Đâu là công trình kiến trúc nổi tiếng (tiêu biểu) của Campuchia?
Được gọi là xứ chùa tháp với các công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn tôn giáo, vậy đâu là công trình kiến trúc nổi tiếng của Campuchia? Khám phá ngay!
Campuchia là quốc gia độc lập nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam Á. Vương quốc này tiếp giáp với vịnh Thái Lan ở phía Tây Nam, Thái Lan ở phía Tây Bắc, Lào ở phía Đông Bắc và Việt Nam ở phía Đông. Với hơn 97% dân số theo đạo Phật, Phật giáo chính là quốc giáo của Campuchia, đồng thời cũng là yếu tố ảnh hưởng đến toàn bộ văn hóa, tín ngưỡng, đời sống và cả kiến trúc của đất nước này.
Đặc điểm của kiến trúc Campuchia
Kiến trúc của Campuchia chủ yếu được biết đến nhờ vào các công trình được xây dựng từ thời Khmer cổ đại, nghĩa là vào khoảng cuối thế kỷ XII - đầu thế kỷ XIII. Và như đã nói ở trên, đạo Phật và đạo Hindu (cùng với tư duy huyền thoại) chính là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến nghệ thuật trang trí và các công trình kiến trúc tiêu biểu tại Campuchia.
Mặc dù có nhiều công trình kiến trúc lớn nhỏ, thiết kế khác nhau, nhưng điểm chung của các công trình kiến trúc ở Campuchia đó là:
- Sử dụng vật liệu xây dựng từ tự nhiên như gỗ, tre, nữa, rơm rạ hoặc gạch nung, sa thạch, đá ong, gỗ (đối với các công trình cổ thì vật liệu còn sót lại chỉ còn là đá).
- Trang trí bằng hình thức khắc những ký tự hoặc con số lên các công trình.
- Đối với đền, đều sử dụng hình thức thiết kế chung là có đỉnh chóp nhọn, 4 mặt đền đều được chạm trổ các bức phù điêu với các nội dung như:
- Miêu tả cuộc sống con người thế giới bên kia
- Tái hiện cuộc sống hiện tại của người dân lúc bấy giờ
- Cuộc chiến với các nước láng giềng
- Vũ nữ dân gian với thân hình mềm mại đang múa
- Sự có mặt của con khỉ, con ngựa trong sử thi Ramanaya của Ấn Độ.
- Các ngôi đền của Campuchia thường có 4 cửa, song chỉ có 1 cửa chính, còn 3 cửa còn lại chỉ là giả để tạo sự đối xứng cho ngôi đền.
Ngoài ra, kiến trúc của Campuchia cũng có sự ảnh hưởng từ kiến trúc của Thái Lan và kiến trúc Champa của người Việt Nam.
Top các công trình kiến trúc nổi tiếng của Campuchia
Đền Angkor Wat
Đền Angkor Wat rộng 162,6 ha, hiện là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, được xây dựng vào đầu thế kỷ XII. Đền thờ thần Vishnu và trở thành biểu tượng của đất nước Campuchia. Đây cũng là công trình kiến trúc cổ đại phương Đông nổi tiếng nhất. Thiết kế của Angkor Wat đạt tiêu chuẩn của đền thờ cấp quốc gia và các tiêu chuẩn sau này của phòng trưng bày hiện đại. Công trình là điển hình cho phong cách cổ điển của kiến trúc Khmer.
Thành Angkor Thom
Angkor Thom là thành phố thủ đô cuối cùng và lâu dài nhất của Đế quốc Khmer, được xây dựng vào cuối thế kỷ XII. Thành rộng 9km2, được xây dựng theo phong cách Bayon, sử dụng đá ong làm vật liệu xây dựng. Bên trong thành có nhiều đền thờ từ các thời kỳ trước cũng như các đền thờ được Jayavarman (vua của Đế quốc Khmer) và những người nối nghiệp ông xây dựng.
Đền Banteay Srei
Đền Banteay Srei được xây dựng vào thế kỷ 10, dùng để thờ thần Hindu là Shiva. Đền được xây dựng chủ yếu bằng đá sa thạch đỏ và đá ong, được trang trí nghệ thuật bằng các bức phù điêu hoa văn tinh tế.
Đền Preah Vihear
Đền Preah Vihear tọa lạc trên chỏm núi Dângrêk gần biên giới Thái Lan, được xây dựng vào đầu thế kỷ 9, dùng để thờ thần Shiva. Kiến trúc của đền tương tự với đền Banteay Srei với điểm nổi bật là nét điêu khắc tinh xảo trên đá sa thạch. Năm 2008, đền được UNESCO liệt kê vào danh sách Di sản thế giới.
Chùa Bạc (Wat Preah Morakat)
Chùa Bạc là ngôi chùa có 5329 miếng bạc làm thủ công lát trên nền nhà, mỗi viên nặng 1,125g. Chùa nằm trong quần thể Vương cung Campuchia, được dùng để lưu giữ bảo vật tôn giáo, chứa đựng hơn 1650 đồ vật có giá trị. Chùa mang dáng dấp và lối kiến trúc tiêu biểu của kiến trúc chùa tháp Campuchia.
Bảo tàng quốc gia Phnôm Pênh
Bảo tàng quốc gia là nơi lưu giữ các hiện vật là bộ sưu tập nghệ thuật Khmer (đồ khảo cổ học, tôn giáo và nghệ thuật) lớn nhất thế giới. Bảo tàng được xây dựng vào năm 1917 - 1920 theo phong cách kiến trúc Khmer cộng với sự ảnh hưởng của kiến trúc Pháp.
Vương cung Campuchia
Vương cung Campuchia là một tổ hợp các tòa nhà - nơi các vua, vương thất ăn ở, sinh hoạt và là nơi diễn ra các cuộc thiết triều, nghi thức ngoại giao và lễ hội vương thất trước kia.
Cung điện được xây dựng vào năm 1866 tại thủ đô Phnôm Pênh. Toàn bộ được xây dựng kiên cố với các công trình hình tháp cao chót vót - kiến trúc tiêu biểu của đất nước Campuchia.
Ga Phnôm Pênh
Đây là nhà ga xe lửa nằm ở thủ đô Phnôm Pênh, được xây dựng vào năm 1932 nhằm phục vụ tuyến đường sắt đến Battambang. Ngoài ra, trong thời chiến tranh, nhà ga còn là nơi diễn ra các cuộc họp quan trọng của lãnh đạo Khmer. Ga được xây bằng bê tông cốt thép và được tái xây dựng vào năm 2012.
Sân bay quốc tế Phnôm Pênh
Sân bay quốc tế là sân bay chính và lớn nhất của thủ đô Phnôm Pênh. Nhà ga quốc tế có diện tích sàn 16.000 m2, sảnh đợi 1300 m2, sảnh VIP 250 m2, khu ăn uống 350 m2 với tổng công suất phục vụ 2 triệu khách/năm. Sân bay có đường băng 3000m x 45m, kết cấu mặt lớp nhựa bitum trên nền bê tông, 2 đường lăn rộng 30m (cộng thêm 5m lề), số lượng máy bay đỗ có thể chứa 13.
Tượng đài Độc lập Phnôm Pênh
Tượng đài Độc lập được xây dựng vào năm 1958, khánh thành năm 1962, là đài kỷ niệm 9 năm độc lập của Campuchia từ tay người Pháp. Hiện nay, đài Độc lập trở thành điểm đến hấp dẫn du khách của Campuchia.
Tượng đài mô phỏng theo công trình Angkor Wat và sử dụng mô típ truyền thống trong ngành kiến trúc Khmer cổ. Tượng đài có hình dạng stupa, là một ngọn tháp bề thế, thon cao, trên chỏm là phần mái thu gọn tựa như búp sen. Màu sắc chủ đạo của công trình là màu tím, phía dưới là bồn bun nước và hệ thống đèn rực rỡ giúp công trình thêm nổi bật vào ban đêm.
Quần thể Sambor Prei Kuk
Quần thể Sambor Prei Kuk được xây dựng dưới thời tiền Angkor bởi Vương quốc Chân Lạp ở thế kỷ 6 đến 9. Công trình nằm bên bờ đông của Tonle Sap, phần trung tâm được chia thành 3 nhóm chính, mỗi nhóm được bao quanh bởi 1 bức tường gạch hình vuông. Toàn bộ công trình gồm: các ngôi đền, tháp bát giác, biểu tượng thần Shiva, đá Yoni, ao, hồ chứa và các tác phẩm điêu khắc sư tử. Vật liệu chính để xây dựng công trình là gạch và đá sa thạch.
Năm 2017, quần thể Sambor Prei Kuk được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Chùa Wat Phnom
Wat Phnom là một ngôi chùa lịch sử và linh thiêng tại Phnôm Pênh, hàng năm thu hút rất đông du khách tới tham quan. Chùa được xây dựng vào năm 1373, nằm ở độ cao 27m (trở thành công trình tôn giáo cao nhất), do một quả phụ giàu có xây dựng.
Chùa có 2 hướng đi, một hướng đi lên và một hướng đi xuống. Bên trong chùa có bức tượng của rắn thần Naga, 2 con linh sư, tượng bà Pênh (người xây dựng chùa), tượng ông thần tài và tượng cua Ponhea Yat. Ngoài ra, phía sau tượng bà Pênh là nơi chứa hài cốt của vua Ponhea Yat.
Như vậy, các công trình kiến trúc nổi tiếng của Campuchia là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy kiến trúc của đất nước này chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo với cấu trúc, nguyên lý và họa tiết đặc trưng. Thậm chí, nhà ở, trường học hay các công trình khác của đất nước chùa tháp cũng mang đậm những nét đặc trưng này. Đó cũng là điều dễ hiểu khi mà tôn giáo du nhập vào Campuchia từ rất sớm, và người dân nơi đây có niềm tin tuyệt đối, mạnh mẽ vào tôn giáo.
Xem thêm: