Biệt thự: Tất tần tật những điều cần biêt (Khái niệm, đặc điểm, phân loại,...)

Đánh giá bài viết:   (2 lượt) icon icon
Đánh giá bài viết:   (2 lượt) icon icon

Biệt thự là kiểu nhà phổ biến tại Việt Nam. Tìm hiểu đầy đủ nhất khái niệm, đặc điểm, lịch sử hình thành, các loại nhà biệt thự,... ngay trong bài viết dưới đây.

Cùng với nhà ống, nhà phố, nhà cấp 4,... thì biệt thự là một trong các kiểu nhà cực kỳ phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là ở vùng ngoại ô thành phố. Mặc dù vậy, để thực sự hiểu về nó thì không phải ai cũng tường tận. Nhất là khi biệt thự thường dễ nhầm lẫn với các kiểu nhà như nhà cấp 4, nhà cao tầng, dinh thự hay biệt phủ. Để hiểu rõ hơn về nhà biệt thự, đồng thời phân biệt nó với các kiểu nhà khác thì dưới đây là tất tần tật điều cần biết về biệt thự.

Khái niệm và đặc điểm của biệt thự

Biệt thự là gì?

Biệt thự có tên tiếng Anh là villa, nghĩa là loại hình nhà ở được xây dựng trên một không gian rộng lớn, có đầy đủ tiện nghi. Tuy nhiên cách nói này có thể gây hiểu lầm với các kiểu nhà khác như nhà vườn, nhà cấp 4,... Do vậy, Bộ Xây dựng tại Thông tư 38/2009/TT-BXD đã có định nghĩa về nhà ở biệt thự như sau:

“Biệt thự là nhà ở riêng biệt (hoặc có nguồn gốc là nhà ở đang được dung vào mục đích khác) có sân vườn, có hàng rào và lối ra vào riêng biệt, có số tầng chính không quá 3 tầng (không kể tầng mái che cầu thang, tầng mái và tầng hầm), có ít nhất 3 mặt trông ra sân hoặc vườn, có diện tích không vượt quá 50% diện tích khuôn viên đất, được xác định là khu chức năng trong quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”

Biệt thự

Đặc điểm nhà biệt thự

Một công trình được xem là nhà ở biệt thự khi chúng đáp ứng đầy đủ các tiêu chí được nhắc đến trong khái niệm nhà biệt thự nói trên, đồng thời có các đặc điểm sau đây:

  • Diện tích xây dựng từ 120m2 trở lên, mặt tiền không nhỏ hơn 10m
  • Cây xanh chiếm phần lớn diện tích, có thể bằng hoặc lớn hơn diện tích nhà ở.
  • Mật độ xây dựng thấp, thường chú trọng vào các hạng mục tiện ích.
  • Không gian sống sạch sẽ, yên tĩnh, trong lành.
  • Thiết kế nội thất sang trọng, đẳng cấp.
  • An ninh được đảm bảo bằng hệ thống cổng biệt thự và tường rào kiên cố.

Tiêu chuẩn thiết kế biệt thự

  • Sảnh nhà: Diện tích phù hợp, hài hòa với không gian chung.
  • Phòng khách: Rộng ít nhất 20 - 25m2, đảm bảo rộng rãi, thoáng đãng và có góc nhìn ra vườn hoặc thiên nhiên.
  • Phòng bếp: Đầy đủ công năng, bố trí gọn gàng, sạch sẽ, thiết kế tăng khả năng lấy sáng.
  • Phòng sinh hoạt chung: Diện tích khoảng 20 - 25m2, thường sử dụng để các thành viên trò chuyện với nhau sau mỗi bữa ăn.
  • Khu vệ sinh chung: Nên bố trí ở gần phòng khách, phòng ăn, rộng khoảng 3 - 5m.
  • Phòng ngủ: Phòng ngủ master diện tích 25 - 36m2, đầy đủ tiện nghi; phòng ngủ con cái khoảng 14 - 18m2, đầy đủ tiện nghỉ.
  • Garo ô tô: Diện tích tùy thuộc vào diện tích toàn công trình, tuy nhiên phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa xe và tường là 1,2m, phía trước đầu xe có khoảng cách 0,5m.
  • Cầu thang: Diện tích khoảng 6 - 12m2, chiều rộng từng vế cầu thang khoảng 1,2 - 1,5.

Lưu ý: Tiêu chuẩn nói trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trên thực tế có thể thay đổi linh hoạt dựa vào diện tích và nhu cầu sử dụng của gia chủ.

Lịch sử hình thành, phát triển nhà biệt thự

Theo Wikipedia, biệt thự được hình thành từ thời kỳ La Mã cổ đại, xuất phát từ tầng lớp thượng lưu thời bấy giờ. Các công trình kiến trúc La Mã cổ đại còn sót lại cũng đã phần nào cho thấy sự tồn tại của biệt thự, tuy nhiên lúc này còn sơ khai và chưa rõ nét như bây giờ.

Sau khi Cộng hòa La Mã sụp đổ thì biệt thự được sử dụng giống như một tu viện dưới sự quản lý của các giáo hội. Mãi cho đến thời Trung cổ thì kiểu nhà biệt thự mới được xây dựng lại và phát triển cho đến tận hôm nay.

Tại Việt Nam, các công trình biệt thự được cho là xuất hiện từ thời Pháp thuộc. Lúc này biệt thự được xây dựng trên nền diện tích khá lớn, từ 500 m2 cho đến vài ngàn mét vuông. Sau này khi đã dần dần phổ biến thì diện tích biệt thự bắt đầu được thu hẹp dần, thay vì chú trọng quy mô thì biệt thự hiện đại tập trung vào thiết kế và các tiện nghi.

Biệt thự - 2

Theo thời gian, không chỉ biệt thự mà các công trình kiến trúc cũng có sự thay đổi để thích nghi với thời cuộc. Về bản chất, biệt thự vẫn là các công trình được xây dựng biệt lập, thiết kế đẹp và có nhiều công năng; tuy nhiên, trên thực tế đã được biến tấu ít nhiều để phù hợp với điều kiện của từng gia đình.

Bạn muốn tìm hiểu thêm kiến thức về biệt thự? Hoặc bạn có nhu cầu xây biệt thự cần tư vấn thêm về loại hình nhà ở này?

Liên hệ tư vấn: 0833.022.023

Phân loại nhà biệt thự

Theo phong cách

Biệt thự cổ điển: Là kiểu biệt thự được thiết kế theo phong cách cổ điển với đặc điểm thiết kế tỉ mỉ, trang trí chi tiết, chú trọng vào quy mô đồ sộ, bề thế. Ngày nay, biệt thự cổ điển ít được sử dụng do chi phí xây dựng đắt đỏ, đồng thời đòi hỏi sự kỹ lưỡng trong thiết kế, thi công.

Biệt thự cổ điển

Biệt thự tân cổ điển: Sự kết hợp giữa phong cách hiện đại và cổ điển đã tạo nên phong cách tân cổ điển độc đáo. Biệt thự tân cổ điển không có sự cầu kỳ, rườm rà nhưng vẫn giữ được nét độc đáo, quyến rũ của phong cách cổ điển. Đồng thời áp dụng lối kiến trúc hiện đại để tạo nên một công trình hợp thời, hợp thế.

Biệt thự tân cổ điển

Biệt thự hiện đại: Ngược lại với biệt thự cổ điển là biệt thự hiện đại. Phong cách này chủ yếu tập trung vào công năng, loại bỏ hoàn toàn các chi tiết phức tạp, rườm rà mang đến cho công trình sự đơn giản, khỏe khoắn mà vẫn nổi bật.

Biệt thự hiện đại

Theo kiến trúc

Biệt thự đơn lập: Là biệt thự có 4 mặt thoáng, được xây giữa trung tâm lô đất, được bao quanh bởi sân vườn và tường rào. Diện tích tối thiểu đạt 250m2.

Biệt thự đơn lập

Biệt thự song lập: Là biệt thự sở hữu 3 mặt thoáng, được tạo thành bởi 2 căn biệt thự giống nhua về thiết kế, diện tích ghép lại. Diện tích tối thiểu là 100m2, sân vườn nhỏ hơn biệt thự đơn lập.

Biệt thự song lập

Biệt thự tứ lập: Là một tổ hợp gồm 4 biệt thự có kiến trúc, nội thất được xây dựng với nhau trên một mảnh đất, tuy nhiên có thể nằm tách biệt nhau để tạo ra tầm nhìn rộng lớn, thoáng đãng. Biệt thự tứ lập có tính đối xứng gần như tuyệt đối, thường được xuất hiện trong các khu đô thị hiện đại.

Biệt thự tứ lập

Biệt thự liền kề: Là các căn biệt thự được xây dựng nối tiếp nhau trên một lô đất, có chung đặc điểm về kiến trúc và cảnh quan. Biệt thự liền kề thường có 2 thoáng, 2 mặt còn lại sẽ tiếp giáp với biệt thự kế bên.

Biệt thự liền kề

Biệt thự mini: Là những căn biệt thự có diện tích nhỏ, chỉ từ 70 - 100m2, thường có từ 2 - 4 tầng. Mặc dù diện tích nhỏ nhưng vẫn đáp ứng được các tiêu chí đặt ra của nhà biệt thự.

Biệt thự mini

Xem thêm:

Biệt thự phố: Là kiểu biệt thự kết hợp giữa kiến trúc nhà ống cao tầng với kiến trúc nhà biệt thự để mang đến sự độc đáo, mới lạ cho công trình. Biệt thự nhà ống thường được xây dựng tại nội đô với diện tích khá chật hẹp, có thể có hoặc không có sân vườn.

Biệt thự phố

Biệt thự trệt: Là biệt thự chỉ có 1 tầng, được xây dựng trên nền diện tích lớn, thường là ở ngoại ô hoặc vùng nông thôn. Biệt thự trệt có sân vườn rộng rãi, kiến trúc độc đáo, có hàng rào và lối đi riêng.

Biệt thự trệt

Theo mục đích sử dụng

Biệt thự nhà ở: Là những căn biệt thự được sử dụng cho mục đích an cư lâu dài.

Biệt thự nhà ở

Biệt thự du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng: Là những căn biệt thự được xây dựng tại các khu du lịch, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, nghỉ ngơi, thư giãn của khách du lịch.

Biệt thự nghỉ dưỡng

Như vậy, khi nói đến biệt thự là nói đến một kiểu nhà phổ biến nhưng dễ gây nhầm lẫn với các kiểu nhà khác. Việc hiểu rõ các kiến thức về nhà biệt thự sẽ giúp bạn biết được có nên xây/mua biệt thự không và nên xây/mua kiểu nhà biệt thự nào. Đừng quên xem thêm các bài viết trên mục Nội - Ngoại thất của website này để biết thêm nhiều kiến thức về nhà đẹp khác.

Xem thêm: