Có 2 tỷ nên mua nhà hay gửi tiết kiệm sẽ tốt hơn?
Trước sự cân nhắc có 2 tỷ nên mua nhà hay gửi tiết kiệm, rất nhiều giả thiết cũng như phương án được đưa ra. Mỗi người tất yếu sẽ có sự lựa chọn phù hợp riêng dựa trên hoàn cảnh cá nhân.
Nếu như có 2 tỷ kinh doanh gì mang đến rất nhiều cơ hội tốt để sinh lợi, thậm chí là sinh lợi khủng trong thời gian ngắn như đầu tư bất động sản hoặc mua bán những mặt hàng cao cấp cho khách hàng có tài chính tốt, vận hành những mô hình tạo ra sản phẩm có sức hút lớn trên thị trường,... Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có rất nhiều người ngại nghĩ đến việc kinh doanh hay đầu tư. Con số 2 tỷ đồng không phải là ít, vì vậy họ có thiên hướng lựa chọn những gì tạo ra cảm giác an toàn hơn.
Tương tự như có 1 tỷ nên mua nhà hay gửi tiết kiệm, cá nhân nắm trong tay 2 tỷ đồng cũng đặt ra nhiều nghi vấn về độ rủi ro và giá trị trong lâu dài của từng phương án. Nếu gửi tiết kiệm 2 tỷ đồng, số tiền lãi hàng tháng nhận về sẽ cao hơn và tất nhiên, số tiền này mang đi mua bất động sản, lựa chọn lẫn cơ hội đều phong phú hơn, không cần phải quá gò bó trong những kế hoạch kinh doanh nhà đất nhỏ lẻ.
Thoạt đầu có thể bạn sẽ cho rằng sở hữu số vốn tốt như thế này, lựa chọn làm gì cũng không quá khó khăn bởi tài chính mạnh thì làm gì cũng dễ. Tuy nhiên, tiền nhiều có thể mua được nhiều sản phẩm nhưng chưa hẳn mua được thành công. Tài sản là vật chất hiện hữu, còn lợi ích, lợi nhuận là những giá trị mà có thể ở thời điểm hiện tại, cá nhân thiếu tầm nhìn sẽ khó có thể nhận ra. Chính vì vậy, việc băn khoăn chọn giữa mua nhà hay gửi ngân hàng với 2 tỷ đồng vốn không dễ để quyết định ở chỗ các cá nhân gần như thiếu sự định hướng cụ thể cho mỗi phương án. Thế nên, “đứng núi này trông núi nọ”, rất khó để họ nhìn ra yếu tố phù hợp trong tình huống của bản thân.
Có nên mua nhà với 2 tỷ đồng?
Nhắc đến mua nhà ở thời điểm này nhiều người nghĩ ngay đến việc sở hữu một tài sản có giá trị lớn, quan trọng, nhất là đối với những ai coi trọng việc “an cư lạc nghiệp” hay “ăn chắc mặc bền”. Thậm chí, một số cá nhân hạn hẹp về tài chính cũng luôn tìm cách mua nhà khi không có tiền, xem đó như một phương thức đầu tư về vật chất lẫn tinh thần trong dài hạn. Với 2 tỷ đồng, so với mặt bằng giá bất động sản hiện nay là con số “vừa đủ” để cân nhắc các dòng sản phẩm tầm trung mà không cần quá đặt nặng vấn đề vay mua. Tuy nhiên, phổ biến nhưng có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm hay không? Điều này còn phụ thuộc vào bạn chọn mua gì và làm gì với tài sản đó.
2 tỷ đồng có thể mua những loại nhà ở nào?
Trong lựa chọn 2 tỷ đồng, khu vực mua nhà không còn quá “chật chội” như có 500 triệu mua nhà ở đâu hay 700 triệu nên mua nhà ở đâu. Không chỉ thị trường được mở rộng mà các loại hình nhà ở cũng có nhiều phương án tham khảo hơn.
Căn hộ chung cư
Với bối cảnh tốc độ đô thị hóa diễn ra chóng mặt như hiện nay, mô hình nhà ở dưới dạng các khu chung cư ngày càng được ưa chuộng bởi doanh nghiệp lẫn người mua. Loại hình nhà ở này không chỉ giúp tiết kiệm, tận dụng tốt quỹ đất mà về cơ bản, chất lượng sống được cải thiện theo những tiêu chuẩn của cư dân hiện đại. Mức giá từ 1,5 - 2 tỷ đồng hiện nay là con số phổ biến cho những căn hộ tầm trung, khá bình dân cho những cá nhân có thu nhập không quá cao, diện tích đủ rộng cho gia đình 3 - 4 người.
Tuy nhiên, những căn hộ với điều kiện, tiêu chuẩn như trên hầu hết đều không nằm ở gần trung tâm. Các dự án căn hộ phân khúc tầm trung hiện đang đẩy mạnh ở các quận, huyện vùng ven thành phố bởi tính chất quỹ đất và mặt bằng giá nhà đất tại đất. Nếu cùng với số tiền này, muốn ở nội thành, bạn có thể nghĩ đến hướng mua các căn chung cư mini hoặc căn hộ studio. Những căn này tất nhiên sẽ có diện tích nhỏ hơn và chỉ phù hợp để sống độc thân hoặc gia đình trẻ.
Nhà liền thổ, nhà phố xây sẵn
Nhà liền thổ là loại hình nhà ở dù được đánh giá cao nhưng lại hạn chế khả năng mua của nhiều người bởi đặc điểm giá thành thường không hề thấp. Tuy nhiên, 2 tỷ đồng vẫn là con số nằm trong khả năng nếu chọn mua nhà tại các hẻm, tuyến đường nhỏ, trường hợp bạn muốn lựa chọn mua nhà nội thành.
Một phương án khác có vẻ khả quan hơn là mua nhà phố xây sẵn, nhà phố dự án tại các thị trường vùng ven. Những khu vực như Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh,... thường có nhiều dãy nhà phố xây sẵn giá rẻ với quy mô vừa và nhỏ. Trong khi đó, Long An, Bình Dương lại có nhiều dự án khu đô thị với các căn nhà phố tiện nghi, hiện đại có giá chưa đến 2 tỷ đồng, điển hình như nhà phố Phúc An City, Phúc An Garden hoặc chênh lệch không đáng kể (khoảng 2,3 tỷ đồng/căn) là nhà phố Lavilla Green City.
Nhà cũ, nhà nát
Ý tưởng mua nhà cũ nhà nát vốn xuất phát từ những “tay chơi” địa ốc sành sỏi trong nghề, biết nắm bắt cơ hội là quy luật của thị trường. Những căn nhà này có giá thấp hơn so với mặt bằng giá liền thổ, nếu chịu khó tìm kiếm vẫn có thể tìm mua được các căn có diện tích trung bình ở gần trung tâm, tất nhiên nếu đi xa hơn thì nguồn cung và giá cũng “dễ thở” hơn. Đặc thù của nhà cũ, nhà nát là cần chi phí để tân trang, phụ thuộc vào tình trạng nhà để quyết định ngân sách bỏ ra. Vì vậy, bạn có thể chọn mua những căn nhà trong tầm 1,5 tỷ, số còn lại dùng để sửa chữa. Thực tế, số tiền này mua nhà cũ, nhà nát có vị trí tốt, đường lớn, giao thông thuận tiện không phải là quá khó.
Giá trị từ nhà ở phụ thuộc vào cách khai thác
Cùng là phân khúc nhà ở nhưng việc chọn mua loại hình nào sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng và khoản giá trị, lợi ích mà bạn nhận được.
Trước hết, nếu xét về góc độ mua vì nhu cầu ở thực thì nhà ở nói chung mang tính ổn định cao, giải quyết được những nhu cầu cơ bản về sinh hoạt. Nhà ở vốn không thể nào mất đi nguồn nhu cầu, chỉ có thể tăng dần đều theo tỷ lệ gia tăng dân số. Đó là vì sao hầu hết mọi người đều luôn đặt nặng vấn đề “phải có nhà” mới gọi là thành công; nhiều người bươn chải hàng chục năm chỉ vì mục đích duy nhất là mua được nhà riêng. Khách quan để đánh giá, mua nhà hay vay mua nhà, nhà to hay nhỏ, chỉ cần đứng tên sở hữu của mình đã là một giá trị lớn về tinh thần, vừa có thể phục vụ cho nhu cầu hiện tại, giảm bớt gánh nặng đi thuê, vừa có thể tạo nên tài sản tích lũy dài hạn, được quyền tặng cho hay chuyển nhượng một cách hợp pháp.
Xét về các hình thức đầu tư sinh lợi khác, lợi nhuận từ những loại hình nhà này là có nhưng chắc chắn sẽ không giống nhau.
- Trước hết, nếu là mua đi bán lại: muốn thu lợi nhanh, cần phải có sẵn đầu ra tốt; nếu không, bạn phải chịu các chi phí khác trong thời gian chờ đợi hoặc thậm chí là “chôn vốn” suốt thời gian dài. Những căn nhà cũ, nhà nát có thể đem tới khoản thu chênh lệch từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng. Với căn hộ, nhà phố, tùy vào thời điểm bán ra và chất lượng hạ tầng, con số lợi nhuận cũng không ít, lên đến hàng trăm triệu mỗi căn. Giá trị thu về sẽ được tính dựa trên số lượt giao dịch thành công và tốc độ thực hiện, càng nhanh chóng càng có lợi lớn. Như vậy, khoản lợi nhuận này có tính đột phá nhưng không tạo ra nguồn thu ổn định.
- Thứ hai, nếu là mua để cho thuê: giá cho thuê trung bình rơi vào khoảng 10 triệu đồng mỗi tháng. Riêng với nhà nguyên căn diện tích lớn, vị trí tốt thì giá có thể cao hơn, dao động từ 10 - 15 triệu đồng/tháng. Mặc dù thu nhập từ tiền cho thuê hàng tháng là đều đặn nhưng ổn định hay không còn phụ thuộc vào khả năng duy trì lượng khách cho thuê; khách cũ đi phải tìm được khách mới, nếu không cũng phải rơi vào trạng thái “chờ”.
Nếu đặt trong tính toán lý tưởng thì sau 1 năm, thu nhập từ tiền thuê rơi vào khoảng 120 - 150 triệu đồng, không quá chênh lệch với lãi suất gửi ngân hàng hiện nay; con số này chỉ có thể cải thiện nhờ vào vị trí, hạ tầng, mật độ dân cư. Tuy nhiên, mặt trái của cách thức này, bạn cũng sẽ là người chịu trách nhiệm về độ xuống cấp theo thời gian và cần khắc phục lại để tiếp tục thu hút được khách thuê với giá tốt. Đi cùng với đó là trách nhiệm quản lý, xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình cho thuê. Đầu tư bất động sản cho thuê không "dễ ăn" cũng chính bởi điều này dù cho những giá trị lợi nhuận mà chúng mang lại là không thể phủ nhận.
Vậy nên, đã là hình thức kinh doanh - đầu tư thì các quy luật đặt ra vẫn luôn “bất biến”:
- Muốn cho thuê tốt, bán ra nhanh chóng phải chọn đúng địa điểm xuống tiền; bạn không thể nào mua nhà với mục đích cho thuê hoặc bán ra ở những nơi dân cư thưa thớt, nhu cầu nhà ở thấp. Lựa chọn lý tưởng nên là các khu vực gần khu công nghiệp, công ty, trường đại học; tỷ lệ dân nhập cư, người đi làm, học sinh sinh viên cao.
- Mua các căn hộ đã hoàn thiện để giảm bớt rủi ro. Căn hộ hoàn thiện là sản phẩm có khả năng cho thuê hoặc bán ra nhanh chóng, đảm bảo sinh lời ngay khi mua. Nhà phố, nhà xây sẵn phải có thiết kế phổ thông, phù hợp với nhiều mục đích, đối tượng thuê. Nhà cũ, nhà nát cũng tương tự, tân trang sao cho tiết kiệm và khoa học, có tính ứng dụng tốt nhất.
- Mua nhà phải quan tâm đến quy hoạch, lựa chọn căn nhà trong một vùng có môi trường sống tốt (kết nối hạ tầng tiếp cận với các dịch vụ đô thị như trường học, bệnh viện, chợ, công viên…). Nếu là nhà ở trong dự án, phải thật sự quan tâm đến các tiện ích của tòa nhà như: câu lạc bộ, hồ bơi, cửa hàng tiện dụng, nhà trẻ, an ninh, chỗ đậu xe; đơn vị quản lý, quan tâm đến mảng xanh, khu vực dành cho trẻ em và người lớn tuổi. Đây đều là những yếu tố quyết định đến giá trị của nhà ở, khả năng bán ra/cho thuê và tạo được sức hút bền vững.
- Có thể cân nhắc vay mua nhà nhưng con số chênh lệch không quá lớn, chủ yếu để đổi lấy diện tích lớn hoặc vị trí thuận tiện hơn. Có nên vay 1 tỷ mua nhà dù vẫn đưa ra phương án xử lý thuyết phục, tăng cơ hội tiếp cận với những phân khúc cao cấp hơn cho số vốn 2 tỷ có sẵn. Tuy nhiên, khi cân nhắc với hình thức gửi tiết kiệm, có lẽ bạn là kiểu người không quá liều lĩnh, vì vậy nên hạn chế vay mua ở mức thấp nhất; đảm bảo thu nhập sau khi trừ đi nghĩa vụ trả nợ vẫn còn đủ sức “hấp dẫn”.
Như vậy, việc mua nhà mang đến giá trị về mặt tinh thần hoặc vật chất; thu nhập tạo ra là có nhưng ổn định hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, điểm cộng là có khả năng tạo ra những bước tiến lớn về thu nhập, đột phá trong mặt bằng giá dựa trên sức hút và nhu cầu.
Gửi tiết kiệm 2 tỷ đồng có thực sự an toàn?
Mặc dù được nhắc đến khá nhiều nhưng sự thật là ít cá nhân thừa nhận việc gửi tiết kiệm không phải là một kênh đầu tư đúng nghĩa và cách thức này cũng không cam kết 100% tỷ lệ an toàn. Tuy nhiên, vì sao gửi ngân hàng vẫn được ưa chuộng?
Thứ nhất, nó tạo ra hiệu ứng về sự an tâm. Khi chọn bỏ tiền vào những ngân hàng lớn, có tiếng, uy tín trên thị trường, ngoài việc tính toán xem gửi 2 tỷ đồng được bao nhiêu tiền lãi mỗi tháng, quy ra 1 năm, 10 năm là bao nhiêu, các cá nhân gần như rất ít khi lo ngại vấn đề lừa đảo (trừ một số trường hợp cho cán bộ ngân hàng thiếu trung thực). Mọi tính toán này hầu hết đều căn cứ vào mức lãi suất theo kỳ hạn được áp dụng và luôn được nhìn dưới góc độ khá lý tưởng.
Thứ hai, người gửi xem đây là kênh đầu tư và lợi nhuận thu về có tính ổn định. Nếu so với những loại hình “bôn ba” khác trên thị trường, gọi là đầu tư thì gửi tiết kiệm quả là kênh quá an nhàn khi “nhà đầu tư” không phải đau đầu với việc xoay vòng vốn, cân đo hiệu quả kinh doanh theo tháng, theo quý,...
Thứ ba, quyết định gửi tiết kiệm được đưa ra dễ dàng hơn những quyết định đầu tư khác. Có thể một phần vì tính phổ biến cao, hiệu ứng đám đông phần nào tác động đến lựa chọn của cá nhân. Mặt khác, họ cũng không mất thời gian để khảo sát thị trường, thăm dò thị hiếu, thậm chí là phải “bổ túc” kiến thức trước khi bắt đầu. Gửi tiết kiệm được ví như lựa chọn “quốc dân” vì có nơi vừa giữ tiền lại vừa tạo ra thu nhập phái sinh.
Tuy nhiên, những lập luận tưởng chừng như rất thuyết phục trên vẫn hợp lý cho đến khi vấn đề lạm phát được đưa ra “mổ xẻ” như một thực tế đầy phũ phàng sau sự an toàn được mặc định trong suốt nhiều năm qua. Các cá nhân ít quan tâm, hay nói đúng hơn là không mấy để tâm đến vấn đề này bởi chẳng phải toàn bộ đều có kiến thức và thực sự muốn tìm hiểu. Trong khi đó, lạm phát trong mắt nhìn của số đông người chỉ đơn thuần là cuộc dịch chuyển về giá cả trên thị trường mà thiếu đi góc nhìn sâu hơn về giá trị đồng tiền.
Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo một khoảng thời gian nhất định, làm cho đồng tiền bị mất giá trị hơn so với trước. Khi mức giá chung tăng cao, vẫn với một số tiền nhất định thì sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây. Do đó nó còn phản ánh sự suy giảm sức mua của đồng tiền.
Vì vậy, theo một số nhận định đưa ra, tính bình quân mức lạm phát hàng năm là 3% thì bạn sẽ bị thâm hụt gần một nửa số tiền lãi từ gửi tiết kiệm. Chưa kể đến trường hợp những năm lạm phát tăng cao, từ 5 - 6% (gần bằng lãi suất tiền gửi), số tiền lãi chỉ vừa đủ cho lạm phát. Do đó, những con số về tiền lãi được tính toán trước đây không còn môi trường lý tưởng hóa để tồn tại. Đôi khi bạn phải chấp nhận sự thật rằng, khoản chênh lệch bạn thu về so với 2 tỷ đồng ban đầu thực tế sẽ không được bao nhiêu.
Thế nên, 2 tỷ đồng gửi tiết kiệm có an toàn không thì câu trả lời có nhưng hiệu quả hay không, điều này có lẽ bạn cũng đã thấy rõ, lựa chọn này không có tính đột phá như mua bán hay cho thuê nhà ở nói riêng, bất động sản nói chung. Những cá nhân lựa chọn phương án này thường là người lớn tuổi, kỹ năng quản lý tài chính không tốt và nhu cầu đầu tư gần như không có. Tuy nhiên với người trẻ, người quan tâm đến “cung - cầu” trên thị trường có lẽ họ không vội vàng chọn gửi ngân hàng.
Kết luận
Có 2 tỷ nên mua nhà hay gửi tiết kiệm sẽ tốt hơn? Định nghĩa tốt hay không tốt phụ thuộc vào mức độ hài lòng của bạn với quyết định đưa ra. Có thể với một kỳ vọng không quá cao, gọi là đề cao tính tích lũy một cách đơn giản thì gửi tiết kiệm là hợp lý. Tuy nhiên, nếu muốn tích lũy ở những dạng giá trị cao hơn, nhiều tiềm năng và sức bật hơn thì mua nhà vẫn là lựa chọn tối ưu.
Xem thêm: