Cơ hội của thị trường Bất động sản Việt Nam
GDP Việt Nam liên tục tăng trưởng với tốc độ cao. Đặc biệt, tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng đầu thế giới Fitch Ratings cũng vừa nâng hạng tín nhiệm cho Việt Nam lên mức BB với triển vọng “ổn định” trên cơ sở Việt Nam có sự cải thiện rõ rệt về chính sách kinh tế, tình hình nợ và tiến trình cải cách.
Tốc độ đô thị hóa theo đó cũng diễn ra nhanh hơn (khoảng 3,4%/năm) cùng với mặt bằng dân số trẻ, đang tạo những áp lực không nhỏ lên thị trường bất động sản, khi nhu cầu nhà ở đô thị và nhu cầu gia tăng diện tích nhà ở trên đầu người ngày một tăng cao.
Trong nửa đầu 2018, số doanh nghiệp thành lập mới tăng nhanh, cùng với số lượng dự án xếp hàng thi công và chờ cấp phép nhiều – đây cũng là tín hiệu tốt đối với thị trường bất động sản.
Theo Dân trí, "Ông Jimmy Chan, CEO một công ty bất động sản lớn tại Việt Nam cho biết, công ty ông là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài với nguồn vốn chủ yếu đến từ Hồng Kông và Trung Quốc. Doanh nghiệp của ông Jimmy đã mua nhiều lô “đất vàng” ở trung tâm TPHCM cũng như các quận lân cận để thực hiện dự án"
Theo Dân trí, "Bà Diane Yu, lãnh đạo cấp cao của một tập đoàn chuyên về dịch vụ bất động sản chia sẻ, doanh nghiệp của bà có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) và thị trường kinh doanh của tập đoàn này phân bố rộng rãi ở nhiều nơi, từ Hoa Kỳ cho đến Hồng Kông, Malaysia. Hiện nay, tập đoàn của bà Diane cũng đã chính thức đặt văn phòng ở TPHCM để thực hiện các dịch vụ bất động sản tại Việt Nam"
"Bà Diane cũng cho rằng, sở dĩ các nhà đầu tư Trung Quốc, Hồng Kông và nhiều nước châu Á khác đang “dòm ngó” thị trường bất động sản Việt Nam là vì người dân Việt Nam đang có nguồn thu nhập tăng cao. Việc phát triển mạnh mẽ về giao thông như tàu điện, đường cao tốc, hầm chui, cầu vượt… cũng là lý do khiến các doanh nghiệp muốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản"
Theo các số liệu thống kê được các tổ chức quốc tế công bố, từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2018, thị trường bất động sản Việt Nam thu hút gần nửa tỷ USD chiếm 12,8% tổng vốn FDI của cả nước trong giai đoạn này. Năm 2018, Chính phủ đã có những công cụ đồng bộ để quản lý và giám sát và đang có những thay đổi về chính sách giúp thị trường bất động sản Việt Nam ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Điều này được thể hiện thông qua việc dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước vào bất động sản đang ngày càng tăng.
"Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) thì các doanh nghiệp bất động sản đến từ Trung Quốc, Hồng Kông đang đầu tư mạnh vào TPHCM. HoREA luôn hoan nghênh các nhà đầu tư đến thành phố'
Cũng theo ông Châu, trong những năm gần đây, nhiều “ông lớn” trong ngành bất động sản của Trung Quốc đã đến đầu tư tại Việt Nam với những dự án tầm cỡ và quy mô “khủng”. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp khác cũng đang là những nhà cung cấp vật tư, thiết bị lớn cho các khu đô thị hiện đại ở TPHCM.
“Đa phần các doanh nghiệp từ Trung Quốc và Hồng Kông đến với chúng ta đều là những công ty đang đầu tư ở nhiều quốc gia khác trong khu vực. Chính vì vậy, sản phẩm thường phải đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt nên khách hàng tại Việt Nam không cần phải quá lo lắng”, đại diện HoREA chia sẻ.
Đối với phân khúc chung cư, từ sau vụ cháy chung cư Carina trong Tháng 3 đã ảnh hưởng lên toàn bộ thị trường khiến thanh khoản sụt giảm tại cả hai thị trường lớn là Hà Nội và TPHCM. Bên cạnh đó, do nguồn cung hiện tại trên thị trường đang khá lớn nên cũng ảnh hưởng đến thanh khoản của từng dự án.
Còn ở phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, nếu như năm 2017 thị trường bất động sản nghỉ dưỡng khá sôi động với sản phẩm chính là căn hộ khách sạn condotel thì bước sang năm 2018 phân khúc này khá trầm lắng do tính pháp lý của căn hộ condotel vẫn còn khá mù mờ. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng đã bắt đầu cảm nhận được rủi ro trong câu chuyện cam kết lợi nhuận của các chủ đầu tư.
Nhu cầu nhà ở giá rẻ và nhà ở xã hội là rất cao, kể cả những lúc thị trường đóng băng nhất thì nhu cầu này vẫn có.
Quan sát trên thị trường cho thấy, ở thời điểm hiện tại trong các phân khúc, đất nền vẫn là phân khúc sôi động nhất đặc biệt là đất nền các quận trung tâm TPHCM và khu vực vùng ven. Theo đánh giá của các chuyên gia, sự khan hiếm đất trong nội thành TP.HCM đã đẩy giá đất nền của các tỉnh thành xung quanh tăng giá trong 2 quý vừa qua.
>> Xem thêm: