Chuyển nhượng đất giao khoán được không? [Quy định mới nhất 2024]
Chuyển nhượng đất giao khoán được nhiều người thắc mắc. Thủ tục này có được thực hiện hay không? Cùng làm rõ thông qua những nội dung dưới đây.
Đất giao khoán về cơ bản là loại đất không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Căn cứ vào điều 19, Nghị định 43/2014/NĐ-CP:
- Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai.
- Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
- Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
- ...
Giao khoán đất là hình thức thỏa thuận thực hiện công việc trong các hoạt động quản lý, sử dụng, sản xuất, bảo vệ giữa bên giao khoán và bên nhận khoán có thời hạn theo hợp đồng giao khoán đất. Đất nhận khoán phải được khai thác, quản lý và sử dụng theo đúng hợp đồng, hình thức mà các bên đã thỏa thuận.
Quy định giao khoán đất có 2 hành vi đó là giao đất và khoán đất với chủ thể, đối tượng, loại đất, thời gian. Hoạt động giao hoặc khoán đất này tạo ra những quy chế khác biệt cho các chủ thể tham gia quan hệ.
Căn cứ vào các điều kiện tại khoản 2 Điều 110; khoản 2 và khoản 3 Điều 112; các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 113; khoản 2 Điều 115; điểm b khoản 1, các điểm b, c, d, đ và e khoản 3 Điều 119; điểm b khoản 1, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 120 của Luật Đất đai, chuyển nhượng đất chỉ được thực hiện khi đáp ứng được các điều kiện như sau:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Đối với đất khoán trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng sẽ không thể chuyển nhượng. Tức là đối tượng nhận giao khoán đất: cá nhân, hộ gia đình không có quyền chuyển nhượng.
Trường hợp, là chủ thể giao khoán đất: tổ chức kinh tế, tổ chức quản lý rừng đặc dụng, tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao đất cho các đối tượng có giấy chứng nhận quyền sở hữu và sử dụng đất mới được phép quyền cho thuê, chuyển nhượng, tặng,... đất.
Theo các quy định ở trên, chuyển nhượng đất giao khoán từ đối tượng được giao đất không thể thực hiện. Còn chủ thể sở hữu có sổ đỏ (giấy chứng nhận QSDĐ) có thể chuyển nhượng. Thủ tục chuyển nhượng đất sẽ được thực hiện giống với chuyển nhượng đất nông nghiệp, chuyển nhượng đất trồng cây lâu nắm hay chuyển nhượng đất rừng sản xuất,...
Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng sẽ nộp thuế thu nhập cá nhân từ bất động sản, thuế phí trước bạ và các loại phí, lệ phí theo đúng quy định của Luật Đất đai và quy định riêng của từng địa phương.
>>>> Xem thêm: