Có nên sống gần khu công nghiệp? [Quan điểm]

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Có nên sống gần khu công nghiệp? Bên cạnh những nhận định khá tiềm năng về khu vực ven khu công nghiệp, cũng có không ít hoài nghi và lo ngại được đặt ra.

Đất nền gần khu công nghiệp thời gian gần đây trở thành mục tiêu của nhiều khách hàng cá nhân và nhà đầu tư địa ốc. Dù đứng trước khá nhiều cân nhắc về việc có nên mua đất gần khu công nghiệp không nhưng nhìn chung, phần lớn các đánh giá đều cho thấy tín hiệu khả quan của thị trường này, xét dưới góc độ cơ hội và lợi nhuận.

Tuy nhiên, ngoài yếu tố thuận lợi cho sự tăng giá hay phù hợp để đầu tư, kinh doanh sinh lợi từ nhiều hình thức nhờ khai thác nhu cầu từ nguồn lao động, chuyên gia và cư dân tại đây, những người có ý định sống - an cư gần khu công nghiệp cũng gặp không ít sự lo lắng, nhất là về vấn đề ô nhiễm môi trường.

Thực tế hiện nay cho thấy, nguồn cung bất động sản ven khu công nghiệp rất lớn, nhiều lựa chọn được đánh giá là tốt trong tầm giá. Những người có thu nhập trung bình vẫn có cơ hội mua nhà đất để an cư. Tuy nhiên, sống gần khu công nghiệp là một bài toán khó, khi người mua thực sự chưa hiểu hết các "dữ kiện". Sự lo lắng về tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí đều là có nguyên do. Vậy cần nhìn nhận như thế nào về việc có nên không sống gần khu công nghiệp một cách khách quan và chính xác nhất?

Những con số biết nói về cuộc sống gần khu công nghiệp

Cách đây nhiều năm, xử lý chất thải tại các khu công nghiệp đã là chủ đề nóng được người dân và các cơ quan ban ngành quan tâm. Lượng chất thải này nếu không được xử lý theo đúng quy trình, tiêu chuẩn đã quy định có thể dẫn tới tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí trong phạm vi lân cận, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần của các hộ dân sống gần đó.

Nỗi lo ô nhiễm từ các kcn

Thống kê cho thấy, năm 2011 mỗi ngày các KCN nước ta thải ra khoảng 8000 tấn chất thải rắn, tương đương khoảng ba triệu tấn một năm. Cả nước, nếu như tính trung bình, năm 2005 - 2006, một ha diện tích đất cho thuê phát sinh khoảng 134 tấn chất thải rắn/năm; đến năm 2008 - 2009, con số này đã tăng lên 50% tương ứng với 204 tấn/năm.

Sự gia tăng phát thải trên đơn vị diện tích đã phản ánh sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất công nghiệp, xuất hiện các ngành có mức phát thải cao và quy mô ngày càng lớn tại các khu công nghiệp và dự báo tổng phát thải chất thải rắn từ các KCN năm 2015 sẽ vào khoảng 6 đến 7,5 triệu tấn/năm và đến năm 2020 đạt từ 9 đến 13,5 triệu tấn/năm. Tính đến tháng 12/2019, trên phạm vi cả nước còn 171 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để.

Hà Nội, Đà Nẵng, hay Tp. Hồ Chí Minh - những thành phố được ca ngợi là "đáng sống" cũng không thoát khỏi mối nguy hại mang tên “chất thải công nghiệp”. Đặc biệt, với các nhà máy, khu công nghiệp đặt trong khu dân cư, tỷ lệ nguy hiểm còn ở mức cao hơn. Điển hình như vụ cháy nhà máy Rạng Đông, lời kêu cứu của dân cư Ehome 3, KCN Liên Chiểu Đà Nẵng,... trong thời gian qua.

KCN Liên Chiểu hình thành từ năm 1998, là một trong những KCN lớn nhất Đà Nẵng; tập trung ở đây là các nhà máy công nghiệp nặng như sản xuất cao su, xi măng, nhà máy giấy… Có khoảng tám tổ dân phố sống quanh và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ KCN này.

Vụ cháy nhà máy Rạng Đông vào năm 2019 buộc phải sơ tán trẻ em, người già, người ốm ra khỏi khu vực từ 1 - 10 ngày; không sử dụng nước tại các bể chứa, thực phẩm, trái cây, gia cầm, cá, lợn được nuôi trồng trong vòng bán kính 1km kể từ tâm đám cháy trong 2 ngày; tiêu hủy các loại trái cây tự trồng trong bán kính từ đám cháy 500m…

Tại chung cư Ehome 3, Công ty TNHH Top Royal Flash Việt Nam xả bụi vải bay thẳng vào các căn hộ tại dự án. Loại bụi này bám trên mọi vật dụng sinh hoạt của gia đình gây mất vệ sinh. Nguy hiểm hơn là gây nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của cư dân, đặc biệt là trẻ em.

Là khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, bên cạnh Tp. Hồ Chí Minh thì Đồng Nai và Bình Dương cũng được xem là khu vực tập trung nhiều KCN và dự án FDI lớn nhất cả nước. Mặc dù tỷ lệ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung ở khu vực này khá cao, nhưng các vi phạm về bảo vệ môi trường vẫn thường xuyên diễn ra. Nhiều kênh rạch ở Tp. Hồ Chí Minh như Tham Lương, Ba Bò, Thầy Cai, An Hạ… luôn được gọi với cái tên “dòng kênh chết” bởi màu đen ngòm luôn bốc mùi hôi nồng nặc,...

Nhiều hộ dân sống gần khu công nghiệp không dám sử dụng nguồn nước, đất đai để sinh hoạt, trồng trọt hay chăn nuôi bởi sự ô nhiễm có thể qua các vật trung gian gây bệnh cho người. Hoặc nếu chấp nhận sống chung với lũ, không ít trong số họ giờ đang phải từng ngày chống chọi với ung thư hoặc nhiều căn bệnh quái ác khác.

Sức khỏe, sự an toàn về tính mạng là những gì quan trọng nhất của con người. Những con số kể trên là thực trạng về các khu vực lân cận khu công nghiệp đã hoặc đang diễn ra trong suốt thời gian qua; từ khi công nghiệp “manh nha” dịch chuyển cho đến khi đã có chỗ đứng bề thế trong nền kinh tế hiện nay. Những con số này thực sự là một lo ngại lớn cho bất kỳ ai có ý định sống gần khu công nghiệp.

Tuy nhiên, các khảo sát cũng đã chỉ ra một phần nguyên nhân, rằng ô nhiễm môi trường, không khí, thường chủ yếu tập trung tại các KCN cũ, do các KCN này đang sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa được đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường. Ô nhiễm không khí tại các KCN chủ yếu là bụi, một số KCN có biểu hiện ô nhiễm CO2, SO2 và tiếng ồn.

Thay đổi liệu có diễn ra?

Cuộc sống gần các khu công nghiệp luôn tồn tại hai mặt tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, có thể nhìn ra rằng, những vấn đề về môi trường, rác thải từ quá trình sản xuất không hẳn lúc nào cũng tồn tại như một hệ quả tất yếu. Việc chất thải xử lý sơ sài, sai quy trình, đổ thẳng ra nguồn nước,... có thể xuất phát bởi 2 nguyên nhân chính: ý thức của doanh nghiệp và chất lượng công trình xử lý chất thải. Do đó, khi được quan tâm và giám sát chặt chẽ hơn, liệu rằng đời sống cư dân gần khu công nghiệp có được cải thiện?

Theo thống kê mới nhất, trên toàn quốc có 274 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó có 244 khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, chiếm 89%. Trong đó, các địa phương có số lượng khu công nghiệp lớn như Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Quảng Ninh, Bắc Ninh… có 191/244 khu công nghiệp có trạm quan trắc tự động, chiếm 78,3%.

Ngoài ra, có 276 cụm công nghiệp có báo cáo đánh giá tác động môi trường, 160 cụm công nghiệp có hệ thống tách nước mưa và nước thải, 109 cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt 15,8%, 10 cụm công nghiệp có hệ thống quan trắc tự động nước thải.

Các kcn đang thay đổi về chất lượng

Những tín hiệu này cho thấy, các doanh nghiệp đang dần có ý thức và trách nhiệm hơn đối với việc bảo vệ môi trường, nhất là khi công nghiệp và bất động sản công nghiệp đang trong quá trình tạo ra sức sống mới cho nền kinh tế nói chung. Đặc biệt, giai đoạn này, Tổng cục Môi trường cũng sẽ có những động thái mạnh mẽ hơn đối với vấn đề chất thải và xử lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp:

  • Tăng cường kiểm soát chặt chẽ về môi trường đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề; rà soát kiên quyết yêu cầu chủ đầu tư các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, đảm bảo tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ít nhất 90%
  • Yêu cầu các đối tượng có quy mô xả thải lớn có lưu lượng từ 1.000m3/ngày đêm lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khi thải tự động liên tục, truyền số liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật phục vụ việc theo dõi, giám sát nguồn thải.

Như vậy, trong thời gian tới, càng chú trọng vào kinh tế công nghiệp, mối quan hệ giữa sản xuất và môi trường càng được quan tâm để cải thiện. Do đó, chúng ta đang tập trung nguồn lực trong việc cải thiện môi trường sản xuất bằng cách khuyến khích sự phát triển của các khu công nghiệp xanh.

Vậy có nên sống gần khu công nghiệp?

Việc phát triển công nghiệp xanh không mới nhưng thực sự chưa thật phát triển và được quan tâm tại Việt Nam. Để hướng đến một nền công nghiệp an toàn và bền vững, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa doanh nghiệp và nhà nước. Nhìn chung, ở giai đoạn này, chúng ta hướng đến việc tập trung vào xử lý nhanh chóng các tồn đọng trước mắt, đó chính là hệ thống xử lý chất thải và môi trường xanh trong khu công nghiệp. Theo các chuyên gia, đây cũng chính là xu thế tất yếu sẽ diễn ra trong thời gian tới.

Do đó, người dân có ý định mua nhà đất hoặc an cư gần khu công nghiệp có thể lấy lại “niềm tin” bằng những dự án mới được cải thiện rõ nét về chất lượng hạ tầng, cơ sở vật chất và môi trường sản xuất trong thời gian sắp tới. Trên khắp các tỉnh thành cả nước, đã có một vài khu công nghiệp đã được công nhận đạt chuẩn “khu công nghiệp” xanh. Đây là tín hiệu đáng mừng và là động lực để các doanh nghiệp đẩy mạnh hơn nữa việc nâng cao chất lượng các khu công nghiệp. Gần đây nhất tại thị trường phía Nam, Trần Anh Group đã chính thức đi vào xây dựng KCN Trần Anh Tân Phú - một dự án cũng lấy tiêu chuẩn xanh làm mục tiêu phát triển bền vững.

Như vậy, có nên sống gần khu công nghiệp? Trước những diễn biến có phần khả quan hơn về môi trường sống, việc sống gần hay không cơ bản cũng chỉ là cách chọn thị trường xuống tiền cho nhà đất. Bên cạnh cân nhắc vấn đề môi trường, khoảng cách có đảm bảo an toàn hay không thì người mua cũng đừng quên những yếu tố khác như quy hoạch, vị trí, hạ tầng, mật độ dân cư và tính pháp lý. Sống gần khu công nghiệp nếu lựa chọn được bất động sản phù hợp sẽ có rất nhiều cơ hội về lâu dài.

Xem thêm: