Những điều cần biết về giấy biên nhận tiền đặt cọc

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Có cần thiết phải viết giấy biên nhận tiền đặt cọc? Loại giấy tờ này có ý nghĩa gì? Nếu xảy ra tranh chấp có được xem là căn cứ chứng minh?

Tầm quan trọng của việc đặt cọc và chế định đặt cọc có lẽ là điều không cần bàn cãi. Hệ thống pháp luật hiện hành đang dần hoàn thiện các quy định liên quan đến đặt cọc nhằm có cơ chế bảo vệ các bên như đảm bảo tính chất minh bạch, hợp pháp của những giao dịch dân sự.

Ngoài các mẫu hợp đồng đặt cọc tương ứng với từng loại giao dịch, mẫu biên nhận tiền đặt cọc cũng là loại văn bản không thể thiếu. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ bản chất, giá trị pháp lý của biên nhận tiền là gì và tất nhiên, không chắc chắn rằng có nhất thiết phải sử dụng biên nhận hay không, là bắt buộc hay tự nguyện, liệu có giúp giảm bớt rủi ro hay lại phát sinh thêm rắc rối?,...

Bài viết này sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan hơn về giấy biên nhận tiền đặt cọc và cách ứng dụng vào các giao dịch dân sự.

Biên nhận là gì? Khái niệm biên nhận tiền đặt cọc

Theo từ điển tiếng Việt, “biên nhận” chính là việc ghi chép nhằm chứng minh việc đã giao - đã nhận từ ai đó một vật/tài sản gì.

Giấy biên nhận là mẫu văn bản được sử dụng nhiều trong các giao dịch dân sự, khi các bên mua bán hàng hóa, đất đai, xe cộ,..., chủ yếu là khi có trao đổi, thực hiện nghĩa vụ liên quan đến tiền mặt.

Với cách hiểu này có thể tạm khái quát, giấy biên nhận tiền đặt cọc chính là văn bản thể hiện sự kiện một bên nhận tiền đặt cọc của bên kia, nhằm thực hiện theo phần nghĩa vụ đã thỏa thuận.

Giấy biên nhận tiền đặt cọc

Tính pháp lý của giấy biên nhận tiền đặt cọc

Những giao dịch, hành vi liên quan đến tiền mặt đều chứa đựng nhiều yếu tố nhạy cảm, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro khá lớn. Giấy biên nhận tiền nói chung và tiền cọc nói riêng được lập ra nhằm xác thực có hành vi giao nhận tiền trên thực tế, đã hoàn thành hoặc hoàn thành với tỷ lệ bao nhiêu, có thêm thỏa thuận, hứa hẹn nào khác nữa hay không. Điều này có giá trị chứng minh khi bất kỳ bên nào nảy sinh tranh cãi vì trên giấy biên nhận có chữ ký của cả hai.

Theo đó, song song với hợp đồng, các biểu mẫu liên quan đến đặt cọc, giao nhận tiền cọc hay bất kỳ khoản tiền mặt nào có phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng đều mang ý nghĩa quan trọng trong giải quyết tranh chấp, làm căn cứ để xem xét toàn bộ sự việc đã xảy ra. Biên nhận đặt cọc là hành vi nên được thực hiện khi tiến hành bất kỳ giao dịch có liên quan nào.

Giấy biên nhận tiền cọc gồm có những nội dung gì?

Nội dung trên giấy biên nhận tiền cọc thường có các nội dung chính bắt buộc phải thể hiện gồm: thời gian, địa điểm, các bên giao nhận tiền, số tiền,... Ngoài ra, hoàn toàn có thể thỏa thuận thêm các nội dung khác nhằm rõ ràng hơn trong việc nhận tiền, như nhận tiền với mục đích gì, nhận tiền xong phải có nghĩa vụ thực hiện thỏa thuận trong thời hạn bao lâu, nhận tiền một lần hay nhiều đợt, các đợt như thế nào,...

Đồng thời, về hình thức, khi được tạo lập dưới dạng văn bản, giấy biên nhận cũng phải có những thành phần như: quốc hiệu tiêu ngữ, thông tin các bên, số tiền bằng chữ và số,... Yêu cầu này cũng khá giống với Mẫu biên bản giao nhận tiền mua đất.

Tuy nhiên, khác với biên bản, giấy biên nhận có thể được trình bày ngắn gọn hơn, tập trung vào mục đích chính là thể hiện rõ số tiền giao nhận, có xác thực thông qua chữ ký các bên.

Mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc

Mẫu giấy biên nhận tiền cọc này khá chi tiết và chặt chẽ về các quy định, có sự tham gia của người làm chứng (làm chứng nội dung và cả chữ ký của các bên).

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY BIÊN NHẬN TIỀN ĐẶT CỌC
Về việc: …

Căn cứ Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;
Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên;

Hôm nay, ngày ... tháng ... năm ... tại Nhà ở của [...] (Địa chỉ: [...]), chúng tôi gồm có:

Bên nhận tiền đặt cọc (Sau đây gọi tắt là bên A):
Họ và tên: [...]
Năm sinh: [...]
Địa chỉ: [...]
Điện thoại: [...]
Email: [...]
Giấy chứng minh nhân dân số [...] cấp ngày [...] tại [...]

Bên đặt cọc tiền (Sau đây gọi tắt là bên B):
Họ và tên: [...]
Năm sinh: [...]
Địa chỉ: [...]
Điện thoại: [...]
Email: [...]
Giấy chứng minh nhân dân số [...] cấp ngày [...] tại [...]

Nội dung:

Bên nhận tiền đặt cọc (bên A) đồng ý bán cho Bên đặt cọc tiền (bên B):
Tài sản bán là [...]
Số lượng: [...] (Bằng chữ: [...])
Giá bán là [...] đồng (Bằng chữ: [...]).
Thuế thu nhập cá nhân [...]
Lệ phí trước bạ [...]
Các khoản thuế, phí và lệ phí khác (nếu có): [...]
Tổng giá trị thanh toán: [...] đồng (Bằng chữ: [...])

Tại thời điểm ký kết Giấy biên nhận tiền đặt cọc, thì bên A đã nhận của bên B số tiền đặt cọc là [...] đồng (Bằng chữ: [...]), để mua tài sản là …

Bên A có trách nhiệm hoàn thành toàn bộ thủ tục chuyển nhượng tài sản là [...] cho bên B chậm nhất là vào ngày [...]

Bên B có trách nhiệm thanh toán đầy đủ, toàn bộ số tiền còn lại chưa thanh toán cho bên A là [...] đồng (Bằng chữ: [...]) chậm nhất là vào ngày [...]

Trường hợp bên A không hoàn thành toàn bộ thủ tục chuyển nhượng tài sản là [...] cho bên B chậm nhất là vào ngày [...] hoặc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên A khoản tiền đặt cọc là [...] đồng (Bằng chữ: [...]) và một khoản tiền là [...] đồng (Bằng chữ: [...]).

Trường hợp bên B không thanh toán đầy đủ, toàn bộ số tiền còn lại chưa thanh toán cho bên A là [...] đồng (Bằng chữ: [...]) chậm nhất là vào ngày [...] hoặc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì khoản tiền đặt cọc là [...] đồng (Bằng chữ: [...]) thuộc về bên A.

Bên A và bên B bảo đảm rằng, tài sản bán và tiền đặt cọc thuộc trường hợp được bán và được đặt cọc theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

Các giấy tờ kèm theo Giấy biên nhận tiền đặt cọc:
- [...]
- [...]

Giấy biên nhận tiền đặt cọc, được lập thành [...] bản, mỗi bản gồm [...] trang, có giá trị pháp lý như nhau, được giao cho bên A giữ [...] bản, bên B giữ [...] bản.

Giấy biên nhận tiền đặt cọc có hiệu lực kể từ ngày [...]

Bên đặt cọc tiền Bên nhận tiền đặt cọc

Có hai người làm chứng cho việc lập Giấy biên nhận tiền đặt cọc là:

Ông (Bà): [...]
Ngày, tháng, năm sinh: [...]
Chứng minh nhân dân số [...], cấp ngày [...], nơi cấp [...]
Địa chỉ thường trú: [...]
Điện thoại: [...]
Email: [...]

Ông (Bà): [...]
Ngày, tháng, năm sinh: [...]
Chứng minh nhân dân số [...], cấp ngày [...], nơi cấp [...]
Địa chỉ thường trú: [...]
Điện thoại: [...]
Email: [...]

Hai người làm chứng xác nhận chữ ký của bên A và bên B

Ngày [...], tại Nhà ở của [...] (Địa chỉ: [...]), vào lúc [...];
Chúng tôi là ông (bà): [...] và ông (bà): [...] là những người làm chứng cho việc lập Giấy biên nhận tiền đặt cọc, xác nhận rằng:

Ông (bà)[...], giấy chứng minh nhân dân số [...] , ngày cấp [...], nơi cấp: C[...]; và ông (bà) [...], giấy chứng minh nhân dân số [...], cấp ngày [...], nơi cấp: [...], đã tự nguyện cùng nhau lập Giấy biên nhận đặt cọc này, đã đọc kỹ nội dung, đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Giấy biên nhận tiền đặt cọc, cam đoan đã hiểu rõ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ nội dung Giấy biên nhận tiền đặt cọc, các bên đã ghi chữ ký vào Giấy biên nhận tiền đặt cọc trước mặt của chúng tôi./.

Người làm chứng 1 Người làm chứng 2

Không chỉ mua bán đất đai hay các tài sản giá trị lớn, bất kỳ giao dịch dân sự nào có đặt cọc và phát sinh giao nhận tiền mặt, các bên cũng nên sử dụng giấy biên nhận với nội dung phù hợp để giảm bớt rủi ro. Giấy biên nhận tiền đặt cọc trong bài viết là mẫu có thể sử dụng chung, tùy vào tính chất và thỏa thuận mà có thể chọn lọc nội dung, hoặc ngắn gọn, hoặc chi tiết hơn.

Xem thêm: