Kiến trúc Hy Lạp cổ đại: Đặc điểm & các công trình nổi tiếng

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại là nguồn cảm hứng cho các nền kiến trúc về sau. Tìm hiểu lịch sử hình thành, đặc điểm và top các công trình kiến trúc Hy Lạp nổi tiếng nhất ngay sau đây.

Xuất phát điểm, kiến trúc Hy Lạp vốn được kế thừa những thành tựu của kiến trúc Ai Cậpkiến trúc Lưỡng Hà. Tuy nhiên theo thời gian, với những thành tựu đạt được thì kiến trúc Hy Lạp lại trở thành nguồn cảm hứng có sức ảnh hưởng đến các phong cách kiến trúc khác nhau, trong đó đáng kể nhất là kiến trúc La Mã.

Lịch sử kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại được hình thành vào khoảng năm 900 TCN ở trên một vùng đất rộng lớn gồm:

  • Miền Nam bán đảo Balkans
  • Các đảo nhỏ vùng biển Aegaeum
  • Khu vực Tiểu Á
  • Vùng ven Bắc Hải
  • Ý
  • Sicilia
  • Pháp
  • Tây Ban Nha
  • Ai Cập

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại 1

Kiến trúc Hy Lạp trải qua các giai đoạn sau đây:

- Thời kỳ tiền Hy Lạp: từ 3000 TCN, gồm giai đoạn Aegea (ngày nay dường như không còn bất cứ dấu tích nào) và giai đoạn Creta và Mycenea. Các công trình tiêu biểu thời kỳ này:

  • Cung vua Minos ở Knossos
  • Thành Tiryns
  • Cổng Sư Tử
  • Kho báu của Atreus (lăng Agamenon)

- Thời kỳ Hy Lạp chính thống: từ 650 - 30 TCN, các công trình phổ biến giai đoạn này gồm:

  • Quần thể kiến trúc công cộng phổ biến Agora
  • Quần thể kiến trúc Acropol
  • Quần thể đền đài Acropolis

Đặc điểm kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Đặc điểm chung

Tùy thuộc vào từng thời kỳ mà kiến trúc Hy Lạp có sự khác nhau như sau:

Thời kỳ tiền Hy Lạp Thời kỳ Hy Lạp chính thống
  • Xây cất có chiều sâu.
  • Công trình có lầu và cầu thang.
  • Sử dụng mái bằng.
  • Các phòng liên kết với nhau bằng sân trong và giếng trời.
  • Có hệ thống kênh cấp, thoát nước.
  • Trang trí bằng sơn, cửa cung điện 2 cánh.
  • Tường dày.
  • Cột, kèo gỗ, lanh tô gỗ và đá lướn không gọt đẽo.
  • Xuất hiện các loại hình kiến trúc công cộng, như: quảng trường tôn giáo Acropolis, quảng trường thương mại Agora, đền thờ, nhà hát, sân vận động,...
  • Hình thức bên ngoài được xử lý đạt trình độ cao: đường nét, gờ chỉ hài hòa, sử dụng nhuần nhuyễn màu sắc.
  • Sử dụng thức cột Doric, Lonic, Corinthien, Cariathide.
  • Sử dụng hệ dầm, tường, cột với tường cột đá, vì kèo gỗ, ngói đá.

Đặc điểm đền đài

Đền đài là công trình phổ biến của Hy Lạp. Hầu hết các đền đài Hy Lạp đều có chung đặc điểm là nhiệt cột chạy vòng phía bên ngoài. Mặt bằng đền thờ được tạo thành bởi 3 phần chính gồm: tiền sảnh (pronaos), gian thờ (naos) và phòng để châu báu (pathenon). Một số đền thờ còn có thêm hậu sảnh (opisthodomos).

Tùy theo mức độ phức tạp của thiết kế cột mà có các loại hình đền đài sau đây:

  • Distyle: đền có hình chữ nhật, lối vào chính ở cạnh ngắn, có 2 cột chính cạnh ngắn, gọi là cột đôi ở hiên.
  • Prostyle: đền có hình chữ nhật, có 4 cột ở phía trước gọi là dạng hàng cột mặt trước hặc hàng cột hiên.
  • Amiphi-Prostyle: đền có hình chữ nhật, có 4 cạnh ngắn phía trước và 4 cột ở cạnh ngắn phía sau, gị là hàng cột cả hai đầu.
  • Tholos: Đền hình tròn, vành ngoài có hàng cột vòng quanh gọi là nhà tròn có hàng cột bao quanh.
  • Pseudo-Peripteral: Đền hình chữ nhật, có tường chịu lực, mặt ngoài tường ghép thêm các cột gọi là các hàng cột giả bao quanh hay bổ trụ bao quanh.
  • Peripteral: Đền hình chữ nhật, có 1 hàng cột chạy ở vành ngoài chu vi công trình, gọi là hàng cột bao quanh.
  • Dipteral: Đền hình chữ nhật, có 2 hàng cột chạy bao quanh công trình.

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại 2

Đặc điểm thức cột

Thức cột là đặc trưng để nhận biết kiến trúc Hy Lạp cổ đại, đồng thời là yếu tố để tạo nên vẻ đẹp cho công trình kiến trúc. Thức cột mang đến sức sống cho công trình, đại diện cho vẻ đẹp trong sáng và khỏe mạnh, đồng thời có khả năng chịu đựng được sự khắc nghiệt của thời gian. Nhìn chung, thức cột của kiến trúc Hy Lạp mang đặc trưng của phong cách tân cổ điển.

Có 3 thức cột được sử dụng trong kiến trúc Hy Lạp, gồm:

  • Cột Doric: Là cột cổ nhất và đơn giản nhất, hình thành từ một trụ thăng đứng phình to ở đáy, không có phần đế và đầu cột, có 20 gờ sống đứng, có khả năng chịu lực cao nhất, được ví như vẻ đẹp của người đàn ông.
  • Cột Ionic: Được ví như người phụ nữ khi mang dáng dấp nữ tính, mảnh dẻ và thiết kế đẹp mắt. Cột có 24 gờ sống đứng, có đế cột và đầu cột.
  • Cột Corinth: Đường nét mảnh mai, trang trí đẹp mắt, đầu cột có nhiều chi tiết hoa lệ tựa như một lẵng hoa đẹp.

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại 3

Những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của Hy Lạp cổ đại

Đền Parthenon

Đền Parthenon là đền thờ thần Athena ở Acropolis, được xây dựng vào thế kỷ 5 TCN. Đây được xem là công trình nổi tiếng nhất và đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc Hy Lạp cổ đại. Đền có kích cỡ 69,5m x 30,9m, sử dụng cột Doric, mái lợp bằng đá cẩm thạch, điêu khắc trang trí bằng đá cẩm thạch trắng.

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại 4

Đền Erechtheion

Đền Erechtheion nằm ở Athens, được xây dựng trên Thành cổ Athen vào khoảng năm 421 đến năm 406 TCN. Ngôi đền được xây dựng với mục đích để lưu giữ tượng Athena nổi tiếng và nơi duy trì tôn giáo, thờ phụng các vị thần cổ xưa. Đây là kiệt tác kiến trúc Inoian sử dụng thức cột Ionic.

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại 5

Đền thờ thần Hephaestus

Đền thờ thần Hephaestus nằm ở phía Tây Bắc của Acropolis, được xây dựng vào khoảng năm 449 TCN. Đền dùng để thờ thần Hephaestus - con trai của Zenus và Hera, người cai quản ngọn lửa, kim loại và các nghề thủ công. Đền được xây dựng bằng đá cẩm thạch theo lối kiến trúc Doris 6 cột, trang trí phù điêu cột Lonic.

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại 6

Thành cổ Acropolis

Thành cổ Acropolis là thành phòng thủ của Athens, đồng thời là thành phòng thủ cổ nổi tiếng nhất thế giới. Công trình nằm trên một khối đá bằng phẳng, cao 150m, có lối vào là một cửa ngõ hoành tráng.

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại 7

Đền thờ thần Zeus

Đền thờ thần Zeus được xây dựng trên một dải đất lũng sông dưới núi Olympus vào lhoảng năm 468 - 456 TCN. Đền có phong cách kiến trúc dạng cột, chiều dài khoảng 64m, chiều rộng 27m và chiều cao 30m. Có 38 cột đá làm cột chống mái, chế trụ cho đền.

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại 8

Đền thờ nữ thần Athena Nike

Đền Athena Nike nằm trong quần thể kiến trúc Acropolis, mục đích để thờ thần Athena Nike - vị thần của sự khôn ngoan và chiến thắng. Công trình này được xây dựng lại vào năm 435 theo thiết kế của kiến trúc sư Callicrates. Đền có kích thước 5,54m x 8,3m, sử dụng 4 thức cột Ionic.

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại 9

Đền thờ thần Poseidon

Đền thờ thần Poseidon được xây dựng trên mỏm đất cao ở Vịnh Sounion có 3 mặt đều là biển. Đền được xây dựng vào thế kỉ 5 TCN cùng thời điểm với đền Parthenon. Đền có hình chữ nhật, 4 phía là 4 hàng cột theo lối Doric với 34 cột (nay còn 15 cột đứng vững), sử dụng đá cẩm thạch màu trắng để xây dựng. Đền được dùng để thờ thần Poseidon - vị thần của biển cả.

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại 10

Đền thờ Apollo

Đền thờ Apollo được xây dựng vào khoảng thế kỉ 5 TCN, nằm ở vùng núi xa xôi Peloponnese ở độ cao 1.131m, được bao quanh bởi nhièu khe suối đẹp. Đây là một trong những đền thờ cổ đại có quy mô rộng lớn và được bảo tồn tốt nhất trên thế giới. Năm 1986, đền được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại 11

Nhà hát ngoài trời Ephesus Ancient Theatre

Công trình được xây dựng vào năm 54 - 68 TCN và hoàn thành vào thế kỉ 2. Nhà hát gồm 25.000 chỗ ngồi, thiết kế hình tròn trông như sân vận động, hàng ghế là những bậc tròn cao dần lên đến 30m.

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại 12

Nhà hát giảng đường Epidaurus

Epidaurus là nhà hát cổ đại nổi tiếng nhất và được bảo tồn tốt nhất trên thế giới. Công trình được xây dựng vào thế kỉ 4 TCN, gồm 55 hàng ghế xếp thành hình bán nguyệt có sức chứa 14.000 người. Sân khấu được thiết kế dạng hình tròn với đường kính 19,5m.

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại 13

Nhìn chung, kiến trúc Hy Lạp cổ đại không có sự đồ sộ về quy mô nhưng lại gây ấn ượng về nghệ thuật và trang trí. Đặc biệt là thức cột - yếu tố thể hiện sự sáng tạo vị đãi và óc thẩm mỹ tinh tế của người Hy Lạp xưa. Chính vì lẽ đó, văn hóa Hy Lạp nói chung và kiến trúc Hy Lạp nói riêng đã có sự ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn minh phương Tây kể từ đó cho đến nay.

Xem thêm: