Doanh nhân Lý Ngọc Minh - Vị chủ tịch kín tiếng của Công ty TNHH Minh Long 1

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Doanh nhân Lý Ngọc Minh - doanh nhân người Việt gốc Hoa sở hữu thương hiệu gốm sứ hàng đầu tại Việt Nam. Gắn bó hơn nửa thập kỷ với nghề gốm. Top 10 doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022.

Để đi đến thành công như ngày nay, ông Lý Ngọc Minh đã trải qua không ít khó khăn, thử thách, chông gai, đỉnh điểm như đóng cửa công ty. Kiên trì làm giàu từ tài nguyên bản địa, sau hơn 40 năm ở vai trò “thuyền trưởng” thương hiệu gốm sứ Minh Long, ông Lý Ngọc Minh đã thực hiện được giấc mơ “cách mạng ngành gốm sứ”.

Để hiểu rõ hơn về cội nguồn cùng hành trình xây dựng sự nghiệp của ông, cùng theo dõi bài viết này.

Tiểu sử doanh nhân Lý Ngọc Minh

Lý Ngọc Minh là một doanh nhân, tỷ phú người Việt gốc Hoa. Ông đang năm giữ chức vụ Chủ tịch HĐTV công ty TNHH Minh Long 1. Là một doanh nghiệp có tiếng tại Bình Dương về gốm sứ.

Ông Lý Ngọc Minh sinh năm 1953, tại Sông Bé nay là Bình Dương. Ông xuất thân trong một gia đình bình thường, thuở nhỏ phải mưu sinh kiếm tiền để phụ đỡ mẹ nuôi các em.

doanh nhân Lý Ngọc Minh-1

Quá trình lập nghiệp đầy gian truân

  • Vào năm 12 tuổi, ông Minh tham gia một buổi triển lãm gốm sứ của một người bạn thân. Cũng từ đó, ông nuôi nấng ước mơ sản xuất một sản phẩm tinh xảo, tốt hơn.
  • Đến năm 18 tuổi, ông cùng bạn là Dương Văn Long bắt đầu khởi nghiệp nghề gốm. Sau 2 năm nghiên cứu miệt mài, ông Minh và ông Long đã tìm ra được màu men mới sáng bóng, tuy nhiên gặp trở ngại về khâu sản xuất khi không có nhà xưởng, máy móc.
  • Năm 1970, ông nhờ vào 3 chỉ vàng mà mẹ ông dành dụm dùng để khởi nghiệp và lấy tên của 2 người với tên là Gốm sứ Minh Long.
  • Thành lập công ty chỉ với 2 người vừa chủ vừa thợ. Ông Minh & ông Long có hiểu biết về men gốm nhưng để làm thành thạo thì họ phải học lại từ đầu từ ghép khuôn tới tiện phôi.
  • Năm 1980, niềm đam mê gốm sứ thôi thúc ông tiếp tục khởi động sản xuất thương mại và chủ động nghiên cứu học hỏi cải tiến ngành gốm khắp nơi trên thế giới.
  • Năm 1990, doanh nghiệp Minh Long - một trong những doanh nghiệp nhận được giấy phép xuất khẩu đầu tiên & 5 năm liên tiếp sản lượng hàng xuất khẩu chiếm tới 98%.
  • Tới năm 1994, ông Lý Ngọc Minh bắt đầu kinh doanh tập trung vào thị trường nội địa. Một thời gian sau, doanh nghiệp Minh Long tách ra thành Minh Long 1 và Minh Long 2. Minh Long 1 đi theo hướng gốm sứ mỹ nghệ do ông Lý Ngọc Minh điều hành. Minh Long 2 do ông Dương Văn Long đảm nhiệm theo hướng sứ công nghiệp.
  • Năm 1994 - 1995, sản phẩm gốm sứ Minh Long đã lọt qua vòng kiểm tra của đối tác lớn khiến họ đồng ý bán công nghệ nung 2 lần cho công ty. Những sản phẩm gốm sứ khác tại Châu Á chỉ nung ở nhiệt độ 1.250 - 1.320 độ C thì riêng với gốm sứ của Minh Long nung ở mức 1.380 độ C.

Hành trình vực dậy sự nghiệp trước bờ vực thẳm

Cũng như những doanh nghiệp khác, công ty Minh Long có lúc lao đao, khó khăn trong quá trình hình thành & phát triển.

Thời điểm 15 năm trước, Công ty Minh Long rơi vào thế bên bờ vực thẳm khi đầu tư quá lớn vào thiết bị máy móc hiện đại, dù sản phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu của khách hàng tuy nhiên cũng gặp khó khăn do giá thành đầu tư thiết bị cao, đồng thời, nhà nước lại điều chỉnh tăng mức lương công nhân lên mức tối thiểu.

Với quyết định sử dụng táo bạo quay lại sử dụng công nghệ nung 1 lần đã giúp cho Minh Long tiết kiệm được một khoản chi phí lớn và đưa công ty quay lại đường đua một cách đầy ngoạn mục.

Từ những khó khăn vấp ngã ban đầu, hiện nay thương hiệu Minh Long phủ sóng trên khắp các tỉnh thành của Việt Nam. Nhiều mẫu mã thiết kế mới, bắt mắt, chất lượng đạt chuẩn,... gốm sứ Minh Long được người tin dùng mua làm quà tặng, trang trí trong gia đình, khách sạn, đặc biệt trong những sự kiện trọng đại còn dùng để làm quà tặng các vị nguyên thủ quốc gia Việt Nam.

doanh nhân Lý Ngọc Minh-2

Với những nỗ lực trong sự nghiệp và cống hiến của mình, ông Lý Ngọc Minh là 1 trong 18 cá nhân xuất sắc nhất cả nước, được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao giải thưởng “Vinh quang Việt Nam - Dấu ấn 30 năm đổi mới”.

>>> Xem thêm: