Giấy ủy quyền nhà đất & Đặc điểm pháp lý quan trọng

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Giấy ủy quyền nhà đất được hiểu như thế nào, sử dụng ra sao? Về bản chất, giấy ủy quyền nhà đất có giá trị thay thế toàn bộ quyền, nghĩa vụ của những người tham gia hay không?

Sử dụng giấy ủy quyền trong các hoạt động pháp lý hiện nay không hiếm, nhằm mục đích để một cá nhân, tổ chức nào đó thay mình thực hiện một số công việc nhất định. Tuy nhiên, còn tồn tại không ít quan điểm sai lầm về giấy ủy quyền dẫn đến những hệ quả pháp lý khá nghiêm trọng.

Không riêng gì giấy ủy quyền nhà đất, các loại giấy ủy quyền nói chung đều phải dựa trên quy định và sự cho phép của pháp luật hiện hành.

Ủy quyền trong lĩnh vực nhà đất

Ủy quyền là gì? Khái niệm giấy ủy quyền nhà đất

“Ủy quyền” dưới góc nhìn pháp lý là khái niệm dùng để chỉ hành vi của một cá nhân, tổ chức nào đó, vì những lý do, điều kiện khác nhau, cho phép một cá nhân, tổ chức khác đại diện cho mình thực hiện các hành động pháp lý. Việc ủy quyền không làm mất đi những quyền vốn có của cá nhân, tổ chức đó và cá nhân, tổ chức vẫn phải chịu trách nhiệm với sự ủy quyền của mình. Bên nhận ủy quyền trong thời hạn ủy quyền có đầy đủ các quyền mà bên ủy quyền cho phép.

Khái niệm này thường hay bị đánh đồng với “ủy thác”. Tuy nhiên, về bản chất pháp lý, chúng hoàn toàn khác nhau. Ủy quyền chính là thay mặt để thực hiện các nội dung, công việc nào đó. Còn ủy thác là nhân danh để thực hiện. Ủy thác luôn phải có thù lao, không được ủy thác lại cho bên thứ ba trừ trường hợp có sự chấp thuận bằng văn bản của bên ủy thác. Nhìn chung, các quy định về ủy quyền có phần linh hoạt, mềm dẻo hơn so với ủy thác.

Như vậy, ủy quyền nhà đất có thể hiểu đơn giản là cá nhân, tổ chức ủy quyền bên cho bên kia thay mặt mình thực hiện các công việc liên quan đến nhà đất. Những công việc này là gì hoàn toàn dựa trên sự tự do ý chí và thỏa thuận đôi bên cũng như mục đích, nguyện vọng của bên ủy quyền.

Theo đó, giấy ủy quyền nhà đất là một văn bản pháp lý, trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại giấy ủy quyền và những công việc này liên quan đến lĩnh vực nhà đất. Ví dụ: mua bán, thế chấp, cho thuê, cấp đổi giấy chứng nhận, giải quyết tranh chấp,...

Các hình thức ủy quyền được pháp luật cho phép

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, ủy quyền có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức, bằng văn bản (giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền, quyết định ủy quyền,...), bằng lời nói, bằng hành vi,...

Đối với các hình thức ủy quyền bằng văn bản, thường sẽ có những trường hợp như sau:

  • Ủy quyền đơn phương: Giấy ủy quyền không có sự tham gia của bên nhận ủy quyền, không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ủy quyền.
  • Ủy quyền có sự tham gia của cả hai bên: thể hiện ở dạng giấy ủy quyền nhưng bản chất như là hợp đồng ủy quyền. Bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền cùng ký vào văn bản ủy quyền. Người được ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc và hưởng các quyền trong phạm vi ủy quyền, nếu vượt quá thì phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với phần vượt quá.

Lưu ý:

Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền cũng có những góc độ pháp lý khác nhau khá quan trọng:

  • Người được ủy quyền trong giấy ủy quyền không được ủy quyền lại nhưng ở hợp đồng ủy quyền thì ngược lại, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.
  • Giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương. Trong khi đó, hợp đồng ủy quyền lại được quy định rõ ràng trong luật, cụ thể là Bộ luật Dân sự.

Hướng dẫn cách làm giấy ủy quyền nhà đất

Hồ sơ, giấy tờ ủy quyền cần chuẩn bị

Đối với bên ủy quyền:

Nếu là cá nhân ủy quyền: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, hộ khẩu hoặc giấy tờ hợp pháp khác về nhân thân, giấy đăng ký kết hôn (vợ chồng ủy quyền),...

Nếu là pháp nhân ủy quyền:

  • Quyết định thành lập hoặc thừa nhận pháp nhân của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy tờ hợp pháp khác (bản chính và bản sao);
  • Quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân) hoặc giấy uỷ quyền đại diện của pháp nhân nếu uỷ quyền (bản chính và bản sao);
  • Chứng minh nhân dân,
  • Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài) hoặc giấy tờ hợp lệ của người đại diện pháp nhân (bản chính và bản sao);
  • Biên bản họp hội đồng thành viên của pháp nhân liên quan đến việc thực hiện hợp đồng giao dịch.Hợp đồng uỷ quyền đã được công chứng (bản chính và bản sao) trong trường hợp đã uỷ quyền cho người khác thực hiện hợp đồng.

Mẫu giấy ủy quyền nhà đất thông dụng

Mẫu giấy ủy quyền đất đai trên thực tế còn phụ thuộc vào phạm vi, nội dung và mục đích ủy quyền. Tuy nhiên, về hình thức, cần đảm bảo các yếu tố, thành phần để giấy/hợp đồng ủy quyền có hiệu lực, đúng thể thức.

Điều 107 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định:

2. Giấy uỷ quyền phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ đầy đủ của bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền;
b) Phạm vi uỷ quyền;
c) Thời hạn uỷ quyền;
d) Ngày lập giấy uỷ quyền;
đ) Chữ ký, con dấu (nếu có) của bên uỷ quyền.

Hướng dẫn làm giấy ủy quyền

Mẫu giấy ủy quyền nhà đất mà bạn đọc có thể tham khảo:

Mẫu giấy ủy quyền theo chuẩn Nghị định 30/2020/NĐ-CP

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

Số: /......-......

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., ngày... tháng... năm...



GIẤY ỦY QUYỀN

[Phần này bao gồm thông tin và nội dung ủy quyền giữa bên ủy quyền với bên nhận ủy quyền]

Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;
- Lưu: VT,.......

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký của người có thẩm quyền,dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)

Một số mẫu tham khảo khác

Mẫu 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

------o0o ------

GIẤY ỦY QUYỀN

- Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;
- Căn cứ vào các văn bản hiến pháp hiện hành;

......., ngày...... tháng...... năm 20...... ; chúng tôi gồm có:

I. BÊN ỦY QUYỀN:
Họ tên: [...]
Địa chỉ:[...]
Số CMND: .[...] Cấp ngày: [...] Nơi cấp: [...]
Quốc tịch:[...]

II. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN:
Họ tên: [...]
Địa chỉ:[...]
Số CMND: .[...] Cấp ngày: [...] Nơi cấp: [...]
Quốc tịch:[...]

III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:
[...]

IV. CAM KẾT
- Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.
- Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.

Giấy ủy quyền trên được lập thành [...] bản, mỗi bên giữ [...] bản.

BÊN ỦY QUYỀN

(Ký, họ tên)

BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN

(Ký, họ tên)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN
(Ký, đóng dấu xác nhận)

Mẫu 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY ỦY QUYỀN

– Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015
– Căn cứ vào các văn bản hiện hành.

Hôm nay, ngày…… tháng…… năm 20…., chúng tôi gồm có:

I. BÊN ỦY QUYỀN:
Họ tên: [...]
Địa chỉ:[...]
Số CMND: .[...] Cấp ngày: [...] Nơi cấp: [...]
Quốc tịch:[...]

II. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN:
Họ tên: [...]
Địa chỉ:[...]
Số CMND: .[...] Cấp ngày: [...] Nơi cấp: [...]
Quốc tịch:[...]

III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:
1. Phạm vi Ủy quyền
[...]
2. Thời gian Ủy quyền
[...]

IV. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN
1. Quyền và nghĩa vụ của Bên Ủy quyền
[...]
2. Quyền và Nghĩa vụ của Bên được Ủy quyền
[...]

V. CAM KẾT CỦA CÁC BÊN
– Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.
– Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.
Giấy ủy quyền trên được lập thành [...] bản, mỗi bên giữ [...] bản.

BÊN ỦY QUYỀN

(Ký, họ tên)

BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN

(Ký, họ tên)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN
(Ký, đóng dấu xác nhận)

Lưu ý: việc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong một số trường hợp không là yêu cầu bắt buộc. Lúc này, các bên có thể nhờ bên thứ 3, là người không liên quan đến quyền và lợi ích trong hoạt động ủy quyền làm người làm chứng, ký xác nhận vào giấy/hợp đồng ủy quyền. Trường hợp không có người làm chứng, bỏ luôn phần xác nhận thì nội dung ủy quyền vẫn được chấp nhận, vẫn là cơ sở được tòa án xem xét nếu không may phát sinh tranh chấp nhưng với điều kiện là các thỏa thuận này không trái với quy định của pháp luật.

Một số vấn đề pháp lý liên quan

Công chứng hoặc chứng thực giấy ủy quyền

Điểm d Khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch có quy định: “Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản".

Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định: Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực…

Như vậy, các quy định về việc công chứng, chứng thực giấy ủy quyền hiện nay chưa có “mẫu số” chung, đa phần là những quy định đơn lẻ, ở một số văn bản luật chuyên ngành tương ứng với từng trường hợp cụ thể. Trong khi đó, phạm vi của lĩnh vực nhà đất lại khá rộng nên sẽ khó bao quát hết được trường hợp nào nên/được công chứng/chứng thực, trường hợp nào không. Vì vậy, vẫn nên mang giấy/hợp đồng ủy quyền đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét và giải quyết. Đây là cách giảm bớt các rủi ro về pháp lý cho bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền.

Giấy ủy quyền nhà đất là loại văn bản có ý nghĩa trọng về mặt giao dịch lẫn pháp lý. Tuy nhiên, nếu không thận trọng và hiểu rõ bản chất, cũng có thể dẫn đến nhiều tranh chấp không mong muốn.

Xem thêm: