Bí quyết sáng tạo Slogan Bất động sản chạm tới người đọc

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Những câu slogan bất động sản chính là nơi nắm giữ linh hồn cho các dự án hoặc đại diện cho thương hiệu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải slogan nào ra đời cũng “chất”.

Thị trường bất động sản đang bước vào giai đoạn sôi động nhưng không kém phần cạnh tranh. Giai đoạn này chúng ta chứng kiến sự xuất hiện của khá nhiều xu hướng và trào lưu mới mẻ. Kéo theo đó, các doanh nghiệp cũng phải dần thay đổi theo xu thế để kịp thích nghi.

Thiết kế hình ảnh, sáng tạo nội dung là những cách thông dụng hiện nay được thực hiện với mục đích tăng tính thu hút và tương tác với khách hàng. Đằng sau mỗi doanh nghiệp, mỗi dự án đều có những câu nói làm nên thương hiệu.

>>> Có thể bạn quan tâm:

Vậy có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi:

  • Những câu slogan đi vào lòng người ấy được tạo ra như thế nào?
  • Các doanh nghiệp, dự án muốn sáng tạo slogan có cần theo nguyên tắc hay chỉ cần “ngẫu hứng”?
  • Việc sáng tạo slogan có thực sự cần thiết hay không?

Tất cả sẽ được gói gọn trong bài viết này.

Slogan bất động sản

Slogan là gì? Thế nào là slogan bất động sản

Slogan là khái niệm dùng để chỉ những câu văn ngắn gọn, súc tích, nội dung hàm chứa các thông điệp vừa mang tính mô tả, vừa mang sự thuyết phục về đặc điểm nổi bật của một thương hiệu. Bên trong slogan thường là một giá trị cốt lõi, một lời hứa hoặc định hướng phát triển của doanh nghiệp.

Các slogan đa phần đều áp dụng lối chơi chữ, có sự điệp âm, vần để tạo lôi cuốn khi đọc; các kiểu chơi chữ và từ ngữ có nghĩa mở rộng cũng gần như là điều bắt buộc phải có.

Theo đó, slogan bất động sản là những câu văn ngắn, sử dụng cho các dự án hoặc doanh nghiệp trong lĩnh vực nhà đất; bên trong nội dung có chứa các giá trị mà khách hàng tìm kiếm, mục tiêu, kỳ vọng mà chủ đầu tư gửi gắm.

Vai trò của Slogan với doanh nghiệp và dự án

Slogan tuy ngắn mà chất, cũng vì vậy mà nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với thương hiệu.

Trong marketing, không thể thiếu slogan

Slogan trong marketing thương hiệu thể hiện vai trò chiến dài hạn của doanh nghiệp. Một slogan tốt sẽ nhanh chóng để lại ấn tượng, khắc sâu trong tâm trí và dễ dàng có được niềm tin của khách hàng cho thương hiệu đó. Vì vậy, một doanh nghiệp, một dự án đôi khi phải trải qua rất nhiều lần thay đổi mới có được slogan ưng ý nhất, bởi đó chính là kết tinh của những gì đặc sắc, nổi trội.

Slogan không thể thay thế các content khác để “đổi” vị trí tìm kiếm trên internet nhưng lại có thể khắc sâu trong đầu của người đọc ở thực tế, cũng là đích đến quan trọng mà marketing hướng tới.

Slogan và thương hiệu là một “cặp đôi”

Một doanh nghiệp muốn được nhiều người biết đến, quảng bá rộng rãi hình ảnh của mình thì không thể tách rời tên thương hiệu và slogan. Trong bộ nhận diện thương hiệu, slogan luôn đi kèm với vai trò giải thích một cách dễ hiểu, dễ ghi nhớ. Nhờ có slogan mà tên thương hiệu sẽ thêm phần nổi bật.

Slogan là cầu nối giữa thương hiệu với khách hàng

Slogan làm nổi bật thương hiệu, tập trung vào giá trị cốt lõi, thu hút sự chú ý của khách hàng vào những điểm đặc trưng. Vì vậy, slogan vừa tạo ra cảm xúc, vừa mang giá trị cam kết, định hướng hành động theo thông điệp truyền tải. Sự xuất hiện của slogan đôi khi còn như một sự nhắc nhở về ý nghĩa thực sự của thương hiệu, của sự vận hành doanh nghiệp.

Nhờ vào cấu trúc đơn giản, ngắn gọn, âm tiết có vần điệu, vui vẻ nên việc lưu lại các thông điệp của slogan không quá khó.

Do đó, khi đọc một câu slogan hay, truyền cảm hứng, khách hàng rất dễ ghi nhớ, mong muốn tìm hiểu nhiều hơn, và đặt niềm tin một cách tự nguyện.

Khơi gợi cảm nhận về sản phẩm

Điều này có thể nhận thấy rõ nét nhất ở các thương hiệu về thực phẩm, mỹ phẩm,... Khi đọc slogan, khách hàng sẽ cảm nhận được hương vị của món đồ ăn, đồ uống; hương thơm, kết cấu của mỹ phẩm,...

Trong bất động sản, cảm nhận đa phần thiên về sự trải nghiệm mà khách hàng được tận hưởng, ví dụ như cuộc sống an lành, sắc xanh tươi mát, tiện ích 5 sao, thư giãn nghỉ dưỡng,...

Slogan chính là nét đặc trưng của ngành nghề

Với mỗi lĩnh vực, tinh thần và thông điệp truyền tải ở mỗi slogan sẽ không giống nhau. Đó chính là lý do vì sao khi nghe qua một câu nào đó, chúng ta có thể phán đoán được doanh nghiệp, dự án đó thuộc nhóm ngành nào. Vì vậy, slogan mang tính khác biệt và tính đặc trưng.

Cấu trúc và các bước sáng tạo slogan cơ bản

Một slogan gồm 3 phần cơ bản

  • Hình thức: từ ngữ đơn giản, độ dài phù hợp, âm điệu bắt tai, dễ nhớ, dễ hiểu.
  • Nội dung: mô tả đặc trưng, tinh thần cốt lõi của thương hiệu, có tính liên kết với các sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Ý nghĩa: tạo được sự gần gũi, có khả năng thu hút và chạm đến cảm xúc khách hàng, hình thành liên kết.

Để sáng tạo nên slogan, ngoại trừ những yếu tố mang tính chất tư duy thì thường trải qua 5 bước cơ bản:

Bước 1: Tìm hiểu về sản phẩm và thương hiệu

Đây là bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất để sáng tạo slogan chất lượng. Người làm phải hiểu rõ về sản phẩm mình bán, thương hiệu mình muốn xây dựng để thành phẩm có khả năng nhận diện tốt nhất. Cần biết được đặc trưng của thương hiệu mình, phân tích đối thủ để tìm ra yếu tố cạnh tranh.

Vì vậy, ở bước này, cần có sự khảo sát sơ bộ về khách hàng tiềm năng, đặt những đặc điểm đó trong mối quan hệ tương quan với giá trị sản phẩm, văn hóa, định hướng doanh nghiệp,...

Bước 2: Tham khảo và học hỏi

Người làm slogan nên nghiên cứu, tham khảo slogan của các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề hoặc cùng phân khúc sản phẩm. Cách này vừa để học hỏi ý tưởng hay, vừa tránh sự trùng lặp, đồng thời tránh bỏ sót những yếu tố liên quan đến phân tích khách hàng.

Bước 3: Định vị thương hiệu

Cần phải biết được thương hiệu của mình đang như thế nào trong bối cảnh của thị trường, từ đó xây dựng slogan có tầm ảnh hưởng đến khách hàng.

Bước 4: Sáng tạo ý tưởng slogan

Đây là bước đòi hỏi nhiều “chất xám” cũng như công sức nhất. Nên thoải mái sáng tạo, thể hiện hết các ý tưởng, bất kỳ điều gì nghĩ ra cũng nên ghi lại. Sau này, khi tổng hợp, chắt lọc lại, có thể đó sẽ là những điểm đắt giá.

  • Viết ra những từ khoá, ý chính liên quan đến slogan cần sáng tạo
  • Khai thác sâu và rộng hơn những từ khóa, ý chính đã viết ra
  • Thử thay thế bằng các từ đồng nghĩa
  • Phác họa thành sơ đồ và liên kết tất cả những gì có thể lại với nhau.

Bước 5: Lựa chọn slogan phù hợp nhất

Sau quá trình tổng hợp, cùng nhau thảo luận để chọn ra slogan tối ưu nhất, có khả năng mang lại hiệu quả marketing cao nhất. Việc này đôi khi khá mất thời gian, cần nhiều ý kiến đóng góp. Tốt nhất, có thể thực hiện dưới hình thức khảo sát.

Các bước sáng tạo slogan

5 yếu tố then chốt của slogan bất động sản

Sự ngắn gọn

Đặc trưng của slogan là tiếp cận nhanh gọn, vì vậy với những câu quá dài, gây tốn nhiều thời gian của khách hàng thì khả năng thu hút sẽ không quá cao. Số lượng lý tưởng cho một câu slogan là từ 4 - 8 chữ. Những câu slogan súc tích mà vẫn đảm bảo sự truyền tải cho thấy khả năng sử dụng ngôn từ cũng như tính chắt lọc cao.

“Hiệu ứng” vần điệu

Không nhất thiết slogan nào cũng phải có vần điệu, nhưng khảo sát cho thấy, các ý tưởng có sự gieo vần, âm điệu vui tươi dễ đi vào tâm trí người đọc, cũng giống như việc chúng ta đọc những bài thơ ngắn, câu chữ liên tưởng với nhau sẽ dễ thuộc hơn so với các câu văn dài. Đặc biệt, nhiều slogan có tính nhạc còn nhanh chóng tạo “trend”, trở thành câu cửa miệng của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ.

Sự khác biệt

Slogan là đặc trưng của thương hiệu, là chất riêng mà thương hiệu hay doanh nghiệp đó sở hữu. Không thể nào nhiều thương hiệu cùng sử dụng một ý tưởng slogan; nếu không thể hiện được điểm nổi bật cốt lõi thì xem như slogan đó không hiệu quả, không đủ khả năng cạnh tranh với đối thủ. Với vai trò là điểm tương tác đầu tiên với khách hàng, slogan phải nắm thời cơ để gây ấn tượng về sự khác biệt.

Gợi sự liên tưởng

Trong slogan chứa đựng các thông điệp về sản phẩm, định hướng thương hiệu nhưng thực tế, luôn muốn dẫn dắt khách hàng đến một sự “mường tượng” nhất định về hình ảnh, đến những giá trị, ý nghĩa nhân văn hơn. Một slogan đọc lên chỉ thấy hay và dừng lại ở đó, không hề có bất kỳ sự liên tưởng nào khác thì vẫn có thể bị xếp vào nhóm “sáo rỗng”. Đằng sau slogan là những sứ mệnh, triết lý, tầm nhìn sâu sắc của thương hiệu; có thể tồn tại dưới nhiều lớp nghĩa khác nhau.

Có tính thực tế

Những slogan sử dụng các từ ngữ mang tính biểu đạt cao như “thương hạng”, “cực đỉnh”, “xuất sắc”, “hàng đầu”,... vẫn được cho là sẽ gây tác động mạnh đến người đọc. Đúng là chúng tạo ra hiệu ứng thức thời, nhưng về lâu dài thì chưa hẳn đã là sự lựa chọn tốt nhất. Những từ ngữ như vậy dễ gây tâm lý hoài nghi cho khách hàng, quá hoa mỹ sẽ bị cho là nói quá, cường điệu hóa sản phẩm. Vì vậy, xu hướng sáng tạo slogan hiện đại chọn cách thay thế bằng ngôn từ chân thực, nhưng có sự tinh tế, sắc bén.

Bí quyết để có slogan thu hút, độc lạ

Bên cạnh một quy trình cơ bản, để có slogan chất lượng, nhất định phải bỏ túi những bí quyết đắt giá dưới đây.

Chú trọng vào việc khơi gợi cảm xúc

Sự thịnh hành của các loại hình nội dung mang đến đa trải nghiệm cho khách hàng nhưng không dễ để khiến họ có cảm xúc thật sự. Trung bình mỗi ngày, một khách hàng có thể tiếp cận hàng chục thông điệp, nhưng vì sao chỉ 1 số ít trong đó còn đọng lại ở tâm trí họ? Điều này phụ thuộc vào khả năng lan tỏa năng lượng từ slogan, tiếp cận theo một cách tâm tình, gần gũi, mang lại cảm nhận chân thực, tích cực nhất cho người đọc. Những giá trị, đôi khi rất nhỏ thôi nhưng lại là thứ mà khách hàng mong muốn tìm kiếm.

Slogan, logo và thương hiệu luôn phải là những thứ ăn nhập với nhau. Thông thường, sau khi đã có logo, tên thương hiệu, doanh nghiệp bắt tay vào sáng tạo slogan nhằm tạo ra tính đồng bộ, thống nhất. Mặc dù slogan có thể được thay đổi theo từng giai đoạn nhưng không bao giờ nằm ngoài sự kết nối với logo.

Chọn độ dài cho slogan một cách thông minh

1 trong 5 yếu tố then chốt của slogan có nhắc đến độ dài của câu chữ. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nếu slogan của bạn nằm ngoài mức giới hạn lý tưởng từ 4 - 8 chữ thì cũng không cần quá lo lắng. Một slogan vừa ngắn, vừa đảm bảo các giá trị khác không hề đơn giản, đòi hỏi sự nỗ lực của những khối óc. Vẫn có những slogan dài, nhưng tận dụng tốt ngôn từ, âm điệu cho thấy hiệu quả cực kỳ khả quan.

Đầu tư thời gian

Việc sáng tạo slogan vốn là câu chuyện cần nhiều thời gian, công sức bỏ ra, ngay cả với các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm. Bạn cần có thời gian để tìm hiểu về sứ mệnh công ty, định hướng sản phẩm, ý nghĩa kinh doanh,... hoặc kiên nhẫn để khảo sát, chọn lọc ý kiến đánh giá về thành phẩm của mình, thậm chí sẽ có cả xung đột, tranh cãi.

Vì vậy, đừng vội vàng trong việc sáng tạo slogan, sẽ không đem lại kết quả như mong muốn. Những tìm hiểu ban đầu đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển các ý tưởng một cách đúng đắn về sau này.

Trung thực với những gì truyền tải

Một slogan bắt tai, ấn tượng là tốt nhưng đừng quên, doanh nghiệp có trách nhiệm với những gì được truyền tải trong đó. Trước khi muốn gửi gắm điều gì, cũng cần đặt câu hỏi, mình có đáp ứng được hay không, sản phẩm khi đến với khách hàng có đủ những yếu tố đó hay không. Vì vậy, phải thật sự cẩn trọng với các từ ngữ mang tính tuyệt đối, như “số 1”, “duy nhất”, “hàng đầu”, “tốt nhất”,... Khách hàng chưa bao giờ đánh giá cao nhưng slogan quá tự tin như thế này, trừ khi bạn đã chứng minh được trên thực tế và có thứ hạng nhất định trên thị trường.

Thử các từ ngữ “tiêu cực”, tránh từ ngữ “sáo rỗng”

Những từ ngữ như “Không có ai”, “không bao giờ”, “Đừng”, “Không”,... thường được hiểu theo nghĩa tiêu cực, phản bác. Tuy nhiên, khi sử dụng trong slogan lại có thể đem đến hiệu quả nhờ sự tương phản, nhưng tùy vào từng trường hợp.

Đồng thời, nên bỏ qua các từ ngữ sáo rỗng, không đem lại nhiều giá trị thực mà chỉ để khiến slogan trở nên hào nhoáng hơn. Sự xuất hiện của chúng khiến slogan vượt qua ngưỡng độ dài an toàn nhưng chẳng có bất kỳ lợi ích nào.
Làm rõ sự tiêu biểu của sản phẩm

Bất kỳ một đặc điểm nào nổi bật, khác biệt của sản phẩm cũng là yếu tố đáng để đưa vào slogan. Trong bất động sản, những tiêu chí như “khu đô thị xanh”, “tiện ích 5 sao”, “trách nhiệm”, “môi trường”,... có thể được tận dụng vào slogan. Từ các từ ngữ mô tả về dự án, sản phẩm để biến chung thành một câu slogan trọn vẹn.

Bí quyết sáng tạo slogan

Những slogan hay cho dân sale Bất động sản

Các doanh nghiệp bất động sản thường đặt slogan gắn với định hướng phát triển của họ, bên cạnh đó, mỗi dự án hầu như đều có một slogan riêng. Trong giao dịch nhà đất, đây chính là yếu tố có sức ảnh hưởng lớn đến tâm lý khách hàng, nâng sức cạnh tranh giữa lúc thị trường ngày càng sôi động.

Với dân sale, tỷ lệ cạnh tranh này còn cao hơn. Do đó, họ luôn muốn tìm kiếm những gì mới lạ, độc đáo hơn cho chiến lược của mình nhằm tăng khả năng thuyết phục thành công. Một số câu slogan hay mà dân sale có thể tham khảo, sử dụng cho chiến lược quảng cáo hoặc tư vấn khách hàng:

  • Lựa chọn của bạn, tương lai của cả gia đình
  • Mua nhà của chúng tôi để thay đổi cuộc sống của bạn
  • Kiến tạo cuộc sống phồn vinh
  • Vững nền tảng, sáng tương lai
  • Tạo lập sự khác biệt bằng những căn hộ chất lượng nhất
  • Không ngừng đổi mới, bắt kịp thời đại và cung cấp cho bạn những ngôi nhà tiện ích nhất!
  • Tập trung vào chất lượng công trình bằng cả trái tim và tạo ra sự vững tin cho khách hàng bằng hành động
  • Xây những giá trị, dựng những ước mơ
  • Gửi tình yêu vào đất, gửi niềm tin vào ...
  • …, vì không gian sống của gia đình bạn
  • Cùng tạo nên ngôi nhà mơ ước của bạn
  • Mua bán bất động sản dễ dàng, nhanh chóng
  • Chọn bất động sản phù hợp với gia đình, cho cuộc sống dễ dàng hơn
  • Công ty …., công sự tin cậy giúp tìm thấy ngôi nhà trong mơ của bạn
  • Nhà đẹp của bạn, thành công của chúng tôi
  • Tập trung vào chất lượng công trình, đảm bảo an toàn, dựng lên đẳng cấp và tạo ra lợi ích cho mọi người
  • An cư thịnh vượng, chọn đất gửi vàng
  • Nhà đất tốt, trải nghiệm tốt
  • Chọn ngôi nhà phù hợp cho tương lai của bạn
  • …, nơi ngôi nhà hạnh phúc không còn là giấc mơ
  • ..., khu đô thị hiện đại cho bạn trải nghiệm cuộc sống đích thực
  • Không có mảnh đất nào là vô giá trị khi bạn chưa nhìn thấy tiềm năng
  • Chọn nhà, chọn tương lai của gia đình bạn
  • Căn hộ cao cấp cho cuộc sống nhẹ nhàng
  • …, có tất cả những gì bạn cần ở một căn hộ
  • Nhà vững chắc, hạnh phúc về sau
  • Tầm nhìn tuyệt vời cho một tương lai tương sáng
  • Đầu tư bất động sản hôm nay, thắng lợi về sau

Một slogan bất động sản chất lượng không chỉ nâng tầm cho thương hiệu, hình ảnh dự án mà còn là cầu nối quan trọng cho các giao dịch thành công.

Xem thêm: