Cầu thang nhà: Tiêu chuẩn thiết kế & mẫu HOT nhất hiện nay
Cầu thang nhà không chỉ là bộ phận kết nối các không gian với nhau, mà trên thực tế nó là một yếu tố quan trọng để tạo thành một thể hoàn chỉnh cho ngôi nhà.
Đối với nhà gác lửng (như nhà gác lửng cấp 4, nhà ống gác lửng,...) hay nhà cao tầng (như nhà 2 tầng đẹp hiện đại, nhà ống 3 tầng, nhà vườn 3 tầng, nhà 4 tầng, nhà ống 5 tầng,...) thì cầu thang là hạng mục không thể thiếu. Mặc dù là bộ phận quan trọng của ngôi nhà nhưng nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu về nó, ngoại trừ việc xem nó là bộ phận kết nối không gian như đã nói ở trên.
Bài viết dưới đây là tất tần tật các thông tin về cầu thang nhà, về cấu tạo, phân loại, vai trò, tiêu chuẩn thiết kế và các mẫu cầu thang đẹp nhất hiện nay. Nếu bạn chuẩn bị xây nhà có cầu thang thì những nội dung dưới đây là thông tin quan trọng bạn cần biết.
Cấu tạo cầu thang
Cầu thang được tạo thành bởi các bộ phận sau đây:
- Thân thang: Là một mặt sàn đặt nghiêng có tạo bậc. Bậc thân thang không được liên tục quá 18 bậc, đồng thời không được dưới 3 bậc. Bậc thang có thể là hình chữ nhật, chữ L hoặc hình tam giác.
- Chiếu nghỉ: Chiếu nghỉ cầu thang là bộ phận trung gian nối liền các thân thang với nhau, có công dụng dùng để nghỉ chân và thay đổi hướng đi.
- Lan can cầu thang: Là bộ phận tạo sự vững chắc cho caàu thang, đồng thời đóng vai trò làm rào cản để bảo đảm an toàn cho người sử dụng khi lên xuống cầu thang.
- Tay vịn cầu thang: Là bộ phận giúp con người dễ dàng cầm nắm, di chuyển lên xuống, tạo độ vững chắc và an toàn.
Vai trò của cầu thang
- Kết nối không gian: Đối với nhà gác lửng hay nhà cao tầng thì cầu thang là bộ phận không thể thiếu để kết nối các không gian ở các mặt bằng khác nhau.
- Tăng tính thẩm mỹ cho căn nhà: Cầu thang cũng là một điểm nhấn giúp căn nhà trở nên độc đáo, ấn tượng hơn. Cầu thang được thiết kế đẹp mắt và hài hòa sẽ giúp cho tổng thể của căn nhà trở nên nổi bật. Đó là lý do tại sao hiện nay nhiều gia chủ chú trọng việc trang trí cầu thang sao cho bắt mắt và thẩm mỹ hơn.
- Ảnh hưởng đến phong thủy: Theo phong thủy nhà ở, cầu thang là công cụ dẫn khí từ tầng này đến tầng khác, cần được thiết kế thông thoáng để năng lượng được lan tỏa khắp nhà. Thiết kế cầu thang hợp phong thủy sẽ mang đến nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ, và ngược lại, cầu thang không sắp xếp, bố trí hợp lý sẽ khiến gia chủ gặp nhiều xui xẻo trong cuộc sống.
Phân loại cầu thang
Theo chức năng, có:
- Cầu thang chính
- Cầu thang phụ
- Cầy thang phục vụ
- Cầu thang thoát hiểm
- Cầu thang cứu hỏa.
Theo vị trí, có:
- Cầu thang trong nhà
- Cầu thang ngoài trời.
Theo vật liệu, có:
- Cầu thang bê tông cốt thép
- Cầu thang gạch, đá
- Cầu thang thép
- Cầu thang gỗ.
Theo biện pháp thi công, có:
- Cầu thang bê tông cốt thép toàn khối
- Cầu thang bê tông cốt thép lắp ghép.
Theo hình dáng, có:
- Cầu thang 1 vế
- Cầu thang 2 vế
- Cầu thang 3 vế
- Cầu thang hình vành khuyên
- Cầu thang tròn
- Cầu thang xoáy ốc
- Cầu thang chữ L
- Cầu thang chữ U
- …
Tiêu chuẩn thiết kế cầu thang
Các yếu tố cần đảm bảo
Thiết kế cầu thang cần đảm bảo các yếu tố sau đây:
- Tính thẩm mỹ
- Sự thuận tiện
- Đảm bảo an toàn
- Khả năng chịu trọng tải tốt
Các thông số theo quy chuẩn
- Chiều cao cầu thang: Phụ thuộc vào chiều cao của tầng (khoảng cách giữa 2 sàn nhà). Thông thường, độ cao trần từ mặt sàn tầng 1 đến mặt sàn tầng 2 tối đa là 3,4m. Vậy thì, chiều cao tối đa của cầu thang cũng là 3,4m.
- Độc dốc cầu thang: Theo khoa học, độ dốc cầu thang sẽ từ 33 36 độ. Tuy nhiên, trên thực tế các kiến trúc sư sẽ dựa vào chiều cao và chiều rộng của bậc thang để quyết định. Thông thường, chiều cao của cầu thang sẽ từ 14 - 20cm, tương ứng với độ dốc cầu thang sẽ vào khoảng 20 - 45 độ.
- Độ rộng của vế thang: Để đi lại thoải mái thì độ rộng của vế thang cần đạt 60cm đối với nhà phòng trọ có gác lửng và 90cm đối với nhà dân dụng.
- Chiều rộng mặt bậc thang: Là diện tích tiếp xúc của bàn chân với thang, cần đạt tối thiểu 25 cm và tối đa 30cm. Lưu ý chiều rộng của mặt bậc thang không được quá lớn nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự cân đối chiều dài của thang và độ dốc của thang.
- Độ cao cổ bậc: Là kích thước để đảm bảo con người bước lên bước xuống thoải mái. Con số chuẩn thường được các kiến trúc sư lựa chọn là 15 - 18cm. Không nên thiết kế độ cao cổ bậc lớn hơn 18cm nếu không sẽ gây khó di chuyển hoặc dễ trật ngã.
- Độ cao của lan can, tay vịn: Để đảm bảo an toàn cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ thì độ cao của lan can, tay vịn được quy định tối thiểu từ 85 - 90cm, tối đa 1,1m.
- Gờ của mặt bậc: Là phần chìa ra của mặt bậc đóng vai trò làm đẹp cầu thang, đồng thời chống góc cạnh và dẫn lưu nước để tránh tình trạng đọng nước trên bậc thang. Gờ của mặt bậc được quy định về độ nhô ra là 2cm.
- Chiếu nghỉ: Để tránh mất quá nhiều sức lực khi di chuyển từ dưới lên, thiết kế cầu thang cần 11 bậc thì phải bố trí 1 chiếu nghỉ. Độ rộng tối thiểu của chiếu nghỉ nên đạt 90cm - bằng độ rộng tối thiểu của một vế thang.
Đơn vị chuyên thiết kế, thi công cầu thang:
Liên hệ tư vấn: 0833.022.023
Một vài mẫu cầu thang nhà đẹp nhất hiện nay
Mẫu cầu thang phong cách hiện đại
Nhà ống bằng kính, nhà cấp 4 gác lửng hiện đại, nhà 2 tầng hiện đại, biệt thự 2 tầng hiện đại,... là những kiểu nhà thường sử dụng mẫu cầu thang phong cách hiện đại. Mẫu cầu thang này sử dụng kính cường lực để thay thế con tiện truyền thống, vừa đem lại sự nhẹ nhàng, thoáng đãng, vừa toát lên được sự hiện đại và khỏe khoắn cho căn nhà. Phong cách hiện đại phù hợp với hầu hết các loại cầu thang như cầu thang gỗ, cầu thang bê tông cốt thép, cầu thang gạch đá,...
Mẫu cầu thang phong cách cổ điển
Đối với những căn nhà mang phong cách cổ điển thì cầu thang cũng được thiết kế theo phong cách này để tạo sự đồng bộ và hài hòa. Cầu thang cổ điển thường được ứng dụng tại các công trình lâu đài hoặc biệt thự với đặc điểm nổi bật là tính thẩm mỹ, sự hoành tráng và đồ sộ. Thường thì cầu thang cổ điển sẽ sử dụng chất liệu chính là gỗ cùng kiểu dáng uốn cong mềm mại, hoa văn trang trí tỉ mỉ và đẹp mắt.
Mẫu cầu thang phong cách tân cổ điển
Những ngôi nhà tân cổ điển sẽ sử dụng mẫu cầu thang phong cách này. Phong cách tân cổ điển là sự kết hợp giữa phong cách hiện đại và cổ điển để mang đến lối kiến trúc độc đáo và ấn tượng. Ở phong cách này, các chi tiết hoa văn, trang trí sẽ được lược bớt để cầu thang trở nên gọn gàng, giản dĩ và gần gũi hơn. Phong cách tân cổ điển cũng sử dụng vật liệu chính là gỗ để mang đến sự tinh tế, sang trọng cho không gian.
Tùy vào phong cách kiến trúc mà bạn lựa chọn cầu thang nhà sao cho phù hợp. Sự phù hợp chính là yếu tố để đảm bảo tính thẩm mỹ, sự đồng nhất và hợp lý trong thiết kế, thi công.
Xem thêm: