- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là gì?
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Quy trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về đất đai
Mẫu văn bản về vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (Mới nhất)
Các mẫu văn bản về vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và một số quy định mới nhất về trình tự, thủ tục thực hiện; nguyên tắc xử lý vi phạm.
Lĩnh vực đất đai là một trong số các lĩnh vực phong phú bậc nhất hiện nay. Các đối tượng là chủ thể tham gia quan hệ đất đai hình thành nên những giao dịch, thủ tục liên quan, được quy định trong Luật Đất đai và các văn bản chuyên ngành. Được đánh giá là khá phức tạp, trong các mối quan hệ liên quan đến đất đai, rất hay xảy ra các sai phạm, điều này ảnh hưởng lớn đến việc quản lý và sử dụng đất đai nói chung.
Xử phạt các vi phạm trong lĩnh vực đất đai, có thể dưới góc độ về dân sự, hình sự hoặc hành chính. Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin, quy định cũng như mẫu biên bản, quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai để bạn đọc tham khảo.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là gì?
Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 giải thích về thuật ngữ “vi phạm hành chính” như sau: “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.
Một hành vi được xem là vi phạm hành chính khi thỏa mãn các yếu tố:
- Thứ nhất, có quy định xử phạt vi phạm đối với hành vi đó bằng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính.
- Thứ hai, hành vi vi phạm phải có lỗi, ở hình thức lỗi vô ý hoặc lỗi cố ý.
Như vậy, vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là những hành vi thỏa mãn các yếu tố trên và diễn ra trong các hoạt động liên quan đến đất đai. Cụ thể, từ Điều 6 đến Điều 30 Nghị định 102/2014/NĐ-CP có liệt kê rõ các hành vi thuộc trường hợp vi phạm hành chính về đất đai. Một số hành vi có thể kể đến gồm:
- Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất nhưng không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
- Lấn, chiếm đất; gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác;
- Không đăng ký đất đai;
- Tự ý chuyển quyền sử dụng đất khi đủ điều kiện quy định; dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở;
- Tự ý chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng đối với đất dùng cho mục đích cơ sở tôn giáo
- Chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở, người nhận quyền sử dụng đất ở;
- Vi phạm quy định về quản lý chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính;
- Vi phạm quy định về giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất;
Hoặc, dưới góc nhìn pháp lý, có thể hiểu, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là hành vi trái pháp luật đất đai của người sử dụng đất, được thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý. Hành vi này có sự xâm phạm đến các khách thể được pháp luật đất đai bảo vệ nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Theo quy định tại các điều 31 - 33 nghị định 102/2014/NĐ-CP, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được phân thành nhiều trường hợp, tương ứng với các cấp thẩm quyền khác nhau.
- Chủ tịch UBND các cấp
- Thanh tra chuyên ngành đất đai
- Các cơ quan khác tại Khoản 3 Điều 52 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
Quy trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Bước 1: Lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính.
Lưu ý: Người có thẩm quyền lập biên bản là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Bước 2: Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Người có thẩm quyền lập biên bản phải tiến hành xác minh:
- Có hay không có vi phạm hành chính;
- Về nhân thân (ngày tháng năm sinh; số CMND/ hộ chiếu…);
- Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;
- Xác minh về trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- …
Bước 3: Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Bước 4: Gửi, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được lập theo Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 97/2017/NĐ-CP.
Tính chất của biên bản là ghi nhận lại hành vi vi phạm, các nội dung, sự kiện, sự việc, sự vật có liên quan, làm cơ sở cho việc ra quyết định xử phạt.
CƠ QUAN
-------Số:..../BB-VPHC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Về việc...Hôm nay, hồi.... giờ.... phút, ngày..../..../........, tại [...]
Căn cứ [...]Chúng tôi gồm:
1. Họ và tên: [...]
Chức vụ: [...]
Cơ quan: [...]
2. Với sự chứng kiến của
a) Họ và tên: [...] Nghề nghiệp: [...]
Nơi ở hiện nay: [...]b) Họ và tên: [...] Nghề nghiệp: [...]
Nơi ở hiện nay: [...]
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:<1. Họ và tên>: [...] Giới tính: [...]
Ngày, tháng, năm sinh: [...] Quốc tịch: [...]
Nghề nghiệp: [...]
Nơi ở hiện tại: [...]
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: [...]; ngày cấp: [...] nơi cấp: [...]
2. Đã có các hành vi vi phạm hành chính: [...]3. Quy định tại: [...]
4. Cá nhân/tổ chức bị thiệt hại: [...]
5. Ý kiến trình bày của cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm: [...]
6. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có): [...]
7. Ý kiến trình bày của cá nhân/tổ chức bị thiệt hại (nếu có): [...]
8. Chúng tôi đã yêu cầu cá nhân/tổ chức vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.
9. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được áp dụng, gồm: [...]
10. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, gồm:
STT Tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính Đơn vị tính Số lượng Chủng loại Tình trạng Ghi chú
11. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, gồm:
STT Tên giấy phép, chứng chỉ hành nghề Số lượng Tình trạng Ghi chú
Ngoài những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.12. Trong thời hạn [...] ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản này, ông (bà) [...]
là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm có quyền gửi <văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp/văn bản giải trình> đến ông (bà) [...] để thực hiện quyền giải trình.Biên bản lập xong hồi [...] ngày [...] gồm [...] tờ, được lập thành [...] bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà) [...] là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.
CÁ NHÂN VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN
TỔ CHỨC VI PHẠM
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN
(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Sau khi có biên bản, thông qua quá trình xem xét, cơ quan có thẩm quyền tiến hành ra quyết định xử phạt đối với cá nhân/tổ chức vi phạm.
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
——-Số:…/QĐ-XPVPHC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————…, ngày … tháng … năm …
QUYẾT ĐỊNH
Xử phạt vi phạm hành chínhCăn cứ Điều 57, Điều 68 Luật xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ: [...]
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số …/BB-………do [...] lập hồi [...] tại [...] ;
Căn cứ kết quả xác minh và các tài liệu có trong hồ sơ;
Căn cứ Biên bản phiên giải trình số [...] ngày [...] tại [...]
Căn cứ Văn bản giao quyền số [...] ngày [...] (nếu có)Tôi: [...] Chức vụ: [...] Đơn vị: [...]
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với:
Ông (Bà)/Tổ chức: [...]
Ngày, tháng, năm sinh: [...]
Quốc tịch: [...]
Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: [...]
Địa chỉ: [...]
Giấy CMND hoặc hộ chiếu/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: [...]
Cấp ngày: [...] Nơi cấp: [...]
Đã thực hiện hành vi vi vi phạm hành chính [...] quy định tại [...]
Các tình tiết tăng nặng/ giảm nhẹ (nếu có): [...]
Bị áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Hình thức xử phạt chính: [...] Cụ thể: [...]
Hình thức phạt bổ sung (nếu có): [...]Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có): [...]
Thời hạn thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả: [...], kể từ ngày nhận được Quyết định này.
Cá nhân/tổ chức vi phạm phải hoàn trả kinh phí cho việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) là: [...] vì chi phí khắc phục hậu quả đã được cơ quan có thẩm quyền chi trả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính.
[Trường hợp thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì liệt kê theo thứ tự nội dung như trên]
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày [...]
Điều 3. Quyết định này được:
Giao/Gửi cho ông (bà)/tổ chức [...] để chấp hành Quyết định xử phạt.
Ông (bà)/Tổ chức phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt này. Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Trường hợp không nộp tiền phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính, ông (bà)/tổ chức phải nộp tiền phạt tại Kho bạc nhà nước/Ngân hàng thương mại [...] hoặc nộp tiền vào tài khoản của Kho bạc nhà nước/ Ngân hàng thương mại [...] trong thời hạn [...] kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt.
Ông (Bà)/Tổ chức bị xử phạt có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
Gửi cho [...] để thu tiền phạt.
[...] để tổ chức thực hiện Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu: Hồ sơ.NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ chức vụ, họ tên)
Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về đất đai
Áp dụng hình thức cưỡng chế khi nào?
Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
“Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính nói chung, vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nói riêng không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.”
Như vậy, khi cá nhân tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành thì cơ quan có thẩm quyền buộc phải sử dụng biện pháp cưỡng chế.
Các biện pháp cưỡng chế được áp dụng
- Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
- Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế
Theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 87 Luật xử lý vi phạm hành chính, Chủ tịch UBND các cấp có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, tổ chức không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả.
Đồng thời, người có thẩm quyền được pháp luật quy định có thể ủy quyền cho cấp phó với điều kiện khi cấp trưởng vắng mặt và ủy quyền phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn được giao quyền.
Trên đây là các mẫu văn bản thường được sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính về đất đai hiện nay cùng một số quy định khác có liên quan.
Xem thêm: