DGT là đất gì? Tổng hợp các quy định mới nhất 2024

Đánh giá bài viết:   (1 lượt) icon icon
Đánh giá bài viết:   (1 lượt) icon icon

Giải đáp và cập nhật các quy định pháp luật mới nhất về đất DGT.

Thực tế hiện nay có rất nhiều người không biết về khái niệm đất DGT. Việc ký hiệu đất đai bằng các ký tự viết tắt như thế này mặc dù ngắn gọn, khoa học hơn trên bản vẽ, tài liệu chuyên môn nhưng đôi khi gây khó khăn cho người dân trong việc nhận diện loại đất.

Các loại đất như đất giáo dục, đất nuôi trồng thủy sản, đất xây dựng cơ quan trụ sở, đất có mặt nước,... cũng đều có ký hiệu riêng. Tương tự, DGT cũng là cách viết tắt của một loại đất cực kỳ quen thuộc và quan trọng đối với xã hội.

Đất giao thông

DGT là đất gì? Mục đích sử dụng

DGT là ký hiệu của đất giao thông, thuộc nhóm đất phi nông nghiệp theo phân loại đất đai của pháp luật Việt Nam hiện hành.

Đây là loại đất mà trên đó, nhà nước cho phép xây dựng các công trình phục vụ cho giao thông, hỗ trợ hoạt động di chuyển, đi lại, vận tải, giao thương của người dân. Đất giao thông DGT không bao gồm những công trình trên không hoặc ngầm dưới lòng đất (Đối với các công trình không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất trên bề mặt, không phải thu hồi đất để giao xây dựng công trình giao thông).

Theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đất giao thông là đất sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình giao thông bao gồm:

  • Đường sắt, đường tàu điện, đường bộ (kể cả đường tránh, đường cứu nạn, đường trong khu dân cư và đường trên đồng ruộng phục vụ nhu cầu đi lại chung của mọi người;
  • Cầu, cống, kè, vỉa hè, tường chắn, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện phục vụ cho giao thông đường sắt, đường tàu điện, đường bộ, đường thủy và đường hàng không;
  • Hành lang bảo vệ an toàn công trình giao thông mà phải thu hồi đất để lưu không);
  • Điểm dừng xe, điểm đón trả khách, trạm thu phí giao thông, bến phà, bến ô tô, bãi đỗ xe, ga đường sắt;
  • Cảng đường thuỷ nội địa, bến cảng, cảng cá và công trình đường thủy khác; cảng hàng không (kể cả đất xây dựng trụ sở các cơ quan nhà nước hoạt động thường xuyên và đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, khu vực cất, hạ cánh và sân đỗ tàu bay;
  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ như văn phòng, nhà làm việc, nhà kho, sân kho, cơ sở chế biến thức ăn phục vụ hành khách, cơ sở sản xuất – sửa chữa – bảo dưỡng phương tiện giao thông, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng thuộc phạm vi cảng hàng không, cảng đường thuỷ, ga đường sắt, ga tàu điện, bến xe ô tô).

Công trình giao thông là gì?

Theo các quy định tại:

  • Luật xây dựng năm 2014;
  • Văn bản hợp nhất Luật Xây dựng số 02/VBHN-VPQH ngày 15-07-2020 của Văn phòng Quốc hội,
  • Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26-01-2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

Công trình giao thông là các công trình kết cấu dạng cầu, đường, hầm hoặc dạng kết cấu khác (một công trình độc lập hoặc một tổ hợp các công trình) sử dụng làm các cơ sở, tiện ích, cấu trúc phục vụ trực tiếp cho giao thông vận tải; điều tiết, điều phối các hoạt động giao thông vận tải; gồm:

1. Công trình đường bộ: Đường ô tô cao tốc; đường ô tô; đường trong đô thị; đường nông thôn.

2. Bến phà, bến xe; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ; trạm thu phí; trạm dừng nghỉ.

3. Công trình đường sắt:

a) Đường sắt cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị (đường sắt trên cao, đường tàu điện ngầm/Metro); đường sắt quốc gia; đường sắt chuyên dụng và đường sắt địa phương;

b) Ga hành khách, ga hàng hóa; ga deport; các kết cấu rào chắn, biển báo phục vụ giao thông.

Chú thích: Công trình sản xuất, đóng mói phương tiện đường sắt (đầu máy, toa tàu) thuộc loại công trình phục vụ sản xuất công nghiệp - Mục II Phụ lục này.

4. Công trình cầu: cầu đường bộ, cầu bộ hành (không bao gồm cầu treo dân sinh); cầu đường sắt; cầu phao; cầu treo dân sinh.

5. Công trình hầm: Hầm tàu điện ngầm, hầm đường ô tô, hầm đường sắt, hầm cho người đi bộ.

6. Công trình đường thủy nội địa, hàng hải:

a) Công trình đường thủy nội địa: Cảng, bến thủy nội địa; bến phà, âu tàu; công trình sửa chữa phương tiện thủy nội địa (bên, ụ, triên, đà, sàn nâng,...); luông đường thủy (trên sông, hô,
vịnh và đường ra đảo, trên kênh đào); các khu vực neo đậu; công trình chỉnh trị (hướng dòng/bảo vệ bờ).

b) Công trình hàng hải: Ben, cảng biển; bến phà; âu tàu; công trình sửa chữa tàu biển (bến, ụ, triên, đà, sàn nâng,...); luồng hàng hải; các khu vực, các công trình neo đậu; công trình chỉnh trị (đê chắn sóng/chắn cát, kè hướng dòng/bảo vệ bờ).

c) Các công trình đường thủy nội địa, hàng hải khác: Hệ thống phao báo hiệu hàng hải trên sông, trên biển; đèn biển; đăng tiêu; công trình chỉnh trị, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ; hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (VTS) và các công trình hàng hải khác.

7. Công trình hàng không: Khu bay (bao gồm cả các công trình đảm bảo bay); nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, khu kỹ thuật máy bay (hangar), kho hàng hóa,...

8. Tuyến cáp treo và nhà gá để vận chuyển người và hàng hóa.

9. Cảng cạn.

10. Các công trình khác như: trạm cân, cống, bể, hào, hầm, tuynel kỹ thuật và kết cấu khác phục vụ giao thông vận tải.

Các quy định cần biết về quản lý, sử dụng đất giao thông DGT

Các quy định về đất giao thông

Thời hạn sử dụng đất giao thông DGT

Theo quy định tại điều 125 Luật Đất đai 2013, đất giao thông DGT thuộc trường hợp đất sử dụng ổn định lâu dài.

Đất giao thông có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chuyển nhượng không?

Điều 49 Luật Đất đai có nội dung:

Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trường hợp chưa có quyết định sử dụng của nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền thì người sở hữu đất có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thủ tục thực hiện theo đúng trình tự của pháp luật hiện hành.

Đồng thời, người sử dụng đất trong trường hợp kể trên cũng có thể thực hiện các quyền khác liên quan đến đất đai, như: mua bán, tặng cho, thừa kế, cho thuê,...

Tuy nhiên, khi nhà nước, cơ quan đã có quyết định về việc sử dụng đất cho mục đích giao thông thì người sử dụng đất phải tuân thủ đúng theo quyết định, bị giới hạn một số quyền liên quan đến đất đai.

Có được xây nhà ở trên đất giao thông?

Điều 10 Luật Đất đai và điểm 2.2.5, Mục 2.2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 28/2014/TT-BTNMT đã chỉ rõ, đất giao thông DGT thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Như vậy, xét về điều kiện để xây nhà ở thì không đảm bảo. Nếu có nhu cầu xây dựng, buộc phải thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

Vậy xây nhà trên hành lang an toàn đường bộ có được phép?

Điều 43 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:

“ Phạm vi đất dành cho đường bộ

1. Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.

2. Trong phạm vi đất dành cho đường bộ, không được xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí.”

Như vậy, trong phạm vi đất dành cho đường bộ thì không được xây dựng các công trình khác trừ một số công trình thiết yếu như điều luật đã liệt kê. Bất kỳ việc xây dựng nào ngoài các trường hợp cho phép đều là vi phạm pháp luật và bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Các mức xử phạt khi vi phạm đối với đất giao thông DGT

Theo Điều 12 Nghị định 46/2016, cá nhân, tổ chức có hành vi lấn chiếm đất, sử dụng đất giao thông sai mục đích sẽ bị xử lý theo quy định như sau:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng, khai thác tạm thời trên đất hành lang an toàn đường bộ vào mục đích canh tác nông nghiệp làm ảnh hưởng đến an toàn công trình và an toàn giao thông;

b) Trồng cây trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị;

b) Dựng lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này;

c) Họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày, bán hàng hóa, sửa chữa xe, rửa xe, đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo, làm mái che trên lòng đường đô thị, hè phố hoặc thực hiện các hoạt động, dịch vụ khác trái phép trên lòng đường đô thị, hè phố gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 4, Điểm c Khoản 5, Điểm a Khoản 6 Điều này;

d) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị;

b) Tự ý đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong hành lang an toàn đường bộ;

c) Tự ý gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình đường bộ;

d) Sử dụng trái phép đất của đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ làm nơi tập kết hoặc trung chuyển hàng hóa, vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng khác;

đ) Dựng lều quán, công trình tạm thời khác trái phép trong khu vực đô thị tại hầm đường bộ, cầu vượt, hầm cho người đi bộ;

e) Bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên lòng đường đô thị, hè phố;

c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 05 m2 đến dưới 10 m2 làm nơi trông, giữ xe.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường trong đô thị;

b) Trồng cây xanh trên đường phố không đúng quy định;

c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10m2 đến dưới 20m2 làm nơi trông, giữ xe.

đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 20m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe;

b) Dựng biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ không được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản;

c) Mở đường nhánh đấu nối trái phép vào đường chính.

7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình kiên cố khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ.

Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, buộc phải dỡ bỏ các công trình xây dựng, biển quảng cáo, di dời cây trồng trái phép, thu dọn vật liệu, chất phế thải, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Biết được DGT là đất gì cũng như các quy định liên quan sẽ giúp người dân có ý thức hơn trong việc sử dụng, gìn giữ loại đất này, phù hợp với mục đích và quy hoạch, kế hoạch chung tại địa phương.

Xem thêm: