Kinh nghiệm “xương máu” đi thuê mặt bằng (Cho người mới kinh doanh)

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Bạn đang chuẩn bị kinh doanh nhưng không biết nên thuê mặt bằng ở đâu cho tốt và hiệu quả? Hãy tham khảo những kinh nghiệm đi thuê mặt bằng cho người mới bắt đầu kinh doanh dưới đây, bạn sẽ biết cách để tìm được một mặt bằng phù hợp.

Mặt bằng kinh doanh đẹp, chất lượng sẽ đem lại cho người thuê nhiều lợi thế. Vì vậy, chủ cửa hàng cần tìm kiếm, đánh giá và quyết định lựa chọn thuê mặt bằng sao cho hợp lý nhất. Hiện nay trên thị trường cho thuê mặt bằng kinh doanh có rất nhiều địa điểm, vị trí, diện tích mặt bằng khác nhau nên nếu không có kiến thức, kinh nghiệm thì sẽ khó quyết định được chính xác. Đặc biệt với những người mới bắt đầu kinh doanh thì việc đi thuê mặt bằng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, bạn cần tìm đọc và tham khảo các thông tin kinh nghiệm đi thuê mặt bằng dưới đây để áp dụng.

kinh nghiệm đi thuê mặt bằng 1
Mặt bằng kinh doanh tốt góp phần đem lại nhiều lợi ích cho người thuê

1. Tìm hiểu về mặt bằng kinh doanh & các tiêu chí đánh giá một mặt bằng đáng thuê

Nhắc đến mặt bằng kinh doanh chắc hẳn ai cũng biết hoặc hiểu sơ lược nhưng cụ thể khái niệm cũng như những yếu tố để đánh giá mặt bằng kinh doanh tốt như thế nào thì không phải ai cũng rõ. Vậy mặt bằng kinh doanh là gì?

- Thế nào là mặt bằng kinh doanh?

Mặt bằng kinh doanh là một ngôi nhà có vị trí đẹp, thuận lợi cho kinh doanh buôn bán. Mặt bằng có thể là một ngôi nhà hoặc chỉ là tầng trệt của một tòa nhà. Bất kỳ vị trí nào có điều kiện thuận lợi cho kinh doanh như gần đường lớn, tập trung đông dân cư, có bề ngang rộng rãi,…đều có thể làm mặt bằng kinh doanh.

Mặt bằng có nhiều loại, nhiều hình dáng, nhiều kích thước và ở nhiều vị trí khác nhau. Mặt bằng tại mỗi vị trí có chất lượng khác nhau sẽ có giá cả và điều kiện phát triển khác nhau. Do vậy, những người đi thuê mặt bằng cần xác định nhu cầu và tìm kiếm những mặt bằng phù hợp nhất với khả năng của mình.

- Mặt bằng kinh doanh tốt cần có những yếu tố nào?

Mỗi mặt bằng kinh doanh sở hữu những đặc điểm và ưu thế khác nhau. Có những mẫu mặt bằng chất lượng, thuận lợi cho thuê hoặc kinh doanh nhưng cũng có những mặt bằng nhỏ hẹp, kém chất lượng hơn. Vậy đâu là một mặt bằng kinh doanh tốt?

Một mặt bằng kinh doanh được đánh giá tốt chất lượng thông qua các yếu tố sau:

+ Có vị trí thuận lợi

Vị trí thuận lợi là điều kiện quan trọng trong kinh doanh. Một vị trí thuận lợi cần đảm bảo giao thông dễ dàng cho cả người mua và người bán. Những mặt bằng có diện tích mặt tiền nhỏ hoặc đường đi hẹp sẽ khiến người mua khó di chuyển và người bán khó nhập hàng. Tuy nhiên, mặt bằng có thể nằm trong hẻm nhưng đường xá giao thông cũng như diện tích sân để xe phải rộng rãi đều được coi là mặt bằng đẹp.

Nhiều người sẽ hiểu rằng mặt bằng tốt, chất lượng là mặt bằng có diện tích lớn, rộng rãi, gần các đường phố đông đúc và ngay ngoài mặt tiền đường lớn. Tuy nhiên, đôi khi những mặt bằng như vậy lại không đem lại hiệu quả kinh doanh tốt bằng những mặt bằng nhỏ trong hẻm. Do vậy, để đánh giá một mặt bằng đẹp, chất lượng thì khách hàng cần dựa theo nhiều yếu tố khác nhau chứ không đơn giản chỉ chọn vị trí thuận lợi.

+ Chất lượng mặt bằng tốt

Chất lượng mặt bằng tốt được đánh giá qua chất lượng cơ sở vật chất tại mặt bằng. Một mặt bằng có đầy đủ hệ thống điện nước, chống cháy, chống trộm,… và sạch sẽ được xem là tốt, chất lượng. Còn những mặt bằng thô không có cơ sở hạ tầng đầy đủ thì không được đánh giá cao. Tuy nhiên, giá thuê của mặt bằng thô thường rẻ hơn mặt bằng đã được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất. Do đó, tùy nhu cầu sử dụng mà bạn hãy cân nhắc lựa chọn loại mặt bằng kinh doanh phù hợp.

+ Có tiềm năng phát triển

Tiềm năng phát triển của mặt bằng là điều cực kỳ quan trọng. Những mặt bằng có vị trí thuận lợi, gần khu dân cư và có ít đối thủ kinh doanh được xem là mặt bằng có tiềm năng phát triển cao còn những mặt bằng nhỏ, có vị trí không thuận lợi thì tiềm năng phát triển sẽ thấp hơn.

Để đánh giá được tiềm năng phát triển của mặt bằng thì bạn nên dành thời gian quan sát số lượng người qua lại, mua bán tại các cửa hàng gần đó. Bên cạnh đó, nếu bạn có quan hệ với cơ quan địa phương thì bạn nên kiểm tra khả năng quy hoạch hay hướng đi của địa phương tại vị trí mặt bằng muốn thuê. Điều này là rất cần thiết nếu bạn có nhu cầu thuê lâu dài.

kinh nghiệm đi thuê mặt bằng 2
Tiềm năng phát triển của mặt bằng ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh

+ Phù hợp với bản thân

Một mặt bằng tốt không có nghĩa là mặt bằng đó phù hợp. Nhưng có một mặt bằng phù hợp thì có thể xem đó là một mặt bằng tốt. Mặt bằng được nhiều người yêu thích có thể xem là mặt bằng tốt, nhưng là tốt với nhiều người chứ chưa hẳn là tốt với mình.

Dĩ nhiên, mặt bằng tốt là mặt bằng có được 3 yếu tố như đã nói trên: vị trí, chất lượng và tiềm năng. Ngoài ra còn phải xem xét với sự phù hợp của bản thân. Sự phù hợp đó bao gồm: phù hợp với mục đích kinh doanh và phù hợp với tài chính của bản thân.

Ví dụ: Một mặt bằng khá rộng lớn ở ngay trung tâm, có đông người qua lại, được đánh giá tiềm năng rất tốt, được nhiều người tìm thuê mặt bằng ưng ý. Nhưng nếu bạn là người chuẩn bị kinh doanh văn phòng phẩm, số vốn khá khiêm tốn thì dĩ nhiên những mặt bằng đó tốt nhưng không phù hợp. Những mặt bằng ở gần trường học hoặc các công ty với mức giá phải chăng mới là mặt bằng phù hợp mà bạn cần tìm kiếm.

+ Thái độ của chủ nhà cho thuê tốt

Đây cũng là yếu tố quan trọng quyết định mặt bằng này có tốt hay không. Thái độ của chủ nhà sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng kinh doanh sau này cũng như ảnh hưởng gián tiếp đến lợi nhuận của cửa hàng. Nếu một mặt bằng đáp ứng đầy đủ các yếu tố trên nhưng chủ nhà không có thiện chí cho thuê hoặc có thái độ khó chịu thì bạn cũng không nên lựa chọn. Ngoài ra, các yếu tố về phong thủy như sự hợp về mệnh, tuổi,… giữa chủ nhà và bạn cũng là điều nên tìm hiểu và cân nhắc trước khi quyết định thuê hay không.

Chủ nhà cũng có nhiều kiểu chủ nhà, bạn nên biết trước điều này. Người đứng ra cho thuê mặt bằng chưa chắc đã là chủ nhân thật sự của căn nhà đó. Đó có thể là của một người kinh doanh nhà đất chuyên đầu tư vào lĩnh vực bất động sản cho thuê. Họ thuê rồi cho thuê lại mặt bằng hoặc họ mua rồi cho thuê lại nhưng theo dạng đầu tư. Đối với chủ nhà dạng này, thường thì bạn sẽ dễ dàng tìm thấy bởi họ đầu tư cho quảng cáo rất tốt. Ngoài ra, họ làm việc cũng chuyên nghiệp hơn. Nhưng đổi lại giá thuê thường sẽ cao hơn.

Những người có mặt bằng cho thuê cũng thường “thủ” sẵn rất nhiều kinh nghiệm cho thuê mặt bằng. Vì vậy, bạn là người đi thuê càng phải biết những kinh nghiệm để thuê mặt bằng sao cho phù hợp, nhanh chóng và được giá tốt. Hãy đọc tiếp phần nội dung sau đây, bạn sẽ biết cách làm thế nào để tìm được một mặt bằng tốt để kinh doanh hiệu quả.

2. Những kinh nghiệm đi thuê mặt bằng cho người mới bắt đầu kinh doanh

Thuê mặt bằng kinh doanh không phải nhanh chóng và dễ dàng nhất là đối với những người mới bắt đầu. Do đó, bạn hãy tham khảo các kinh nghiệm đi thuê mặt bằng dưới đây để lựa chọn được mặt bằng phù hợp nhất.

- Xác định mục tiêu kinh doanh

Tương tự như kinh doanh, để tìm được mặt bằng phù hợp thì bạn cũng cần xác định rõ mục tiêu trước khi đi thuê. Mục tiêu kinh doanh sẽ ảnh hưởng tới yêu cầu mặt bằng bạn cần thuê. Nếu bạn đã xác định cụ thể các mục tiêu thì bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian tìm kiếm vị trí thuận lợi, phù hợp. Ngoài ra, việc xác định mục tiêu cụ thể còn giúp bạn quyết định chi phí cần thiết khi thuê mặt bằng để không ảnh hưởng đến ngân sách kinh doanh, vận hành, quản lý. Điều này cực kỳ quan trọng đối với những người có ít chi phí đầu tư.

- Xác định sản phẩm, dịch vụ, khách hàng hướng tới

Sản phẩm, dịch vụ, khách hàng mà cửa hàng bạn hướng tới sẽ quyết định loại hình, yêu cầu mặt bằng cần thuê. Nếu bạn kinh doanh sản phẩm có chất lượng cao thì không thể thuê mặt bằng tại những vị trí nhỏ hẹp, có dân cư ít hay mức độ sống của dân cư không cao. Còn nếu sản phẩm, dịch vụ của bạn là bình dân thì những khu vực có vị trí bình thường và dân cư trung bình trở lên là thích hợp.

Bạn nên tìm hiểu thêm nhu cầu, sở thích và các sản phẩm đang kinh doanh tốt tại khu vực mong muốn để đánh giá sự phù hợp sản phẩm của mình với khu vực đó. Các vấn đề về đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp cũng cần được tìm hiểu, đánh giá, sàng lọc chi tiết. Nếu một khu vực có điều kiện tốt nhưng nhiều đối thủ cạnh tranh thì bạn cũng không nên quyết định thuê, còn những khu vực có ít đối tượng cạnh tranh nhưng điều kiện kém hơn một chút thì cũng không nên bỏ qua.

- Tìm kiếm mặt bằng phù hợp

Hiện nay nhu cầu cho thuê mặt bằng kinh doanh là rất nhiều nên bạn cần dành thời gian để tìm kiếm, đánh giá và sàng lọc mặt bằng phù hợp. Trên thị trường có rất nhiều kênh môi giới, trang web cung cấp thông tin về bất động sản mà bạn có thể tham khảo. Hoặc nếu muốn bạn cũng có thể tới trực tiếp để khảo sát mặt bằng, khu vực đang nhắm tới.

Các yêu cầu bạn cần quan tâm về mặt bằng như: Diện tích, giá cả cho thuê, dân cư xung quanh, đặc điểm kinh doanh lân cận,… Bạn cần lên danh sách những điểm đáng lưu ý, cần đánh giá về những yếu tố này để tiết kiệm thời gian tìm kiếm. Nếu bạn sử dụng trung tâm môi giới thì hãy đưa các tiêu chí, yêu cần thiết để họ dễ dàng tìm được địa điểm mặt bằng phù hợp. Nếu bạn đăng thông tin lên trang web mua bán, cho thuê bất động sản thì cũng cần điền đầy đủ các thông tin mong muốn.

Để tìm được mặt bằng thích hợp không phải ngày một ngày hai do đó bạn hãy kiên nhẫn tìm kiếm, đánh giá để lựa được mặt bằng ưng ý nhất.

kinh nghiệm đi thuê mặt bằng 3
Mặt bằng phù hợp tốt hơn là một mặt bằng tốt

- Dành thời gian thương lượng

Kinh nghiệm đi thuê cửa hàng của nhiều người cho biết: Không phải khi nào bạn đồng ý ngay với mức giá mà chủ nhà cho thuê cũng là tốt, đôi khi bạn cần dành thời gian để thương lượng. Thương lượng không hẳn là về chi phí mà còn nhiều vấn đề khác như thời gian thuê, thời gian tăng giá, tỷ lệ phần trăm tăng giá,… Để đàm phán có hiệu quả thì bạn cần lưu ý các nguyên tắc sau:

+ Không quyết định vội vàng

Khi thương lượng bất kể vấn đề gì nhất là giá cả thuê bạn không nên quyết định vội vàng. Việc dành thời gian đàm phán có thể đem lại nhiều lợi ích hơn bình thường. Nếu bạn quyết định nhanh chóng có thể khiến chủ nhà cảm giác bị “hớ” do vậy họ sẽ rất nhanh kết thúc thương lượng và tỷ lệ bạn không thuê được mặt bằng là khá cao. Còn nếu bạn từ chối sớm sẽ khiến chủ nhà không cảm nhận được thiện chí cho thuê điều này khiến bạn mất cơ hội được giảm giá hay tăng các lợi ích khác. Do vậy, bạn cần bỏ chút thời gian đàm phán và nhận định thời gian phù hợp để kết thúc.

+ Nguyên tắc “cả hai cùng có lợi”

Đây là nguyên tắc quan trọng trong kinh doanh, việc đảm bảo cả hai cùng có lợi sẽ giúp việc kinh doanh, thuê mặt bằng được lâu dài. Hãy cho chủ nhà thấy nếu bạn thuê mặt bằng này bạn sẽ đem lại cho họ những lợi ích gì. Bạn có thể tự sửa chữa các hạng mục hư hại, thi thoảng nâng cấp sử dụng các sản phẩm mới hoặc cam kết không làm hư hại cấu trúc công trình,… Hoặc bạn có nhu cầu thuê lâu dài, tạo sự an tâm cho chủ nhà. Đôi khi chỉ những lợi ích nhỏ bạn đem lại cũng khiến chủ nhà vui vẻ và cho bạn nhiều lợi ích hơn.

+ Kiểm soát cảm xúc bản thân khi thương lượng

Cảm xúc là kẻ thù của kinh doanh, do vậy bạn phải cố gắng kiểm soát cảm xúc của bản thân, luôn suy nghĩ về lợi ích cũng như mặt lợi, mặt hại của mọi quyết định. Nếu bạn quá ưng ý mặt bằng này thì đừng biểu lộ cảm xúc ra ngoài để tránh việc chủ nhà ép giá hoặc đưa ra những yêu cầu không phù hợp. Kiểm soát tốt cảm xúc sẽ khiến bạn chủ động hơn trong thương lượng kinh doanh. Hoặc nếu bạn không ưng ý thì cũng không cần thể hiện ra mặt, vì biết đâu được chủ nhà sẽ có những sự thay đổi vào phút chót.

- Soạn và ký kết hợp đồng thuê mặt bằng

Cũng như kinh nghiệm đi thuê văn phòng, kinh nghiệm đi thuê phòng trọ thì hợp đồng thuê là yêu cầu cuối cùng khi đi thuê mặt bằng. Bạn phải đảm bảo hợp đồng ghi lại hết tất cả những điều đã thương lượng trước đó. Hãy giành quyền soạn hợp đồng vì điều này giúp bạn đảm bảo được lợi ích của bản thân. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý các điểm sau:

+ Đảm bảo đầy đủ các điều khoản cần có trong hợp đồng

Trong một hợp đồng thuê mặt bằng thì cần đảm bảo các điều khoản cần thiết như sau:

  • Thông tin đầy đủ, chính xác của 02 bên.
  • Giá cả cho thuê.
  • Tiền cọc.
  • Diện tích mặt bằng.
  • Thời gian thuê.
  • Thời gian và tỷ lệ % tăng giá.
  • Phương pháp thanh toán.
  • Ngày bàn giao mặt bằng.
  • Hiện trạng của mặt bằng.

Bên cạnh đó bạn cũng cần xem xét đầy đủ các khoản mục khác liên quan đến chi phí trong hợp đồng. Các chi phí cần quan tâm như: Chi phí công chứng, phí sửa chữa, nâng cấp công trình, giá cả điện, nước, phí sinh hoạt khác nếu có,…. Các chi phí này nên được nêu rõ, chi tiết chứ không nên nói chung chung để tránh sau này có xảy ra tranh chấp hay cãi cọ.

kinh nghiệm đi thuê mặt bằng 4
Thương lượng hết những điều khoản trong hợp đồng là cần thiết trước khi ký kết

+ Công chứng hợp đồng thuê

Không phải hợp đồng thuê mặt bằng nào cũng cần công chứng nhưng kinh nghiệm làm hợp đồng cho thuê nhà là để đảm bảo quyền và lợi ích thì bạn nên thực hiện công chứng sau khi hợp đồng đã ký kết. Trước khi thực hiện công chứng bạn cần tìm hiểu các thông tin liên quan cần thiết như:

Điều kiện công chứng:

Theo Điều 47 Luật công chứng 2014 quy định người yêu cầu công chứng gồm có:

  • Người yêu cầu công chứng là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự.
  • Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng.
  • Trường hợp người yêu cầu công chứng không thông thạo tiếng Việt thì họ phải có người phiên dịch.

Địa chỉ công chứng: Bạn có thể thực hiện tại các văn phòng công chứng được cấp phép hoạt động.

Hồ sơ cần chuẩn bị:

Theo Điều 40 Luật công chứng 2014 quy định về hồ sơ công chứng gồm có:

  • Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
  • Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
  • Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
  • Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

Bạn hãy tìm đọc thêm các yêu cầu cũng như quyền, lợi ích, trách nhiệm đối với bản công chứng với pháp luật. Một văn bản được công chứng mới được pháp luật bảo vệ, do đó để tránh mất quyền lợi bạn nên đi công chứng hợp đồng thuê mặt bằng.

+ Những lưu ý khi ký kết hợp đồng thuê mặt bằng

Khi ký kết hợp đồng thuê mặt bằng bạn nên lưu ý thêm các điểm sau:

  • Thỏa thuận cụ thể thời gian đóng - mở cửa hàng cũng như về mức độ ồn ào cho phép.
  • Quy định về lối đi và nơi để xe của chủ nhà, nhân viên và khách hàng.
  • Các vấn đề khác về chi phí, thủ tục, thời gian khác.
  • Các điều khoản về gia hạn hợp đồng, chấm dứt hợp đồng,…

3. Tổng kết

Tìm được một địa điểm kinh doanh đã không dễ dàng nhưng để đảm bảo ký kết được một hợp đồng thuê có lợi cũng khá khó khăn. Bạn hãy áp dụng các kinh nghiệm đi thuê mặt bằng phía trên để quyết định lựa chọn cho mình một mặt bằng tốt nhất.

Ngoài ra, bạn nên tham khảo một số bài viết về kinh nghiệm cho thuê nhà, kinh nghiệm đầu tư nhà cho thuê… (là những bài viết dành cho người có mặt bằng muốn cho thuê) để biết những người có nhà có thuê họ đang nghĩ gì và sẽ làm gì. Từ đó xác định “đường đi lối bước” của mình một cách phù hợp hơn.

Trên website của Tập đoàn Trần Anh còn có nhiều bài viết khác về chủ đề kinh nghiệm thuê và cho thuê nhà. Nếu chưa tự tin với khả năng đi thuê của mình, hãy ghé mục Kinh nghiệm để tham khảo thêm nhiều chia sẻ hữu ích khác.

Trần Anh Group là tập đoàn bất động sản lớn tại miền Nam, chuyên cung cấp các sản phẩm đất nền, nhà phố, căn hộ, biệt thự … tại các dự án thuộc Long An, Bình Dương. Các thông tin được đăng tải trên website đảm bảo chính xác, đầy đủ và là những lời khuyên hữu ích, khách quan dành cho tất cả mọi người.

Nguồn: Trần Anh Group

Xem thêm: