Đất DRA là gì? Thực tiễn sử dụng đất DRA

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Đất DRA là gì? Loại đất này có ý nghĩa, vai trò như thế nào với đời sống và thực tiễn sử dụng hiện nay ra sao?

Trong số ký hiệu các loại đất, có khá nhiều ký hiệu lạ lẫm với người dân, có thể họ đang sử dụng, quản lý nhưng lại chưa tìm hiểu đến. Nếu như theo phân loại đất đai dựa trên các quy định của Pháp luật Việt Nam, đất đai có thể chia thành 6 hoặc 3 nhóm chính thì bên trong mỗi nhóm còn bao gồm rất nhiều loại đất khác mà chỉ khi nghiên cứu, trực tiếp quản lý, sử dụng mới thực sự biết đến. DRA cũng là một ví dụ điển hình, dù trong thực tế đời sống lại không hề xa lạ.

Bản chất của loại đất này là gì và được quy định ra sao, tất cả sẽ được giải đáp ở phần nội dung bài viết.

Đất DRA là gì?

DRA là ký hiệu của đất bãi thải, xử lý chất thải theo hệ thống quy định pháp luật về đất đai hiện hành. Theo điểm e, khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013, DRA thuộc nhóm đất phi nông nghiệp và được sử dụng vào mục đích công cộng. Đồng thời theo khoản 2 Điều 38, DRA thuộc nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.

Như vậy, DRA là loại đất sử dụng cho mục đích xây dựng bãi chứa chất thải, rác thải; cơ sở xử lý phế liệu, rác thải, thường là xử lý rác thải sinh hoạt và các khu dân cư.

Hiện nay, việc sử dụng đất DRA trên thực tế có khá nhiều bất cập, ngoài những khu vực quy định, rất nhiều nơi xử lý chất thải theo hướng tự phát. Có lẽ vì vậy mà đất bãi thải, xử lý chất thải có nguy cơ cao trong việc sử dụng sai mục đích, không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Đất DRA là gì

Nguyên tắc sử dụng đất bãi thải, xử lý chất thải DRA

Trước hết, đất DRA phải được sử dụng theo đúng diện tích được cấp phép. Các khu xử lý chất thải chỉ khi có sự cho phép và đồng ý của Nhà nước, cơ quan quản lý, lãnh đạo địa phương mới được đi vào hoạt động.

Trong quá trình sử dụng đất bãi thải, xử lý chất thải DRA, cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về xây dựng khu xử lý chất thải, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan, không ảnh hưởng đến kết cấu ban đầu của đất đai.

Việc bố trí, quy hoạch khu bãi tập kết rác thải, khu xử lý chất thải ở xa khu dân cư, biệt lập để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống của người dân.

Giám sát quá trình thi công, xây dựng trên khu đất đã đổ thải, xử lý chất thải ĐTBĐ để kịp thời xử lý các vi phạm là nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan quản lý, lãnh đạo địa phương. Trường hợp không đủ thẩm quyền giải quyết phải báo cáo lãnh đạo cấp trên để có hướng xử lý kịp thời.

Các quy định pháp lý về đất DRA

Ngoài các nguyên tắc chung về việc sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy hoạch, kế hoạch thì đất DRA cũng được điều chỉnh bởi một số quy định khác.

Xác định diện tích đất DRA

Việc xác định diện tích đất sử dụng làm đất bãi thải, chôn lấp, xử lý chất thải dựa trên quyết định của lãnh đạo địa phương, chỉ đạo từ cơ quan các cấp tương ứng. Diện tích này sẽ phụ thuộc vào điều kiện thực tế ở địa phương đó, như diện tích, dân cư, lượng chất thải tiêu thụ ra môi trường (tính trên thời điểm nhất định), lượng chất thải từ nhà máy, khu chế xuất, khu công nghiệp,... Lãnh đạo địa phương sẽ khảo sát những yếu tố này để có kế hoạch sử dụng đất.

Thuế đất được áp dụng với đất DRA như thế nào?

Tại Điều 2 Thông tư 153/2011/TT-BTC có quy định khá chi tiết về việc thu thuế đất đối với đất bãi chôn lấp, xử lý chất thải. Theo đó, đất DRA thuộc nhóm Đất phi nông nghiệp không sử dụng vào mục đích kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế. Vì vậy, người sử dụng, đơn vị quản lý đất bãi thải, xử lý chất thải DRA không phải nộp thuế đất.

Việc xác định đất sử dụng cho mục đích công cộng trong khu đô thị, khu dân cư nông thôn thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Đất DRA có được sử dụng vào mục đích khác không?

Theo nguyên tắc, đất DRA phải được sử dụng đúng vào mục đích bãi thải, xử lý chất thải, không được sử dụng vào bất kỳ mục đích nào khác. Về chuyển đổi mục đích sử dụng, cần được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, tương tự như đất DTT, đất GDG, đất MNC, đất NTS,... Tuy nhiên, điều này phụ thuộc rất nhiều vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và không hề đơn giản trên thực tế.

Tính đến năm 2020, cả nước có khoảng hơn 8 nghìn ha diện tích đất bãi thải DRA. Đến năm 2030, quy hoạch sẽ là hơn 18 nghìn ha. Theo các chuyên gia, con số này tương đối lớn trong bối cảnh chúng ta hướng đến sự phát triển bền vững, ứng dụng khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường. Vì vậy, mục tiêu là sẽ phát triển công nghệ xử lý chất thải để hạn chế diện tích đất làm bãi thải.

Trên đây là một số thông tin về đất DRA là gì để bạn đọc tham khảo.

Xem thêm: