Đặc điểm kiến trúc La Mã cổ đại & top công trình nổi bật

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Kiến trúc La Mã cổ đại với các công trình nổi tiếng mang đặc điểm riêng hiện đang là một trong những nền kiến trúc được thế giới ngưỡng mộ.

Kiến trúc La Mã được hình thành và ra đời cùng với sự “thăng trầm” của lịch sử đất nước. Từ khi La Mã là một đất nước theo chế độ nô lệ của người La Tinh ở phía Nam bán đảo Italia đến khi trở thành một đế quốc lớn gồm 3 châu lục Âu, Á, Phi. Các nhà nghiên cứu cho rằng, nền kiến trúc La Mã bắt đầu và kéo dài trong 4 thế kỉ, từ 100 năm TCN đến 300 năm sau công nguyên. Đặc biệt là thời kì cực thịnh của Cộng hòa La Mã (300 năm TCN đến 30 năm TCN) và thời kì Đế quốc La Mã (năm 30 TCN và năm 476 sau công nguyên), thì không chỉ kinh tế, xã hội mà cả kiến trúc đều đạt đến độ xuất sắc, có thể gọi là thời hoàng kim của La Mã.

Đặc điểm kiến trúc La Mã thời cổ đại

Kiến trúc La Mã cổ đại 1

Xuất phát điểm, kiến trúc La Mã cổ đại được hình thành dựa trên nền tảng của nền kiến trúc Hy Lạp cổ đại. Cho đến nay, cả hai đã trở thành nền kiến trúc nổi tiếng nhất thế giới xuất hiện trước công nguyên. Đồng thời, đặt nền móng cho sự phát triển của các phong cách kiến trúc sau này.

Để phân biệt kiến trúc La Mã cổ đại với các nền kiến trúc khác (ví dụ như kiến trúc Roman, kiến trúc Ai Cập cổ đại, kiến trúc Lưỡng Hà cổ đại, kiến trúc châu Âu,...) thì cần dựa vào các đặc điểm/đặc trưng sau đây:

- Quy mô: Là những công trình có quy mô lớn với những bức tường dày, mang đến sự đồ sộ, bề thế, hoành tráng, tạo cảm giác về sức mạnh và quyền lực.

- Loại hình: Chủ yếu là đền thờ thần, miếu thờ thần, basilica (nơi xử án và sinh hoạt công cộng), công trình hành chính, quảng trường, nhà tắm công cộng, hý trường, kịch trường, đấu trường, khải hoàn môn, nhà ở, cung điện, cầu dẫn nước, cầu cống, đường sá,...

- Kết cấu: Áp dụng kỹ thuật xây dựng vòm, cuốn bằng đá và sử dụng bê tông trong xây dựng.

  • Về vòm, có 3 loại vòm chính là vòm nửa trụ với dạng hình ống với hình thức nửa tròn, vòm giao thoa và vòm chữ thập.
  • Về bê tông, đây là loại vật liệu xây dựng do người La Mã sáng tạo ra, từ sự kết hợp của cao su, vôi sống, cát núi, tro bụi.

- Thức cột: Bên cạnh việc phát triển 3 thức cột chính của kiến trúc Hy Lạp là Doric, Ionic và Corinth thì người La Mã đã sáng tạo thêm 2 thức cột mới là Toscan và Compozit.

- Hệ thống cống rãnh: Là công trình xuất hiện đầu tiên trên thế giới, do người La Mã cổ đại phát minh. Bên trong các công trình kiến trúc của La Mã cổ đại hầu hết đều có hệ thống cống rãnh - không chỉ là công trình để thoát nước mà còn là mật đạo làm lối đi, nơi trú ẩn tránh kẻ thù.

- Điêu khắc: Chủ yếu là quát, lịch sử, chân dung, phù điêu mộ và sao chép các tác phẩm của Hy Lạp cổ đại. Nhìn chung, điêu khắc của La Mã chịu sự ảnh hưởng nặng nề của lối điêu khắc Hy Lạp.

Phân biệt kiến trúc La Mã cổ đại với kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Kiến trúc La Mã cổ đại có nền tảng là kiến trúc Hy Lạp cổ đại, vậy thì làm thế nào để phân biệt được 2 nền kiến trúc có nhiều điểm tương đồng này?

Dựa vào các đặc điểm sau đây:

  • Về thức cột: Kiến trúc La Mã có thêm 2 thức cột là Toscan và Compose (ngoài 3 thức cột của kiến trúc Hy Lạp: Doric, Ionic, Corinth).
  • Về quy mô: Kiến trúc La Mã có quy mô rộng lớn với các công trình đồ sộ, trong khi kiến trúc Hy Lạp không chú trọng vào quy mô mà chỉ tập trung thể hiện sự hài hòa và nghệ thuật.
  • Về không gian: Tuy kiến trúc Hy Lạp khá ấn tượng song không nổi bật và thu hút giống như các công trình kiến trúc của La Mã.

Top các công trình kiến trúc La Mã cổ đại nổi bật nhất

Đền Pantheon

Đền Pantheon là “ngôi đền của mọi vị thần”, tọa lạc tại Roma, Ý. Công trình được xây dựng vào năm 118 - 126 dưới thời vua Hadrianus. Kiến trúc của ngôi đền là tòa nhà có khối chính hình tròn, mái hình bán cầu lợp bằng đá nhẹ có đường kính 43,2m. Tường nhà dày 6,3m có nhiều hốc, vòm. Nhà có 2 tầng, tầng dưới cao 13m sử dụng thức cột Coranh và tầng trên cao 8,7m dùng các mảng tường làm bằng đá cẩm thạch. Công trình được xây dựng từ các vật liệu chính là bê tông, gạch nung và đá ốp.

Kiến trúc La Mã cổ đại 2

Đấu trường Colosseum

Đấu trường Colosseum hay còn gọi là Đấu trường La Mã, là một đấu trường lớn tại Roma, đồng thời là công trình tiêu biểu của kiến trúc La Mã thời cổ đại. Công trình được xây dựng vào năm 70 - 80 sau công nguyên, dưới thời hoàng đế Vespasian. Đây là công trình lớn nhất được xây dựng ở thời Đế chế La Mã, có sức chứa 50.000 - 80.000 khán giả. Công trình cao 57m, dài 188m, rộng 158m, có cấu trúc đứng tự do, được xây dựng trên một khu đất bằng phẳng. Tường bên ngoài có chu vi 545m, sử dụng 100.000 m3 đá travertine và được giữ với nhau bằng 300 tấn vòng kẹp sắt.

Kiến trúc La Mã cổ đại 4

Khải hoàn môn Constantinus

Khải hoàn môn Constantinus là cổng chào chiến thắng tại Roma, được xây dựng để kỉ niệm chiến thắng của Hoàng đế La Mã Constantinus I (trong trận chiến năm 312 CN). Cổng được hoàn thành vào năm 315 CN và trở thành khải hoàn môn lớn nhất Roma. Công trình có chiều cao 21m, rộng 25,9m, sâu 7,4m, gồm 1 cổng chính và 2 cổng phụ. Phía trên cổng là tầng áp mái kiểu Attic, sử dụng vật liệu chính là gạch trát vữa và đá cẩm thạch.

Kiến trúc La Mã cổ đại 6

Nhà tắm Caracalla

Caracalla là nhà tắm công cộng tọa lạc tại Roma, Ý. Không chỉ nổi tiếng về mặt tiện nghi mà quy mô của công trình cũng được xếp thứ 2 Đế quốc La Mã. Công trình được xây dựng vào năm 212 đến 217 dưới thời Hoàng đế Septimius Severus và Caracalla. Để hoàn thành công trình, người La Mã đã sử dụng hơn 2.000 tấn nguyên liệu mỗi ngày cùng hàng vạn nhân công được huy động. Công trình nằm trên khu đất hình vuông có tổng diện tích là 14.000 ha, mỗi cạnh 350m. Tòa nhà chính dài 228m, rộng 115m, các phòng tắm được bố trí đối xứng qua trục chính. Nhà tắm gồm phòng gửi quần áo, phòng tắm nước ấm, phòng tắm nước nóng (tắm hơi) và phòng tắm nước lạnh. Công trình có sức chứa lên đến 3.000 người một lúc.

Kiến trúc La Mã cổ đại 7

Lăng mộ Hadrian

Lăng mộ Hadrian là một công trình cao chót vót ở Roma, được xây dựng cho hoàng đế La Mã Hadrian và gia đình của ông. Sau này, công trình được sử dụng như một lâu đài, pháo đài, và hiện nay được xem là bảo tàng. Công trình được xây dựng vào năm 135 AD đến 139 AD, được trang trí bằng một hình trụ với khu vườn phía trước và những xe tứ mã bằng vàng.

 Kiến trúc La Mã cổ đại 9

Cầu Pont Du Gard

Cầu Pont Du Gard là cây cầu 3 tầng nằm ở phía Nam nước Pháp. Đây là một phần của hệ thống máng dẫn nước cho Đế chế La Mã xây dựng từ thế kỉ 1 nhằm mục đích dẫn nước từ sông Eure ở Uzès đến thành phố La Mã Nemausus. Công trình được xây dựng bằng đá gồm 3 tầng, dài 275m và cao 49m. Năm 1985, công trình được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới.

Kiến trúc La Mã cổ đại 10

Cột Trajan

Cột Trajan là cột chiến thắng ở Roma, Ý, được xây dựng để tưởng niệm chiến thắng của hoàng đế La Mã Trajan trong cuộc chiến với Dacia. Cột có chiều cao 30m, thân cột được chạm khắc mô tả các thời điểm quan trọng trong chiến tranh với 2.500 nhân vật và 155 cảnh. Trong đó, vua Trajan xuất hiện 60 lần với nhiều vai trò khác nhau. Trên đầu đỉnh cột có bức tượng của hoàng đế Trajan, tuy nhiên sau đó được thay thế bằng tượng thánh Peter vào năm 1588.

Kiến trúc La Mã cổ đại 11

Không chỉ đại diện cho kiến trúc La Mã cổ đại, các công trình nói trên còn là những “chứng nhân lịch sử” trong quá trình dựng nước, giữ nước của La Mã. Đồng thời, các công trình kiến trúc này còn thể hiện sự tài tình trong tư duy xây dựng, sự sáng tạo và tài tình của con người La Ma từ hàng nghìn năm trở về trước.

Xem thêm: