Nội dung chính

Bến Lức - điểm hút vốn lớn của nhà đầu tư 2018

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

► Bến Lức đón nhận nhiều dự án hạ tầng lớn

Vành đai 4: Là đường cao tốc đô thị, với vận tốc thiết kế 80 -100km/giờ, quy mô mặt cắt ngang 6 – 8 làn xe. Đi qua địa giới hành chính của 5 tỉnh/thành phố: Bà Rịa – Vũng Tàu- Đồng Nai- Bình Dương- TP.HCM-Long An (huyện Đức Hoà, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc). Với tổng chiều dài: 197,6km và mức đầu tư dự kiến 98.537 tỉ đồng và thời gian thực hiện từ 2011 – 2020.

Tỉnh lộ 830: Khởi công xây dựng vào 11/2013, đi qua mặt tiền Dự án KDC An Thạnh 36 héc-ta và đô thị Waterpoint 355 héc-ta. Đây là một phần của tuyến đường vành đai 4, chạy dọc mặt tiền và là điểm giao đầu tiên của cao tốc Sài Gòn – Trung Lương, nối TP. HCM với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện dự án đã đưa vào hoạt động một số tiện ích như chợ, trường học, khu y tế, công viên….

Cao tốc Bến lức – Long Thành: Chiều dài 57,1 km ngang qua tỉnh Long An, TP.HCM và tỉnh Đồng Nai. Tổng mức vốn đầu tư giai đoạn 1 là 31.320 tỷ đồng được thiết kế loại A với 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100 km/h. Toàn bộ công trình dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2018

Cao tốc Trung Lương- TPHCM: là một phần của tuyến đường cao tốc TPHCM-Cần Thơ (gồm 3 đoạn TPHCM – Trung Lương, Trung Lương – Mỹ Thuận và Mỹ Thuận – Cần Thơ). Chiều dài: 39,8km, tổng mức vốn: 10.000 tỷ đồng, đáp ứng cho khoảng 50.000 lượt ô tô qua lại mỗi ngày. Được đưa vào sử dụng tạm thời 02/2010, là tuyến đường cao tốc hoàn chỉnh đầu tiên tại VN.

Ga Metro đặt tại Bến Lức: là một trong những điểm dừng chân của dự án nhà ga Metro lớn nhất TPHCM. Dự gồm nhiều giai đoạn thực hiện, được khởi công vào 8/2014 . Theo kế hoạch, tuyến metro đầu tiên sẽ hoàn thành và đưa vào chạy thử năm 2019, trước khi khai thác thương mại chính thức từ năm 2020.

Ngoài các tuyến đường bộ, với hệ thống sông ngòi chằng chịt, hệ thống giao thông thủy cũng rất phát triển. Sông Vàm Cỏ Đông đổ ra Biển Đông, có cảng quốc tế BourBon Bến Lức được đưa vào khai thác từ năm 2005 với ngành nghề chính là chế biến, đóng gói và kinh doanh khai thác cảng, dịch vụ cảng, bốc xếp hàng hóa xuất nhập khẩu và dịch vụ kho bãi, nhà xưởng tại cảng. Bên cạnh đó Cảng Quốc tế Long An đang được hợp tác đầu tư. Đây là một lợi thế mà ít địa phương nào có được.

► Thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài

♦ Long An hiện là tỉnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhờ vị trí cận kề với trung tâm kinh tế TPHCM, thuận lợi cho việc đi lại và việc vận chuyển hàng hóa), những huyện giáp ranh như Bến Lức, Đức Hòa của Long An đã có rất nhiều KCN, khu thương mại thu hút đầu tư rất hiệu quả. Các KCN này chỉ cách các trung tâm đô thị TP.HCM 30 phút đường bộ.

♦ Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 461 dự án FDI được cấp phép, giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 2,976 tỷ USD. Trong đó, đã có 264 dự án đi vào hoạt động (chiếm 57,3% tổng vốn đăng ký) với số vốn thực hiện là 1,650 tỷ USD (chiếm 55,4% tổng số vốn đăng ký). Long An đang là tỉnh dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long về thu hút vốn FDI.

♦ Các dự án FDI ở Long An đa dạng về ngành, quy mô và trình độ công nghệ. Về cơ cấu đầu tư theo ngành, thì lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 84,4% về số dự án và 87,2% tổng vốn đầu tư đăng ký; nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 9,4% về số dự án và 8,7% về số vốn đầu tư đăng ký, còn lại thuộc lĩnh vực dịch vụ.

♦ Các dự án FDI đã có vai trò trụ cột trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Long An. Nguồn vốn này đã “chuyển hóa” các huyện khó khăn như Bến Lức trở thành vùng trọng điểm sản xuất công nghiệp với tốc độ tăng trưởng GDP đạt gấp 1,3- 1,5 lần so với mức tăng trưởng chung của tỉnh.