Đất CLN là gì? Giải đáp thắc mắc theo quy định mới nhất

Đánh giá bài viết:   (1 lượt) icon icon
Đánh giá bài viết:   (1 lượt) icon icon

Xoay quanh câu hỏi đất CLN là gì có rất nhiều vấn đề gây nhầm lẫn, khiến người sử dụng đất lúng túng trong việc sử dụng và thực hiện các quyền, nghĩa vụ liên quan đến đất đai.

Tương tự như đất DTT, đất MNC, đất DGD,... CLN cũng là một loại đất theo bảng ký hiệu các loại đất được pháp luật Việt Nam quy định. Đối với từng loại đất, ngoài những nguyên tắc chung về sử dụng, quản lý đất đai, đều có các chế định riêng để phù hợp với đặc điểm, tính chất của loại đất đó.

Bài viết này sẽ đi vào tìm hiểu chi tiết về đất CLN cũng như giải đáp những thắc mắc thường gặp.

CLN là đất gì?

Dựa trên các quy định tại Điều 10 Luật Đất đai 2013 và Phụ lục số 01 của Thông tư 27/2018/TT-BTNMT, CLN là ký hiệu của đất trồng cây lâu năm, được xếp vào nhóm đất nông nghiệp. Theo đó, loại đất này sử dụng cho mục đích trồng trọt nhưng giống cây trồng sinh trưởng là các nhóm cây cho thu hoạch trong nhiều năm.

Khái niệm đất CLN

Cụ thể, loại đất này bao gồm:

  • Cây công nghiệp lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, cacao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa, v.v;
  • Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài, v.v;
  • Cây dược liệu lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm, v.v;
  • Các loại cây lâu năm khác là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng, v.v); kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.

Đất CLN có đặc điểm và vai trò gì?

Đặc điểm của đất trồng cây lâu năm CLN

  • Đất trồng cây lâu năm là đất nông nghiệp, được nhà nước giao đất cho cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp
  • Đất trồng cây lâu năm mang lại giá trị kinh tế cao, tạo ra nguồn thu lớn từ các giống cây trồng và vật nuôi.
  • Là loại đất có quy định về thời hạn sử dụng.
  • Có thể thực hiện các quyền chuyển nhượng, chuyển đổi đối với đất trồng cây lâu năm.

>>> Xem thêm: Chuyển nhượng đất trồng cây lâu năm [Tất tần tật quy định mới nhất]

Vai trò của đất trồng cây lâu năm CLN

Trước hết, đất trồng cây lâu năm có ý nghĩa đối với việc phát triển nền nông, lâm nghiệp và tạo cảnh quan xanh cho môi trường, đồng thời mang lại giá trị về mặt kinh tế cho người canh tác. Cây lâu năm phần lớn đều là cây có giá trị kinh tế cao, nhiều gia đình sau khi được nhà nước giao cho sử dụng đất đã nhanh chóng thoát nghèo. Bên cạnh đó, lượng cây trồng trên đất giúp làm sạch, làm mát môi trường, chống xói mòn.

Phân biệt đất trồng cây lâu năm với các loại đất khác

Nội dung này bạn đọc có thể tham khảo ở các bài viết:

Giải đáp một số thắc mắc hiện nay

Đất trồng cây lâu năm có xây nhà được không?

Theo tinh thần của Luật Đất đai 2013, việc xây nhà cần phải thực hiện theo đúng thủ tục, được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền (trong một số trường hợp) và phải phù hợp với mục đích sử dụng đất. Vì vậy, muốn xây nhà thì đất phải là đất thổ cư, không thể xây nhà trên đất dùng cho mục đích trồng cây lâu năm.

Để có thể xây nhà, người sử dụng đất buộc phải tiến hành thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất. Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét dựa trên quy hoạch, kế hoạch địa phương.

Hồ sơ, thủ tục chuyển đất trồng cây lâu năm lên đất thổ cư

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các loại giấy tờ có liên quan

Thủ tục thực hiện:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ tại phòng Tài nguyên và Môi trường các cấp quận, huyện, thị xã, thành phố.
  • Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì sẽ được thông báo để bổ sung.
  • Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết hồ sơ, ra thông báo về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính cho cá nhân, hộ gia đình có liên quan.
  • Bước 4: Trả hồ sơ. Người thực hiện chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sẽ nộp phí và nhận kết quả.

>>> Chi tiết hơn tại: Quy định chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở (Mới nhất)

Giải đáp về đất CLN

Có nên mua đất trồng cây lâu năm CLN?

Đất trồng cây lâu năm hiện nay được rao bán khá nhiều và trên thực tế, nhu cầu tìm mua loại đất này cũng không hề ít. So với đất thổ cư, giá đất trồng cây lâu năm ở mức rẻ hơn, diện tích lớn và thuộc những vùng còn nhiều tiềm năng để khai thác. Mua đất trồng cây lâu năm có thể khai thác dưới nhiều góc độ, phát triển các giống cây trồng, xây dựng những mô hình trồng trọt, chăn nuôi hoặc chuyển mục đích để phục vụ cho các mục đích cá nhân khác,...

Tuy nhiên, mua bán đất trồng cây lâu năm cũng có nhiều hệ lụy nếu người mua thiếu sự thận trọng và không tìm hiểu trước về thị trường. Cũng như bất kỳ loại đất nào, trước khi quyết định cũng cần khảo sát, đánh giá toàn diện.

>>> Nên đọc:

Đất LNC là gì?

Có một loại ký hiệu đất đai rất dễ gây nhầm lẫn với đất CLN là đất LNC. Vậy LNC là đất gì, hai loại này có phải là một?

Thực ra, LNC là ký hiệu của đất trồng cây công nghiệp lâu năm, một trong các loại của đất trồng cây lâu năm (CLN). Cần lưu ý để tránh nhầm lẫn khi đọc các tài liệu liên quan.

Khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT định nghĩa, Cây công nghiệp lâu năm là loại cây trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, sản phẩm được dùng để làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, cacao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu.

Những giải đáp về đất CLN là gì hi vọng đã mang lại nguồn thông tin hữu ích cho bạn đọc, hiểu thêm các loại đất và quy định pháp luật hiện nay.

Xem thêm: