Cách thiết kế biệt thự mini 1 tầng từ A - Z (kèm mẫu, chi phí)

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Biệt thự mini 1 tầng là kiểu nhà không dễ xây dựng. Bài viết dưới đây là những gợi ý về cách thiết kế giúp bạn có nhiều ý tưởng hơn để áp dụng.

Về cơ bản, biệt thự mini chính là mô hình thu nhỏ của các căn biệt thự lớn. Nghĩa là ngoại trừ sự khác nhau về diện tích thì biệt thự mini có đặc điểm, cấu trúc và chức năng như một căn biệt thự thông thường. Biệt thự mini có nhiều loại, nếu phân theo số tầng thì có biệt thự mini 1 tầng, 2 tầng và 3 tầng là phổ biến nhất. Bài viết dưới đây là các thông tin về biệt thự mini 1 tầng, bao gồm đặc điểm, cách thiết kế, chi phí và mẫu đẹp nhất để tham khảo.

Đặc điểm của biệt thự mini 1 tầng

Biệt thự mini là một dạng của biệt thự trệt, tuy nhiên kích thước của nó có thể nhỏ hơn so với các căn biệt thự thông thường. Ngoài ra, cũng có thể xem biệt thự mini là một kiểu nhà vườn cấp 4 ở Việt Nam, tuy nhiên về kiến trúc và tiện ích thì nhỉnh hơn so với nhà cấp 4.

Biệt thự mini 1 tầng 1

Dưới đây là các đặc điểm cơ bản của biệt thự mini 1 tầng:

  • Diện tích: Thường có diện tích dưới 100m2, trong đó diện tích thông dụng nhất là 40m2, 50m2, 60m2, 70m2, 80m2, 90m2 và 100m2.
  • Thiết kế: 1 tầng hoặc có thể có thêm gác lửng, tầng tum để mở rộng diện tích.
  • Phong cách: Thường thiết kế theo phong cách hiện đại, đơn giản.
  • Khu vực xây dựng: Thường xây dựng ở các thành thị có diện tích đất nhỏ hẹp.
  • Chi phí: Chi phí xây dựng không quá cao, được đánh giá phù hợp với đa số thu nhập trung bình của người dân (xem cách tính chi phí chi tiết ở phần 3 bài viết).
  • Số thành viên: Phù hợp với những gia đình có từ 3 - 7 thành viên tùy vào diện tích của biệt thự.
  • Bố trí không gian: Thường sẽ có từ 1 - 3 phòng ngủ (tùy diện tích), có 1 phòng bếp, 1 phòng khách.
  • Sân vườn: Nhỏ hẹp, chủ yếu tận dụng không gian ở vườn trước, ban công hoặc sân thượng.

Dù cho diện tích nhỏ đến mấy thì để được gọi là biệt thự, công trình đó phải đáp ứng tiêu chuẩn của một biệt thự thông thường: có chỗ đỗ xe ô tô, có lối đi vào riêng biệt, có tiểu cảnh cây xanh, có sự cân bằng giữa không gian xanh và nhà ở,...

Có nên xây biệt thự mini 1 tầng không?

Ưu điểm

  • Chi phí xây dựng thấp, phù hợp với thu nhập của nhiều gia đình
  • Phù hợp với khu vực “đất chật người đông”
  • Dễ bố trí nội thất và không gian
  • Phù hợp với các gia đình “trẻ” có từ 2 - 4 thành viên
  • Đem đến sự hiện đại, đẳng cấp và phù hợp với thị hiếu hiện nay.

Nhược điểm

  • Khó ứng dụng nhiều phong cách thiết kế, ví dụ như phong cách tân cổ điển hay cổ điển.
  • Không bố trí được nhiều khoảng xanh giống như biệt thự thông thường.
  • Không gian chật hẹp, không phù hợp với những gia đình đông thành viên.
  • Không đem lại sự bề thế và xa hoa giống như các căn biệt thự diện tích lớn.

Chi phí xây biệt thự mini 1 tầng bao nhiêu?

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng

  • Phong cách: Phong cách cổ điển hoặc tân cổ điển sẽ có chi phí cao hơn phong cách hiện đại, bởi cổ điển - tân cổ điển gắn liền với những hoa văn, họa tiết phù điêu được chạm khắc tỉ mỉ gây tốn thời gian. Thông thường, chi phí xây biệt thự cổ điển hoặc tân cổ điển khoảng 7 - 10 triệu/m2. Trong khi đó, biệt thự phong cách hiện đại chỉ khoảng 5 - 7 triệu/m2.
  • Địa điểm xây dựng: Xây biệt thự trên những khu vực đất yếu, gần sông hoặc hẻm, di chuyển khó khăn,... thì sẽ tốn chi phí hơn cho việc đổ móng, gia cố móng hoặc vận chuyển,... Ngoài ra, giá nhân công, vật liệu có thể có sự khác nhau giữa các tỉnh, thành, theo thông thường thì giá ở thành phố luôn cao hơn ở nông thôn.
  • Thời gian xây dựng: Mùa khô được xem là thời điểm tốt nhất để xây dựng vì thời tiết giúp quá trình thi công sạch sẽ, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí thi công hơn. Tuy nhiên, xây nhà vào mùa khô có thể gây ra nứt nẻ do sự giãn nở của bê tông, khiến công trình khó đạt được chất lượng chuẩn.
  • Kiểu mái sử dụng: Có nhiều loại mái biệt thự khác nhau và mỗi một kiểu mái sẽ có những mức chi phí khác nhau. Cụ thể: Mái bê tông cốt thép dao động trong khoảng 5 - 5,5 triệu/m2; mái tôn khoảng 4 - 4,2 triệu/m2; mái ngói khoảng 5 - 5,5 triệu/m2.
  • Vật liệu xây dựng: Bao gồm vật liệu xây dựng phần thô và vật liệu xây dựng hoàn thiện. Trên thị trường vật liệu xây dựng rất đa dạng, nhiều loại và nhiều mức giá khác nhau. Bạn nên căn cứ vào khả năng tài chính và nhu cầu sử dụng để chọn loại vật liệu phù hợp nhất.

Xây biệt thự mini với giá trọn gói 5,2 triệu/m2. Vật liệu sử dụng: Việt Nhật, Hòa Phát. Insee, Hà Tiên, Cẩm Phả, Viglacera, Taicera, Đồng Tâm, Maxilite, Jotun, Dulux,... Bảo hành lên đến 3 năm.

Liên hệ tư vấn: 0833.022.023

Cách tính chi phí xây biệt thự mini 1 tầng

Công thức tính chi phí xây dựng:

Chi phí xây biệt thự = Diện tích xây dựng x Đơn giá

Trong đó:

  • Diện tích xây dựng: bao gồm diện tích của tầng hầm, móng, sàn, mái, sân, cầu thang và các khu vực khác cộng lại.
  • Đơn giá xây dựng: bao gồm đơn giá xây dựng phần thô và đơn giá xây dựng hoàn thiện.

Cách tính diện tích xây dựng

Diện tích tầng hầm:

  • Độ sâu từ 1 - 1,3m so với Code vỉa hè > tính 150% diện tích.
  • Độ sâu từ 1,3 - 1,7m so với Code vỉa hè > tính 170% diện tích.
  • Độ sâu từ 1,7 - 2m so với Code vỉa hè > tính 200% diện tích.
  • Độ sâu > 2m so với Code vỉa hè > tính 250% diện tích.

Diện tích móng:

  • Móng băng, móng cọc > tính 20% diện tích sàn.
  • Móng bè > tính 50% diện tích sàn.

Diện tích sàn:

  • Sàn tầng 1 (tầng trệt) > tính 100% diện tích
  • Sàn các tầng trên nếu có > tính 100% diện tích xây dựng nhân cho số lầu.

Diện tích mái:

  • Mái tôn > tính 30% diện tích.
  • Mái bê tông > tính 50% diện tích.
  • Mái ngói kèo sắt > tính 70% diện tích.
  • Mái bê tông cốt thép > tính 100% diện tích.

Diện tích khu vực khác:

  • Sân trước và sân sau tính 70% diện tích (nếu diện tích lớn thì phải xem xét lại).
  • Ô trống trong nhà: nếu diện tích dưới 8m2 tính 100% diện tích, nếu diện tích lớn hơn 8m2 tính 50% diện tích.
  • Cầu thang tính 100% diện tích.

Ví dụ: Biệt thự mini 1 tầng diện tích 80m2 sử dụng móng băng, mái ngói, không có hầm được tính diện tích như sau:

  • Móng =20% x 80m2 = 16m2
  • Mái = 70% x 80m2 = 56m2
  • Sàn (chỉ 1 tầng) = 100% x 80m2 = 80m2
  • Sân = 70% x 80m2 = 56m2
  • Ô trống trong nhà (ví dụ trường hợp dưới 8m2) = 100% x 80m2 = 80m2.

> Diện tích xây dựng = 16 + 56 + 80 + 56 + 80 = 288m2.

Cách tính đơn giá

Trên thị trường, đơn giá xây dựng biệt thự mini đang dao động trong mức sau:

  • Đơn giá xây dựng phần thô + nhân công: 3,5 - 4 triệu/m2.
  • Đơn giá xây dựng trọn gói: 6 - 10 triệu/m2.

Lưu ý: Giá chỉ mang tính chất tham khảo, giá trên thực tế sẽ phụ thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng mà bài viết vừa nói đên sở trên.

Tóm lại

Lấy ví dụ ở trên, ta có diện tích xây dựng là 288m2.

Đơn giá tùy vào sự lựa chọn của mỗi người mà dao động từ 3,5 - 10 triệu đồng/m2. Ví dụ chọn mức trọn gói 5 triệu/m2 thì chi phí xây dựng được tính như sau:

Chi phí xây dựng = 288m2 x 5 triệu = 1 tỷ 440 triệu đồng.

Gợi ý cách thiết kế biệt thự mini 1 tầng khoa học, phù hợp

Xây dựng biệt thự mini khó nhất ở chỗ đòi hỏi sự phù hợp. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều mẫu biệt thự mini 1 tầng khác nhau trên mạng để tham khảo, nhưng có áp dụng vào được thực tế hay không lại là một vấn đề khác. Bởi vì diện tích không giống nhau, nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của mỗi người lại càng khác.

Để xây dựng được một căn biệt thự hài hòa, phù hợp thì bạn cần lưu ý các điều sau:

Lựa chọn phong cách kiến trúc

Biệt thự mini 1 tầng 2

Mặc dù kiến trúc hiện đại được xem là phong cách phù hợp nhất với biệt thự mini 1 tầng, tuy nhiên bạn cũng có thể ứng dụng phong cách cổ điển, tân cổ điển để tạo ra sự độc đáo, mới lạ cho căn nhà.

  • Phong cách cổ điển: Chú trọng đến các chi tiết, hoa văn, tạo hình toát lên sự hoa lệ, sang trọng. Đi kèm với đó là chi phí xây dựng ở mức cao.
  • Phong cách tân cổ điển: Hướng đến sự sang trọng, tinh tế nhưng không diễm lệ, quyền quý như phong cách cổ điển. Các chi tiết trang trí cũng đơn giản, thanh thoát hơn. Nhờ vậy, chi phí xây dựng sẽ thấp hơn so với phong cách cổ điển, nhưng vẫn cao hơn phong cách hiện đại.
  • Phong cách hiện đại: Là thiết kế với tạo hình trái ngược hoàn toàn với kiến trúc cổ điển. Thay vì nhấn mạnh vào chi tiết trang trí tỉ mỉ thì phong cách hiện đại tập trung vào khối hình học đơn giản, độc đáo. Đồng thời áp dùng màu sắc mới lạ, phong phú tạo nên sự đặc sắc cho công trình. Chi phí xây dựng của biệt thự hiện đại thường thấp hơn nhiều so với 2 phong cách nói trên.

Đối với diện tích nhà từ 80 - 100m2 thì có thể ứng dụng phong cách cổ điển hoặc tân cổ điển, còn diện tích dưới 80m2 thì nên cân nhắc, nhất là khi xây nhà 1 tầng.

Xác định diện tích xây dựng

Đối với kiểu nhà ở khác như nhà cấp 4, nhà ống, nhà phố,... thì bạn có thể sử dụng 100% diện tích để xây nhà. Nhưng đối với nhà ở kiểu biệt thự thì bạn phải chừa một phần diện tích dành cho sân vườn, hàng rào, cổng biệt thự và các tiện ích khác.

Vậy diện tích xây biệt thự bao nhiêu là hợp lý?

Bạn sẽ căn cứ vào các yếu tố sau: số lượng công năng bố trí, khả năng tài chính và diện tích của ô đất xây dựng.

Nếu số lượng công năng nhiều, khả năng tài chính dồi dào và diện tích của ô đất lớn thì diện tích xây dựng có thể lớn, hoặc ngược lại. Lựa chọn cuối cùng phải đảm bảo sự phù hợp, hài hòa và cân đối giữa các yếu tố nói trên.

Sắp xếp công năng

Công năng của biệt thự phải phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình. Đối với gia đình đông thành viên thì nhu cầu về công năng sẽ lớn hơn so với gia đình ít thành viên. Tuy nhiên, đặc điểm chung của các căn biệt thự mini 1 tầng là diện tích không quá lớn. Do vậy, đối với những gia đình đông thành viên thì có thể xây thêm gác lửng, tầng tum hoặc xây thêm tầng để mở rộng diện tích.

Thông thường, biệt thự mini phù hợp với gia đình có từ 3 - 7 thành viên. Tùy vào diện tích của từng biệt thự mà số phòng ngủ có thể đáp ứng là từ 3 - 4 phòng.

Ngoài ra, phòng bếp và phòng khách là những không gian bắt buộc phải có. Nếu như diện tích nhà không đủ lớn thì có thể thiết kế theo kiểu nối liền, thông suốt, vừa tiết kiệm diện tích lại vừa tăng tính kết nối cho không gian.

Xây nhà theo phong thủy

Bất cứ kiểu nhà nào cũng cần phải hài hòa với phong thủy, không riêng gì biệt thự mini. Phong thủy nhà ở là yếu tố liên quan đến họa - phúc của con người. Nhà hợp phong thủy thì sẽ đem đến may mắn, tài lộc cho gia chủ, và ngược lại.

Liên quan đến phong thủy nhà biệt thự, những điều gia chủ cần quan tâm đó là:

  • Hướng nhà, hướng bếp, hướng bàn thờ
  • Vị trí của các phòng công năng
  • Bố trí không gian
  • Màu sắc sử dụng
  • Loại vật liệu nên sử dụng

Nếu không có kinh nghiệm và chuyên môn, bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ, tư vấn từ các chuyên gia để xây nhà hợp phong thủy ngay từ đầu, hoặc tìm cách hóa giải nếu như lỡ phạm vào kiêng kỵ theo phong thủy.

Cách phối màu sắc

Biệt thự mini 1 tầng 3

Đối với biệt thự mini 1 tầng thì màu sắc nên chọn là gam màu trắng hoặc màu trung tính. Bởi vì biệt thự mini có diện tích khiêm tốn, những gam màu này giúp không gian sáng sủa và tạo cảm giác rộng rãi hơn. Còn màu của mái thì xu hướng hiện nay đang ưa chuộng tông màu lạnh như màu xám hoặc xanh.

Đối với chọn màu sắc, ngoài đảm bảo hài hòa với không gian thì gia chủ nên tìm hiểu qua về phong thủy để chọn màu phù hợp với vận mệnh của mỗi người. Theo đó, mỗi tuổi mệnh sẽ tương ứng với những gam màu khác nhau, như là:

  • Người mệnh Kim: hợp màu trắng, bạc, vàng, nâu - tránh màu đỏ, hồng;
  • Người mệnh Mộc: hợp màu xanh, lục, đen, xanh biển - tránh màu trắng, ghi.
  • Người mệnh Thủy: hợp màu đen, xanh biển, trắng, ghi - tránh màu vàng, nâu.
  • Người mệnh Hỏa: hợp màu đỏ, tím, xanh - tránh màu đen, xanh nước biển.
  • Người mệnh Thổ: hợp màu vàng, cam, nâu, hồng, đỏ, tím - tránh màu xanh, lục.

Ánh sáng & cây xanh

Ánh sáng là điều cần đặc biệt lưu ý ở các căn biệt thự mini 1 tầng. Biệt thự mini vốn nhỏ, kết cấu lại chỉ có 1 tầng đã khiến cho không gian có phần tù túng, chật hẹp. Trong khi đó, để được gọi là biệt thự thì căn nhà phải toát lên được sự rộng rãi và thoáng đáng, mà ánh sáng chính là yếu tố chính để làm được điều đó.

Ánh sáng của biệt thự mini 1 tầng nếu bị hạn chế thì có thể làm sân trước, sân sau, giếng trời. Đồng thời, nên sử dụng chất liệu kính để tăng khả năng lấy sáng. Nên thiết kế ban công rộng rãi để vừa làm nơi đón năng lượng cho căn nhà, vừa là nơi để các thành viên trong gia đình thư giãn.

Đối với cây xanh thì đây là hạng mục không thể thiếu ở các căn biệt thự, dù đó là biệt thự liền kề, biệt thự đơn lập, song lập hay biệt thự mini. Cây xanh thường được trồng ở sân vườn, nhưng nếu diện tích sân vườn quá nhỏ thì có thể trồng ở trong nhà, ban công hay phía trước nhà. Nếu diện tích sân vườn rộng, nên bố trí thêm ao hồ hoặc hồ bơi để tăng thêm sự đặc sắc cho ngoại cảnh, giúp điều hòa không khí và trở thành nơi vui chơi, thư giãn của cả gia đình.

Các nguyên tắc trong thiết kế

Để đem đến không gian sống thoải mái trong khi diện tích khá khiêm tốn thì xây dựng biệt thự mini cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

  • Cân xứng và hài hòa: Bao gồm sự cân xứng giữa chiều cao và chiều rộng ngôi nhà sao cho toát lên “cốt cách” của biệt thự, tránh sự lệch lạc có thể khiến ngôi nhà trông giống nhà ống hoặc nhà cấp 4. Đồng thời, phải có sự hài hòa giữa nội - ngoại thất, giữa cây xanh và khu tiểu cảnh, giữa nhà ở và các không gian bên ngoài để tạo sự cân bằng, đồng bộ.
  • Thoáng đãng và rộng rãi: Vì biệt thự mini có diện tích không lớn nên khi thiết kế cần lược bỏ hết các chi tiết rườm rà để có thể mở rộng không gian. Nên áp dụng phong cách tối giản để không gian trở nên rộng rãi, thoáng đãng hơn. Ngoài ra, nên sử dụng các vật liệu có khả năng “ăn gian” diện tích như kính, đồ nội thất thông minh,...
  • Đồng bộ và kết nối: Đó là sự đồng bộ giữa nội và ngoại thất. Nếu đã xác định theo phong cách nào thì cả nội thất và ngoại thất đều phải thống nhất theo phong cách đó, từ vật liệu sử dụng, màu sắc, kiểu dáng cho đến cách thức xây dựng. Tránh trường hợp nội thất thì hiện đại mà ngoại thất thì tân cổ điển hay cổ điển khiến cho tổng thể rời rạc, mất thẩm mỹ.
  • Bền vững và lâu dài: Muốn vậy, cần xây dựng nền móng vững chãi, chắc chắn. Nếu xây biệt thự trên nền đất yếu thì nên thi công móng cọc và gia cố thêm cừ tràm cho chắc chắn. Còn đối với nền đất rắn chắc và tốt thì có thể thi công móng băng với phần chân đế mở rộng và chạy dài theo các trục cột.

Mẫu biệt thự mini 1 tầng đẹp nhất hiện nay

Mẫu biệt thự mini 1 tầng 1

Mẫu biệt thự mini 1 tầng 2

Mẫu biệt thự mini 1 tầng 3

Mẫu biệt thự mini 1 tầng 4

Mẫu biệt thự mini 1 tầng 5

Mẫu biệt thự mini 1 tầng 6

Xem thêm các mẫu biệt thự khác để có thêm nhiều ý tưởng thiết kế: