặc điểm của các công trình kiến trúc lâu đài phong cách Roman như sau:

  • Vị trí xây dựng thường chọn nơi hiểm yếu như đồi núi cao, đường đi vào khó khăn. Thường là đỉnh của các ngọn đồi, xung quanh là cây xanh rậm rạp.
  • Khu vực xung quanh lâu đài được bảo vệ bởi các bức thành cao, tháp canh và lỗ châu mai.
  • Dưới chân tường thành có hào nước rộng và sâu, thường chỉ có 1 cây cầu bắc qua hào có khả năng nâng - hạ và chỉ có một cổng duy nhất để vào thành.
  • Tường được xây dựng bằng gạch và đá, rất dày, cửa sổ ít và thiết kế nhỏ, trông nặng nề và thô sơ.
  • Bên trong lâu đài được chia thành 3 tầng, trong đó tầng dưới tối tăm dùng làm kho và nơi ở gia nhân, tầng trên sáng sủa làm bếp nấu, phòng ăn và chỗ ở của chúa và gia tộc.

Kiến trúc Ronam - 4

Top các công trình kiến trúc Roman nổi bật nhất

Như đã nói ở trên, kiến trúc Roman được thể hiện rõ nét qua các công trình như nhà thờ, tu viện và lâu đài phong kiến. Vậy đâu là công trình nghệ thuật của Roman cổ đại?

Tháp Luân Đôn (Anh)

Tháp Luân Đôn được xây dựng vào năm 1066 ở phía bắc sông Thames thuộc trung tâm Luân Đôn, Anh. Tháp là một quần thể nhiều tòa nhà nằm trong 2 vòng tường phòng thủ và hào nước đồng tâm.

Tháp Luân Đôn (Anh)

Tu viện Vézelay (Pháp)

Tu viện Vézelay hay còn gọi là Vương cung thánh đường Thánh Maria Madalena, được xây dựng lần đầu tiên vào năm 878, đến nay đã trải qua nhiều lần xây dựng và tu sửa khác nhau. năm 1979, công trình được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tu viện Vézelay (Pháp)

Nhà thờ Aachen (Đức)

Nhà thờ Aachen là nhà thờ công giáo Rôma nằm ở thành phố Aachen thuộc miền Tây nước Đức, được xây dựng vào năm 796. Công trình là nơi chứa các bộ sưu tập đồ vật nghệ thuật từ thời trung cổ đến cổ điển, đồng thời mang nhiều ý nghĩa to lớn về lịch sử và tôn giáo.

Nhà thờ Aachen (Đức)

Tu viện Maria Laach (Đức)

Tu viện Maria Laach được xây dựng vào thế kỷ 12 - 13, tại bờ Tây Nam của Hồ Laach thuộc vùng Eifel.Trải qua nhiều lần cải tạo và phục dựng, Maria Laache đã trở thành một trong những tu viện đẹp nhất thế giới được thiết kế theo phong cách Roman. Bên ngoài tu viện được xây dựng kiên cố bằng gạch thô, bên trong được trang trí chủ yếu bằng nội thất gỗ.

Tu viện Maria Laach

Nhà thờ Speyer (Đức)

Nhà thờ Speyer là nhà thờ chính tòa, nơi dành riêng cho Đức Mẹ Maria, được xây dựng vào năm 1030. Công trình được xem là nhà thờ mang kiến trúc Roman lớn nhất thế giới, đồng thời là di tích kiến trúc quan trọng và là di tích La Mã đẹp nhất thế giới. Năm 1981, nhà thờ được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Nhà thờ Speyer

Nhà thờ Trier (Đức)

Trier là nhà thờ lâu đời nhất ở Đức và cũng là công trình tôn giáo lớn nhất tại Trier, Rheinland-Pfalz của Đức. Đây là nơi lưu giữ bộ sưu tập nghệ thuật khổng lồ về Kitô giáo. Năm 1986, công trình được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Nhà thờ Trier

Nhà thờ Parma (Ý)

Parma là nhà thờ công giáo La Mã ở nước Ý, được xây dựng vào năm 1059. Nhà thờ được xây dựng theo phong cách kiến trúc Roman với điểm nhấn mái vòm được trang trí bởi một bức họa ảo ảnh được vẽ bởi các họa sĩ thời phục hưng.

Nhà thờ Parma

Nhà thờ Cefalù (Ý)

Cefalù là nhà thờ công giáo La Mã, được xây dựng từ năm 1131 đến năm 1240 theo phong cách kiến trúc Roman. Năm 2015, công trình được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Nhà thờ Cefalù

Nhà thờ Pisa (Ý)

Nhà thờ Pisa là một hình mẫu ấn tượng của kiến trúc Romanesque, đồng thời là di tích linh thiêng của nước Ý. Công trình được xây dựng vào năm 1093 do kiến trúc sư người Ý - Buscheto thiết kế. Sau này khi ông qua đời, thi thể của ông đã được chôn cất trong vòm cuốn giả của mặt tiền bằng đá cẩm thạch để vinh danh.

Nhà thờ Pisa

Nhà thờ San Miniato al Monte (Ý)

San Miniato al Monte là một vương cung thánh đường ở miền Trung nước Ý, nằm trên đỉnh cao nhất của thành phố Florence. Nó được mệnh danh là công trình kiến trúc phong cách Romanesque đẹp nhất của Tuscany và là một trong những nhà thờ đẹo nhất ở nước Ý.

Nhà thờ San Miniato al Monte

Kiến trúc Roman không chỉ xuất hiện ở Trung, Tây Âu mà còn có sự ảnh hưởng đến các nước châu Á và châu lục khác. Ở Việt Nam, nhà thờ Đức Bà - một trong những công trình kiến trúc nổi bật của nước ta, cùng nhà thờ Tân Định và nhà thờ gỗ Kon Tum chính là những công trình mang dáng dấp của kiến trúc Roman. Có thể không ảnh hưởng toàn bộ, nhưng một vài nét “chấm phá” từ kiến trúc Roman cũng đem lại sự độc đáo và mới lạ cho công trình.

Xem thêm: