Hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa: Lưu ý & các mẫu thông dụng

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Sử dụng hợp đồng đặt cọc mua bán hàng trên thực tiễn mang lại tính cam kết và bảo đảm cao hơn cho các giao dịch dân sự. Tùy vào loại hình, tính chất hàng hóa để soạn thảo mẫu hợp đồng phù hợp.

Chế định đặt cọc ngày càng được các bên tham gia giao dịch dân sự quan tâm. Những quy định liên quan đến đặt cọc tạo ra hành lang pháp lý bảo vệ cho quyền lợi của các chủ thể. Không chỉ hợp đồng cọc mua đất, hợp đồng cọc mua nhà,... các loại hợp đồng đặt cọc với những hàng hóa thông dụng khác cũng xuất hiện phổ biến hơn, kèm theo đó là giấy biên nhận tiền đặt cọc.

Điều này cho thấy, hình thức bảo đảm trong quan điểm của các chủ thể tham gia giao dịch có ý nghĩa rất lớn, là sự củng cố lòng tin và thiết lập lời hứa giữa các bên. Đối với những hợp đồng mua bán, lo ngại lớn nhất chính là rủi ro từ việc không thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng, đơn phương chấm dứt,... Do đó, đặt cọc như một cách để hạn chế sự “bội tín”, tăng khả năng thành công của hợp đồng lên ở mức cao hơn.

Dưới đây là một số mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa thông dụng để bạn đọc tham khảo.

Hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa mẫu chung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC MUA BÁN HÀNG HÓA

BÊN ĐẶT CỌC: (Bên A)
Ông (Bà)/Công ty:[...]
Sinh ngày: [...]
Chứng minh nhân dân/ ĐKKD số: [...]
Do [...] cấp ngày [...]
Hộ khẩu thường trú/trụ sở:[...]

BÊN NHẬN ĐẶT CỌC: (Bên B)
Ông (Bà)/Công ty: [...]
Sinh ngày: [...]
Chứng minh nhân dân/ ĐKKD số:[...]
Do cơ quan [...] cấp ngày [...]
Hộ khẩu thường trú/trụ sở:[...]

Hai bên đồng ý thực hiện ký kết Hợp đồng đặt cọc với các thỏa thuận sau đây:

Điều 1: Tài sản đặt cọc
(Mô tả cụ thể các chi tiết về tài sản đặt cọc: nếu là tiền số tiền là bao nhiêu, mệnh giá như thế nào, nếu là vàng bạc hoặc kim khí quý khác thì nêu rõ số lượng, cân nặng, hình dáng……)
Điều 2: Thời hạn đặt cọc
Thời hạn đặt cọc là: .[...], kể từ ngày [...] đến ngày [...]
Điều 3: Mục đích đặt cọc
Ghi rõ mục đích đặt cọc, nội dung thỏa thuận (cam kết) của các bên về việc bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.
Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của bên A
Bên A có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giao tài sản đặt cọc cho Bên B theo đúng thỏa thuận;
b) Giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại Điều 3 nêu trên. Nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được) thì Bên A bị mất tài sản đặt cọc;
c) Các thỏa thuận khác [...]
Bên A có các quyền sau đây:
a) Nhận lại tài sản đặt cọc từ Bên B hoặc được trả khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho Bên B trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc đạt được);
b) Nhận lại và sở hữu tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được);
c) Các thỏa thuận khác ...
Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của bên B
Bên B có các nghĩa vụ sau đây:
a) Trả lại tài sản đặt cọc cho Bên A hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
b) Trả lại tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc cho Bên A (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
c) Các thỏa thuận khác [...]
Bên B có các quyền sau đây:
a) Sở hữu tài sản đặt cọc nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
b) Các thỏa thuận khác [...]
Điều 6: Phương thức giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 7: Cam đoan của các bên
Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này;
Các cam đoan khác [...]
Điều 8: Điều khoản cuối cùng
Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này;
Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này.
Hợp đồng có hiệu lực từ ngày[...]; Hợp đồng được lập thành [...] bản, mỗi bên giữ… bản.

Bên A Bên B

Giấy đặt cọc mua xe

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY BIÊN NHẬN ĐẶT CỌC MUA XE

……., ngày…tháng…năm

Tại địa chỉ: [...] Chúng tôi gồm:

BÊN ĐẶT CỌC (SAU ĐÂY GỌI LÀ BÊN A):

Họ và tên: [...]

Sinh năm: [...]

CMTND số: [...] Cấp ngày: [...]

Địa chỉ thường trú: [...]

Số điện thoại:[...]

BÊN NHẬN CỌC (SAU ĐÂY GỌI LÀ BÊN B):

Họ và tên: [...]

Sinh năm:[...]

CMTND số: [...] Cấp ngày: [...] Địa chỉ thường trú:[...]

Số điện thoại:[...]

Sau khi đàm phán, thương lượng, Bên A và Bên B đã thống nhất, đồng ý ký giấy biên nhận đặt cọc để mua xe [...] có thông số như sau:

  1. Biển số: [...]
  2. Đặc điểm: [...]
  3. Nhãn hiệu: [...]
  4. Loại xe: [...]
  5. Số máy: [...]
  6. Số khung: [...]
  7. Số chỗ ngồi (trường hợp mua bán xe ô tô):[...]
  8. Năm sản xuất:[...]

Bên B có nhận của bên A một số tiền đặt cọc là: [...] đồng (bằng chữ: [...] đồng) để mua xe [...] mang biển số và đặc điểm nêu trên.

Hai bên thống nhất trong thời hạn [...] tháng kể từ ngày ký giấy biên nhận đặt cọc này, hai bên sẽ ra văn phòng công chứng để làm thủ tục, ký hợp đồng mua bán xe cho nhau.

Sau khi hai bên thực hiện xong thủ tục công chứng hợp đồng mua bán xe, Bên A sẽ giao cho Bên B số tiền còn lại để hợp đồng mua bán xe nêu trên là: [...] đồng (bằng chữ:[...] đồng) và bên B sẽ bàn giao xe và các giấy tờ xe cho bên A để bên A thực hiện các thủ tục sang tên cho mình Bằng việc đặt cọc này Bên A cam kết mua xe [...] nêu trên của Bên B.

Bên B nhận tiền đặt cọc và cam kết bán xe thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Bên B, không bị kê biên để đảm bảo thi hành án và không có bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến xe mà bên B giao bán cho bên A nêu trên.

Nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận như trên (mục đích đặt cọc không đạt được) thì Bên A bị mất số tiền đặt cọc;

Nếu Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận như trên (mục đích đặt cọc không đạt được) thì bên B phải trả lại số tiền đặt cọc và một khoản tiền tương đương số tiền đặt cọc cho Bên A.

Hai bên cam kết, vào thời điểm ký vào văn bản này, hai bên hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, ép buộc. Bên B cam kết đã nhận đủ số tiền trên, không khiếu kiện, khiếu nại và thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết trong giấy biên nhận đặt cọc mua ô tô này.Chúng tôi đã đọc và hiểu rõ nội dung giấy biên nhận này và đồng ý ký tên, điểm chỉ vào văn bản. Biên bản này được lập thành 02 bản, mỗi bản có 02 trang, 01 tờ có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN A

(ký, điểm chỉ và ghi rõ họ, tên)

ĐẠI DIỆN BÊN B

(ký, điểm chỉ và ghi rõ họ, tên)

Một số lưu ý đối với hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa

Đối với hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa, mức tiền cọc luôn là vấn đề được quan tâm và cân nhắc. Đặt ra mức tiền cọc như thế nào là hợp lý, vừa đảm bảo được việc thực hiện nghĩa vụ, vừa không ảnh hưởng quá nhiều đến lợi ích các bên.

Lưu ý khi đặt cọc mua bán hàng hóa

Pháp luật hiện hành cho phép các bên tự đưa ra mức đặt cọc dựa trên ý chí và sự thỏa thuận. Đây cũng là ưu điểm, đồng thời cũng là hạn chế. Trước hết, quy định này đề cao sự tự do ý chí của các bên, khuyến khích chủ thể tham gia giao dịch hợp tác một cách thiện chí, tự nguyện và tôn trọng quan điểm của nhau. Mặt khác, khi sự tự do đi quá giới hạn, tỷ lệ đặt cọc bất hợp lý cũng kéo theo không ít rủi ro.

Trường hợp 1: Đặt cọc 100%

Trường hợp này các bên sẽ đưa ra thỏa thuận, bên bán thực hiện nghĩa vụ nào đó khi bên mua đặt cọc 100% giá trị hàng hóa. Lưu ý rằng, giá trị hợp đồng cọc vẫn thấp hơn giá trị hợp đồng mua bán chính vì chưa tính đến các khoản thuế, phí khác. Tuy nhiên, khi đặt cọc lên đến 100% giá trị hàng hóa, bên mua gánh khá nhiều bất lợi, trong khi đó bên bán thì ngược lại. Ngoài ra, thỏa thuận thực hiện nghĩa vụ nào đó hoặc bàn giao hàng hóa sẽ khi nhận đủ tiền cọc cũng đã đặt ra thời điểm chịu thiệt hại về tài sản đối với bên mua.

Điều 441 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thời điểm chịu rủi ro của hàng hóa như sau:

1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thỏa thuận khác".

Như vậy, cần phải hết sức cân nhắc với các thỏa thuận cọc 100% giá trị tài sản.

Trường hợp 2: Đặt cọc theo các tỷ lệ % giá trị hàng hóa

Trường hợp này, các bên tự đặt ra mức đặt cọc theo thỏa thuận, có thể là 30%, 50% hoặc 70%. Tất nhiên, con số này càng cao thì bên mua càng nhiều rủi ro. Tuy nhiên, với các mức từ 50% trở xuống, cùng với thỏa thuận bàn giao hàng hóa thì bên mua sẽ được lợi. Lúc này, không chỉ trách nhiệm đối với rủi ro được chia đều mà bên mua cũng đã nắm tài sản trong tay.

Như vậy, hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa là cách để các bên tham gia hợp đồng mua bán nâng cao trách nhiệm của mình. Việc quyết định tỷ lệ giá trị hàng hóa để đặt cọc cho thấy một phần mong muốn và lo ngại của bên bán lẫn bên mua. Có thể họ muốn cam kết thật chắc chắn về việc lấy hàng - bàn giao hàng, muốn có sự ràng buộc về quyền lợi - nghĩa vụ sao cho thật cân bằng, hạn chế tình trạng trốn thanh toán, trốn lấy hàng, hoặc né tránh giao hàng,...

Tuy nhiên, nên nhớ rằng, tiền đặt cọc chỉ là một trong số những cách để ràng buộc trách nhiệm, không loại trừ mọi rủi ro về mặt pháp lý cho chính nó cũng như hợp đồng mua bán chính thức.

Do đó, đối với hợp đồng đặt cọc mua bán, cũng tương tự như các loại tài sản khác, cần đảm bảo nội dung, thông tin cơ bản. Đồng thời, dựa trên tính chất, giá trị từng loại hàng hóa để thỏa thuận về các điều khoản quyền, nghĩa vụ, phạt cọc, xử lý tranh chấp,...

Trên đây là những mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa thông dụng, có thể sử dụng cho nhiều giao dịch khác nhau. Bạn đọc tham khảo và tìm hiểu thêm các vấn đề pháp lý có liên quan đến đặt cọc để tăng tính đảm bảo cho hợp đồng mua bán chính.

Xem thêm: