Nội dung chính

Chấp thuận đầu tư dự án Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (Mới nhất)

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Thủ tướng Chính phủ đã có buổi làm việc với các lãnh đạo, Bộ ngành liên quan về việc chấp thuận phương án đầu tư dự án Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương.

Dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương là một trong số các dự án hạ tầng trọng điểm được quan tâm và chú trọng triển khai ở giai đoạn hiện nay.

Thủ tướng làm việc về dự án Dầu Giây - Liên Khương

Trải qua một thời gian dài lên phương án thực hiện và chuẩn bị nguồn vốn, vào ngày 22/01/2021 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng, các Bộ ngành liên quan đã có buổi làm việc về dự án đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương.

Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương có tổng mức vốn đầu tư dự kiến 65.000 tỷ đồng, quy mô 4 đến 6 làn xe, tốc độ quy định 80km đến 120km/h. Với tuyến đường này, rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển từ Tp. Hồ Chí Minh lên Bảo Lộc (khoảng 2 giờ di chuyển); từ Đà Lạt xuống Bảo Lộc cũng chỉ còn mất khoảng 1 giờ đồng hồ.

Dự án này đóng vai trò như một cầu nối giao thông vùng, tháo nút thắt lớn nhất của Quốc lộ 20, hỗ trợ các điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch địa phương, chuỗi liên kết Nha Trang - Đà Lạt - Tp. Hồ Chí Minh, phát triển kinh tế liên vùng giữa tỉnh Lâm Đồng, các tỉnh Tây Nguyên với khu vực miền Đông Nam Bộ. Ngoài ra, công trình còn có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng, đảm bảo an toàn giao thông, giải quyết trình trạng ùn tắc giao thông trong khu vực.

Cụ thể, tại buổi làm việc ngày 22/01, đại diện tỉnh Lâm Đồng và các đơn vị liên quan đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và đoàn công tác về phương án tổng thể dự án. Theo đó, tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương khi được xây dựng có chiều dài 200,3km (trong tổng số 220km của tuyến Đà Lạt - Dầu Giây).

  • Điểm đầu của tuyến nối với đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và nối với đường cao tốc Liên Khương – Prenn (Tp. Đà Lạt) tạo thành điểm cuối
  • Toàn bộ Dự án được chia làm 3 giai đoạn với chiều dài tuyến cụ thể như sau:
    • Giai đoạn 1: Dầu Giây - Tân Phú đi qua địa bàn huyện Xuân Lộc, Định Quán, Thống Nhất, và Tân Phú (tỉnh Đồng Nai), có chiều dài 60km.
    • Giai đoạn 2: tiếp nối từ huyện Tân Phú - Tp. Bảo Lộc, đi qua 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng, dài 66km. Giai đoạn 2021 - 2024, từ 51km - 67km, quy mô 4 làn xe sẽ được đầu tư với tổng nguồn vốn khoảng 18.200 tỷ đồng. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng đối ứng 23%, vốn ngân sách Nhà nước 47%, nguồn vốn Chính phủ 24% và vốn BOT 53%.
    • Giai đoạn 3: bắt đầu từ Tp. Bảo Lộc đến huyện Đức Trọng, nối vào đường cao tốc Liên Khương - Prenn, có chiều dài 73km.

Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương

Theo đó, cũng tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chấp thuận phương án đầu tư dự án về mặt nguyên tắc và chuyển cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành tổ chức thực hiện dự án. Cụ thể:

  • Thủ tướng giao cho UBND tỉnh Lâm Đồng là đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện dự án theo phương thức PPP, có sự tham gia hỗ trợ của Nhà nước trong giai đoạn 2021 - 2025.
  • Về vấn đề huy động các nguồn vốn đầu tư khác, Thủ tướng đồng ý để tỉnh Lâm Đồng huy động dưới nhiều hình thức như: phát triển quỹ đất, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tín dụng, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để huy động nguồn vốn hiệu quả nhất.

Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương là một trong 7 tuyến đường tại khu vực phía Nam thuộc hệ thống các đường cao tốc quốc gia, mang nhiều ý nghĩa và giá trị quan trọng đối với phát triển giao thông, kinh tế, văn hóa - xã hội. Sự hoàn thiện của tuyến đường sẽ là bước tiến đầy khởi sắc cho nhiều lĩnh vực, trong đó có thị trường bất động sản.

Nguồn: Trần Anh Group

Xem thêm: