Thị trấn Bến Lức, tỉnh Long An có thực sự là vùng đất màu mỡ để đầu tư?
Vài năm trở lại đây, khi mà Qũy đất của TPHCM ngày càng khan hiếm, thì nhiều nhà đầu tư chuyển ra vùng ven ngoại thành để đầu tư bất động sản, trong đó có thị trấn Bến Lức, Long An là điểm ngắm của nhiều nhà đầu tư. Ưu điểm của đất vùng ven là giá trị nhỏ, tiềm năng sinh lợi lớn do nhu cầu giãn dân và phát triển khu công nghiệp. Tuy nhiên, đầu tư bất động sản vùng ven cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro mà nhà đầu tư cần phải cân nhắc và kiểm tra kỹ càng.
Vậy Thị trấn Bến Lức, tỉnh Long An có thực sự là vùng đất màu mỡ để đầu tư?
Dưới đây là một vài thông tin cung cấp giúp nhà đầu tư định hình rõ hơn về bất động sản Bến Lức.
Tổng quan về Thị trấn Bến Lức - tỉnh Long An
Huyện Bến Lức nằm phía Đông Bắc của tỉnh Long An, là một địa bàn chiến lược về kinh tế của tỉnh và thành phố Hồ Chí Minh, là cửa ngõ phía Bắc của miền Tây Nam Bộ. Huyện Bến Lức có diện tích 288,744 km2, dân số 190.000 người, mật độ dân số 658 người/km2 (năm 2018).
- Phía Bắc giáp huyện Đức Hoà, huyện Đức Huệ.
- Phía Đông giáp huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phía Nam giáp huyện Cần Giuộc, huyện Cần Đước, huyện Tân Trụ.
- Phía Tây giáp huyện Thủ Thừa.
Quốc lộ 1A là trục giao thông chính của Quốc gia nối liền địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với đồng bằng sông Cửu Long đi qua huyện Bến Lức, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá, tiếp cận nhanh chóng những thông tin mới nhất trong nước, hoà nhập với kinh tế thị trường, phát triển nhiều loại hình dịch vụ, hình thành các điểm trung chuyển hàng hoá giữa miền Tây lên Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại.
Huyện Bến Lức có 1 thị trấn Bến Lức và 14 xã:
- Diện tích: 8,703 km².
- Dân số: 25.825 người.
Cổng chào Thị trấn Bến Lức
Định hướng phát triển của Thị trấn Bến Lức giai đoạn 2020 - 2030
Huyện Bến Lức được chia ra thành 2 vùng:
- Vùng phía Nam của huyện với hệ thống giao thông thủy, bộ thuận tiện, có tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ; dân cư tập trung đông đúc, có nhiều khu đô thị và khu - cụm công nghiệp nên có thể xem đây là địa bàn "động lực" phát triển của huyện.
- Vùng phía Bắc chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng chủ lực là mía, chanh, thơm… và gần đây, với sự phát triển chung của tỉnh, nhiều khu - cụm công nghiệp mới được hình thành theo trục tỉnh lộ 830 đã mở ra cơ hội mới cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến hợp tác, đầu tư.
Trên cơ sở phân vùng và định hướng sắp tới, Bến Lức sẽ tiếp tục phát triển toàn diện trên các lĩnh vực công nghiệp, thương mại - dịch vụ và nông nghiệp. Trong đó, tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ sẽ ngày Hiện nay, Bến Lức đã thu hút tiếp nhận được hơn 16 dự án khu, cụm công nghiệp, đã tiến hành bồi thường và san lấp mặt bằng 1.022 ha; trong đó có 6/9 khu công nghiệp đã triển khai và đi vào động với hơn 833 ha. Toàn huyện hiện có 25 dự án Khu dân cư đô thị với diện tích 1.245 ha, trong đó đã triển khai được 11 dự án với diện tích 496,7 ha.
Thị trấn Bến Lức được công nhận là Đô thị loại IV. Mục tiêu trước năm 2020 đạt loại Đô thị loại III. Mục tiêu trước năm 2030 đạt Đô thị loại II.
Giao thông và các công trình giao thông trên địa bàn Thị trấn Bến Lức năm 2019
Bến Lức phát triển Khu công nghiệp Bến Lức là cửa ngõ phía Tây của Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ và ngược lại, có hệ thống giao thông thuận tiện:
- Quốc lộ 1A nối thị trấn Bến Lức với Thành phố Tân An đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và với Thành phố Hồ Chí Minh, từ đây nối với các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
- Tuyến đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương, tuyến đường Quốc lộ N2 đi qua địa bàn huyện góp phần tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện.
- Các tuyến tỉnh lộ 830, 832, 835 nối với Quốc lộ 1A và các tuyến Hương lộ tạo thành mạng lưới giao thông đường bộ khá hoàn chỉnh và rất thuận tiện trong việc giao lưu với Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác trong và ngoài tỉnh.
- Ngoài các tuyến đường bộ, với hệ thống sông ngòi chằng chịt, hệ thống giao thông thủy cũng rất phát triển. Sông Vàm Cỏ Đông đổ ra Biển Đông, có cảng quốc tế BourBon Bến Lức được đưa vào khai thác từ năm 2005 với ngành nghề chính là chế biến, đóng gói và kinh doanh khai thác cảng, dịch vụ cảng (Cảng vụ), bốc xếp hàng hóa xuất nhập khẩu và dịch vụ kho bãi, nhà xưởng tại cảng.
Đây là một lợi thế mà ít địa phương nào có được.
Ngoài ra, Bến Lức còn được hưởng các lợi ích giao thương từ các quy hoạch hạ tầng liên kết vùng: Đường Vành đai 3, Vành đai 4, Cao tốc Bến Lức - Long Thành, Tuyến Metro 3A, Bến xe Miền Tây mới,...
Cao tốc Bến Lức - Long Thành hút vốn đầu tư
Các dự án nhà ở, trung tâm thương mại
Thị trấn Bến Lức thu hút đầu tư các dự án bất động sản và xây dựng các khu thương mại:
- Chuỗi dự án nhà ở liền kề và biệt thự ven sông của Trần Anh Group: Dự án Trần Anh Riverside, Dự án Long Phú Villa, Dự án Solar City
- Khu dự án Hưng Gia Garden, Thắng Lợi Central Hill
- Dự án khu đô thị WaterPoint Nam Long rộng 365ha
- Dự án khu vui chơi Happy Land
- Chuỗi siêu thị Coopmart, Siêu thị Điện máy, Điện máy Xanh, Thế giới di động
Dự án Solar City Trần Anh Group thu hút hàng trăm lượt khách tham quan hàng tuần
Điểm thu hút đầu tư Bất động sản tại vùng đất màu mỡ thị trấn Bến Lức - tỉnh Long An
- Nằm vị trí trung chuyển giao thương giữa 13 Tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và Đại đô thị Lớn nhất cả nước - TPHCM.
- Tập trung nhiều khu công nghiệp là nguồn lực phát triển kinh tế.
- Khí hậu mát mẻ, sông ngòi bao quanh, thuận lợi phát triển giao thương đường sông.
- Di chuyển về TPHCM chỉ mất 20 phút.
- Bất động sản giá rẻ, trong giai đoạn đang phát triển có nhiều tiềm năng tăng giá cao trong tương lai.