Tất tần tật các kiểu nhà phổ biến ở Việt Nam

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Các kiểu nhà ở Việt Nam rất đa dạng và nhiều điểm nổi bật cả về kiến trúc và phong cách. Hãy cùng khám phá nhà ở Việt Nam, các kiểu nhà truyền thống, nhà kiểu mới gần đây và thử định hình cho mình một ngôi nhà trong mơ ngay từ bây giờ nhé!

1. Theo luật quy định

Nhà ở là công trình được xây dựng nhằm mục đích để ở và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của các cá nhân, các gia đình. Luật nhà ở Việt Nam phân chia các loại nhà ở thành 6 loại theo đặc điểm và mục đích sử dụng, bao gồm:

- Nhà ở riêng lẻ

Là kiểu nhà phổ biến theo nhận thức và suy nghĩ thường thấy của chúng ta. Đây là công trình nhà ở được xây dựng trên khu vực đất riêng, thuộc quyền sở hữu hợp pháp nhất định.

Tùy theo kiểu thiết kế và phương thức sử dụng, nhà ở riêng lẻ cũng được phân ra gồm các dạng: nhà độc lập, nhà liền kề, nhà biệt thự.

Nhà ở riêng lẻ được xây dựng trên khu vực đất riêng, thuộc quyền sở hữu pháp lý xác định

- Nhà chung cư

Nhà chung cư là kiểu công trình có nhiều tầng trở lên. Đây là những công trình có nhiều căn hộ. Các căn hộ cùng tòa chung cư thường có lối đi chung, hạ tầng dùng chung.

Theo mục đích sử dụng, chung cư được chia thành hai loại: Chung cư để ở và chung cư dùng trong mục đích hỗn hợp: ở và kinh doanh (căn hộ Shophouse, căn hộ văn phòng,…)

Chung cư là công trình có nhiều căn hộ với hệ thống hạ tầng chung

- Nhà ở thương mại

Là kiểu nhà xây dựng nhằm bán hoặc cho thuê. Đây là kiểu nhà dành cho tất cả các đối tượng, được chia thành các phân khúc khác nhau, diện tích và quy mô đa dạng và có quyền sang nhượng sở hữu tự do.

Nhà ở thương mại dược xây dựng nhằm bán hoặc cho thuê

- Nhà ở công vụ

Là công trình nhà ở được xây dựng nhằm dành riêng cho các đối tượng trong thời gian công tác, đảm nhiệm chức vụ nào đó sử dụng. Thông thường, kiểu nhà này thường được dùng để ở hoặc tiếp khách, hoặc phục vụ mục đích chung là chính yếu.

Thông thường, nhà ở công vụ sẽ có sự đảm bảo an ninh nhất định cả trong và ngoài khu vực. Nhà ở công vụ cũng đa dạng diện tích và hướng cho phù hợp với thiết kế cũng như mục đích, tính chất cơ quan.

Nhà ở công vụ dành cho các đối tượng đang làm nhiệm vụ hoặc chức năng gì đó

- Nhà ở tái định cư

Đây là công trình nhà ở nhằm phục vụ cho việc tái định cư sau giải tỏa mặt bằng của cá nhân hoặc các gia đình được sử dụng vào mục đích bố trí chỗ ở cho các cá nhân, hộ gia đình thuộc diện tái định cư. Các đối tượng này sở hữu khu vực đất ở bị Nhà nước giải tỏa hoặc thu hồi theo các quy định của pháp luật.

Nhà tái định cư phục vụ cho việc tái định cư của cư dân thuộc diện tái định cư

- Nhà ở xã hội

Là công trình thuộc về các cơ quan nhà nước với mục đích phi lợi nhuận, an sinh xã hội. Nhà ở xã hội cung cấp nhà cho một số đối tượng đặc biệt, được ưu tiên trong xã hội, như: những người không có khả năng lao động, những người có thu nhập thấp, … Với nhà ở xã hội, các đối tượng được phép thuê hoặc ở với giá rẻ hơn thị trường hoặc ở miễn phí.

Nhà ở xã hội là công trình thuộc cơ quan nhà nước với mục đích phi lợi nhuận, an sinh xã hội

2. Theo phong cách nhà

Thực tế, hình ảnh nhà ở Việt Nam khá dễ hình dung và đồng nhất. Kể cả nhà kiểu mới hiện nay cũng mang những nét đặc trưng và có sự đồng loạt dễ thấy. Một số kiểu nhà ở Việt Nam quen thuộc bạn dễ bắt gặp trong đời sống như:

- Nhà cấp 4

Hình ảnh khá quen thuộc trong thiết kế nhà ở Việt Nam là nhà cấp 4. Đây là công trình nhà ở chỉ bao gồm 1 tầng, với diện tích không lớn lắm. Nhà cấp 4 cũng có niên hạn không quá lâu, chỉ tầm 30 năm tối đa.

Một số đặc điểm kết cấu nhà cấp 4:

  • Khung chịu lực bằng gỗ hoặc gạch.
  • Chất liệu vật liệu sử dụng: tường bao bằng gạch
  • Mái nhà thường lợp ngói.
  • Tiện nghi nội thất trong nhà ở mức thấp, chưa hoàn toàn đầy đủ.
  • Cấu trúc đơn giản, kỹ thuật xây không cao, thời gian xây dựng nhanh, chi phí thấp.
  • Thường xuất hiện ở khu vực nông thôn, nơi có đất đai rộng lớn

Nhà cấp 4 cũng có ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, những công trình này ở thành phố thường được có mục đích kinh doanh hoặc cho thuê.

Tham khảo các mẫu nhà cấp 4 để hiểu thêm về kiểu nhà này: nhà vườn cấp 4, nhà ống cấp 4, nhà cấp 4 gác lửng,...

Nhà cấp 4 là kiểu nhà quen thuộc ở Việt Nam

- Nhà cấp 3

Nhà cấp 3 có thiết kế khá tương đồng với nhà cấp 4. Tuy nhiên, nhà cấp 3 có kết cấu vững chãi hơn, chắc chắn hơn. Nhà cấp 3 có niên hạn sử dụng cao hơn, và là loại hình khá lý tưởng với nhiều người. Nhà cấp 3 cũng có những nét đặc trưng như:

  • Vật liệu được sử dụng trong xây dựng mang tính phổ thông (như: cát, đá, xi măng, gạch,...)
  • Tường bao và vách ngăn thường bằng gạch, mái nhà dùng Fibroociment hoặc lợp ngói.
  • Chiều cao công trình không quá 2 tầng
  • Các tiện nghi, nội thất, đời sống sinh hoạt ở mức trung bình.

Nhà cấp 3 có thiết kế gần giống nhà cấp 4

- Nhà cấp 2

Được xây dựng chắc chắn và có niên hạn sử dụng cao đến trên 70 năm, nhà cấp 2 được khá nhiều người hiện nay ưa thích và lựa chọn. Nhà cấp 2 có kết cấu vững chắc, vật liệu chất lượng, tiện nghi và nội thất đầy đủ, đảm bảo.

Một số đặc điểm nhà cấp 2:

  • Khung chịu lực có chất liệu tốt (gạch và bê tông cốt thép)
  • Chất liệu chủ yếu cho tường bao, vách ngăn: gạch, bê tông cốt thép
  • Mái nhà thường là mái bằng, một số gia đình cũng có thể kết hợp mái lợp ngói để bảo vệ phần trần, tránh hư hoặc ẩm ướt phần trần nhà.
  • Hệ thống cách nhiệt chất lượng đảm bảo

Nhà cấp 2 có kết cấu vững chắc, niên hạn sử dụng 70 năm

- Nhà cấp 1

Tiêu chí nhà cấp 1 khá tương đồng với nhà cấp 2. Tuy vậy, loại hình này có chất liệu kết, cấu và giá trị sử dụng cao hơn, niên hạn dài hơn (trên 80 năm).

Một số đặc điểm kết cấu nhà cấp 1:

  • Khung chịu lực khỏe, chất liệu vật liệu tốt.
  • Bê tông, cốt thép là vật liệu chính là tường bao, vách ngăn.
  • Mái nhà đổ bê tông hoặc lợp ngói,
  • Cách nhiệt tốt
  • Nhiều tầng

Nhà cấp 1 gần giống nhà cấp 2, niên hạn sử dụng 80 năm

- Nhà biệt thự

Biệt thự được coi là loại hình cao cấp trong bất động sản, có thiết kế tinh tế, kết cấu chất lượng vượt trội. Biệt thự được xây dựng trên nền đất riêng, được khu biệt với các không gian khác bằng tường rào, có lối đi vào nhà nhất định.

Biệt thự có diện tích khá lớn, tối thiểu tầm 200 m2. Trong căn biệt thự, có thể có các khu vực nghỉ ngơi, giải trí như bể bơi, khu ngoài trời, vườn, sân,....

Biệt thự có kết cấu đảm bảo những điều sau:

  • Khung chịu lực có chất liệu tốt.
  • Gạch, bê tông cốt thép là chất liệu chính của tường bao, vách ngăn.
  • Mái đổ bê tông hoặc mái lợp ngói.
  • Không giới hạn số tầng khi xây dựng
  • Mỗi tầng có hệ thống phòng đa dạng.
  • Hệ thống cách âm, cách nhiệt chất lượng.

Xem thêm các mẫu nhà sau để hiểu thêm về kiểu nhà biệt thự: biệt thự trệt, biệt thự nhà vườn, nhà ống biệt thự, biệt thự 2 tầng hiện đại,...

Nhận xây nhà các loại mái, đảm bảo giá thành cạnh tranh, chất lượng tốt nhất trên thị trường.

Liên hệ tư vấn: 0833.022.023

nhà biệt thự

Những thông tin trên hy vọng đã giúp bạn hiểu về các kiểu nhà Việt Nam, đồng thời nắm được những đặc trưng cơ bản của các kiểu nhà này. Đừng quên theo dõi mục Nội - ngoại thất của website để liên tục cập nhật những tin tức thú vị về các kiểu nhà và mẫu nhà nhé!

Xem thêm: